logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trung Quốc tăng tốc hiện thực hóa chiến lược cường quốc nhân tài (01/09/2023)

Bộ Giáo dục Trung Quốc cùng 9 cơ quan chính phủ khác của nước này vừa công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu để tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của những cán bộ này. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, khắc phục điểm yếu của giáo dục Trung Quốc là mất cân bằng giữa các vùng miền, từng bước hiện thực hóa tham vọng “cường quốc nhân tài” mà các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra trong kỷ nguyên mới. Góc nhìn của PV Tuấn Đạt - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.

Các địa phương khắc phục thiếu giáo viên trước thềm năm học mới (31/08/2023)

Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới là nỗi lo chung của nhiều địa phương trong những năm gần đây. Trong khi chờ thi tuyển viên chức, chờ thêm phân bổ chỉ tiêu, các địa phương đang xoay sở mọi cách có thể trong khuôn khổ pháp luật cho phép để bù đắp việc thiếu giáo viên . Trong đó đáng chú ý tp Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cho phép các trường công lập tự chủ một phần tài chính để chủ động tuyển dụng hợp đồng giáo viên; nhiều địa phương khác thì cân đối đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện có; tiếp tục tăng cường, biệt phái.v.v. Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay chúng tôi bàn nội dung này nhìn từ thực tế hai địa phương Quảng Ninh và Bình Dương:

Giải pháp của Nhật Bản trước lo ngại về vụ xả nước thải hạt nhân qua xử lý ra biển? (30/8/2023)

Động thái của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, xả hơn 1 triệu tấn nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima bị phá hủy ra biển đã vấp phải sự phản đối từ Triều Tiên, các đảng đối lập ở Hàn Quốc và đặc biệt là gây ra phản ứng dữ dội từ nước láng giềng Trung Quốc. Ngay sau khi Nhật Bản bắt đầu bơm nước ra biển, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ động thái này, trong đó có việc ban hành lệnh cấm tất cả hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Tác động từ vụ việc này đối với xuất khẩu hải sản của Nhật Bản ra sao và Nhật bản có những giải pháp nào trong việc trấn an dư luận?

Chương trình không gian của Ấn Độ sau bước tiến lịