logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đức tranh cãi việc từ bỏ năng lượng hạt nhân (04/01/2023)

Ngay đầu năm mới, vấn đề năng lượng hạt nhân lại làm nóng chính trường Đức. Giới chức nước này vừa kêu gọi xem xét tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân trên cả nước để quyết định có nên kéo dài hoạt động hay không. Tuyên bố này một lần nữa làm dấy lên tranh cãi trong nội bộ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng vẫn đang là chủ đề nóng không chỉ tại Đức mà toàn châu Âu. Góc nhìn của Quang Dũng - PV Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

Để người lao động, công nhân có tết (03/01/2023)

Tết Nguyên đán đã cận kề. Một trong những hoạt động ý nghĩa mỗi dịp tết đến xuân về là công tác chăm lo hỗ trợ cho người lao động, công nhân có hoàn cảnh khó khăn đón một cái tết ấm áp nhất có thể. Năm nay dù kinh tế tăng trưởng khá, nhưng những tháng cuối năm này, do nhu cầu thị trường thế giới giảm sút mạnh ở nhiều mặt hàng khiến nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất, kéo theo một lượng lớn lao động bị đình, giãn, hoãn, giảm việc làm ngay đợt cận tết. Vì thế dự báo số công nhân, người lao động khó khăn dịp tết này ở mức cao. Các địa phương và công đoàn các cấp đang triển khai hỗ trợ, chia sẻ với người lao động ra sao để mọi người mọi nhà đều có một cái tết ấm áp?

Giám sát chặt xe quá khổ chở hàng trong thùng tự chế “giả container” nhìn từ của khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình.

Thưa quý vị và các bạn! Phương tiện chở quá khổ quá tải và xe quá khổ chở hàng trong thùng tự chế “giả container” qua lại giữa các cửa khẩu đã và đang gây mất An toàn giao thông trên các tuyến đường ra cửa khẩu và nhiều hệ lụy. Mặc dù Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đã có văn bản chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn. Mới đây nhất, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam lại có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát chặt xe quá khổ chở hàng trong thùng tự chế giả container, nhất là thời điểm này, khi tết nguyên đán đang cận kề, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh. 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Thanh Hiếu, thường trú khu vực miền Trung về các giải pháp của các lực lượng chức năng tại địa phương trong việc xử lý xe cơi nới giả Container tại khu vực cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình kết nối với cửa khẩu Naphao, thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào.

Chính phủ Mỹ cấm Tiktok vì lý do an ninh: Phần nổi của tảng băng? (30/12/2022)

Hai năm sau khi TikTok tránh được lệnh cấm ở Mỹ, ứng dụng video dạng ngắn phổ biến hiện đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng ở cấp tiểu bang và nay là các cơ quan chính phủ Mỹ. Đằng sau quyết định cứng rắn này là gì? Liệu Tiktok có bị cấm hoàn toàn tại Mỹ không?

Thay đổi lớn trong chính sách chống Covid-19 của Trung Quốc (Ngày 28/12/2022)

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vừa công bố chính sách ứng phó Covid-19 mới, theo đó nước này sẽ ứng phó với dịch Covid-19 bằng các biện pháp đối với các bệnh truyền nhiễm loại B thay vì các bệnh truyền nhiễm loại A. Việc ứng phó với Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm loại A xuống loại B sau một thời gian nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh là một bước đi cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sống chung với dịch bệnh, ở thời điểm Tết Nguyên đán đang đến rất gần.

Nhìn lại 1 năm cuộc sống phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban: Tương lai bất định! (26/12/2022)

Trong tuyên bố mới nhất, lực lượng Taliban đang cầm quyền ở Afghanistan đã ra lệnh cho tất cả các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế không cho nhân viên nữ làm việc. Đây là động thái mới nhất của Taliban tiếp nối hàng loạt các hạn chế hà khắc mà nhóm này áp đặt với phụ nữ và trẻ em gái tại nước này kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 8 năm ngoái. Trước đó chỉ cách vài ngày, việc Taliban đã cấm hoàn toàn nữ giới Afghanistan được tiếp cận giáo dục đã khiến dư luận khu vực và cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Nhìn lại 1 năm dưới thời Taliban, tương lai phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan ngày càng trở nên bất định!

Kết quả tích cực sau khi Nhật Bản mở cửa đón du khách quốc tế (Ngày 23/12/2022)

Nhật Bản vừa công bố số liệu cho thấy du khách quốc tế đến Nhật Bản trong tháng 11 vừa qua đạt gần 1 triệu lượt, tăng gấp đôi so với tháng 10 trước đó. Như vậy, lượng du khách quốc tế trở lại Nhật Bản đã tăng rất nhanh chỉ sau hơn 1 tháng Nhật Bản dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19. Sự trở lại của du khách quốc tế cùng các khoản chi tiêu, mua sắm tăng đột biến, nhất là với các mặt hàng xa xỉ vốn là thế mạnh của Nhật Bản đang đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch của quốc gia này.

Ô nhiễm không khí tại châu Á: Đến hẹn lại lên khi mùa đông đến (21/12/2022)

Hằng năm khi mùa Đông đến, tình trạng ô nhiễm khói bụi lại gia tăng tại nhiều nước khu vực châu Á, đặc biệt như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… Chất lượng không khí tại thủ đô các nước dịp này lại đứng trước cảnh báo đỏ về chỉ số bụi min PM2.5 tăng vọt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân tình trạng ô nhiễm đều đã được chỉ ra, chỉ có điều, liệu các nước có chuẩn bị những giải pháp nào hiệu quả hơn để cải thiện tình trạng này trong mùa đông năm nay? Góc nhìn của các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, Thái Lan.

Khánh Hòa thu hồi đất mặt biển đã giao cho doanh nghiệp sai qui định để phục vụ công cộng

Từng là địa phương có nhiều dự án vi phạm lấn biển tai tiếng như: dự án công viên giải trí Nha Trang Sao, dự án Công viên Phù Đổng, dự án khu nghỉ dưỡng Ana Mandara... che chắn bãi biển dài cả cây số, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, khẩn trương thu hồi các khu đất chiếm mặt tiền biển, để xây dựng các công trình công cộng, phục vụ người dân. Trao đổi với phóng viên Thái Bình thường trú khu vực miền Trung về vấn đề này.

Thành công bước đầu sau hơn 1 năm thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số" tại Kon Tum

“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” là chủ đề cuộc vận động được Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Kon Tum phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phát động từ ngày 22/4 năm ngoái. Sau hơn một năm triển khai, cuộc vận động đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trao đổi với phóng viên Khoa Điềm thường trú khu vực Tây Nguyên về chương trình ý nghĩa này.

Huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) tiến đến nông thôn mới nâng cao

Cần Thơ là địa phương đầu tiên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thứ 3 trong cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, sớm hơn một năm so với kế hoạch. Sau hơn 3 năm về đích xây dựng nông thôn mới, Cần Thơ đã chuyển dần từ nâng cao số lượng các tiêu chí sang tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí, phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao. Và huyện Cờ Đỏ của Cần Thơ đang nổi lên như điểm sáng, để nhiều địa phương có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc chinh phục mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao, thay đổi toàn diện bộ mặt xóm làng và cải thiện cuộc sống người dân một cách rõ rệt. Trao đổi với phóng viên Phạm Hải, thường trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về nội dung này.

Tổng thống Pháp trì hoãn kế hoạch cải cách hưu trí và những tác động! (14/12/2022)

Sau rất nhiều tranh cãi trái chiều và làn sóng phản đối mạnh mẽ của các nghiệp đoàn, mới nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, chính phủ nước này sẽ hoãn việc trình bày các kế hoạch cải cách hưu trí - vốn sẽ đến hạn vào ngày 15/12. Dự kiến, kế hoạch sẽ được công bố cụ thể vào tháng 1 năm tới, sau khi tiến hành thêm các cuộc tham vấn và thương lượng nhằm tìm ra giải pháp khả thi cho kế hoạch tham vọng cải cách một hệ thống tốn kém và phức tạp của Pháp. Đây vốn cũng là một cam kết bầu cử quan trọng của ông Macron khi lên nắm quyền năm 2017. Tuy nhiên, dường như mục tiêu này của Tổng thống Macron vẫn đang vấp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Góc nhìn của PV Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp.

Indonesia đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảm ùn tắc giao thông (Ngày 12/12/2022)

Văn phòng Giao thông Vận tải Jakarta của Indonesia vừa thông báo sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát lưu lượng và giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Đây là một trong những giải pháp mà thành phố này triển khai nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Tổng thống Joko Widodo đã giao cho thành phố về xử lý bài toán ùn tắc giao thông đang ngày một nghiêm trọng, nhất là khi báo cáo mới đây cho thấy tình trạng tắc nghẽn ở Jakarta trong năm nay đã tăng tới 48% so với con số 34% năm ngoái. Vậy ứng dụng công nghệ mới có vai trò như thế nào trong giải pháp tổng thể về giảm ùn tắc giao thông của Thủ đô Jakarta?

Ngân hàng nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng – tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Sau rất nhiều sức ép phải hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và người dân cuối năm gây áp lực lên chính các nhà băng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nâng chỉ tiêu tín dụng (nới room). Nghĩa là điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 1,5-2% cho toàn hệ thống, tương đương có 157 nghìn tỷ đồng được đưa vào lưu thông. Dòng vốn này được cho là sẽ góp phần giải tỏa một phần nhu cầu vốn cuối năm của doanh nghiệp và người dân; Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cuối năm và đầu năm tới. Tuy nhiên, nới room không phải là chìa khóa vạn năng để có thể làm nên điều thần kì giải cứu thị trường bất động sản, chứng khoán, hay nhiều doanh nghiệp vay vốn. Đây chỉ là liều thuốc kịp thời, để các thị trường tự điều chỉnh, vượt khó khăn. Để tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngoài những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, bản thân doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động của mình, chứng minh năng lực, tạo niềm tin để các ngân hàng yên tâm cho vay.

Thái Lan siết chặt quản lý việc người nước ngoài sở hữu đất đai (Ngày 7/12/2022)

Cơ quan quản lý đất đai của Thái Lan vừa thông báo đang tiến hành điều tra các trường hợp người nước ngoài cấu kết với người bản địa Thái Lan làm bình phong để sở hữu dự án dân cư tại nước này. Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi Thái Lan tạm dừng đề xuất cho phép người nước ngoài được sở hữu đất tại Thái Lan. Những bước đi liên tiếp này cho thấy Thái Lan đang hết sức thận trọng đối với việc sở hữu đất đai của người nước ngoài – một lĩnh vực được đánh giá là rất nhạy cảm.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: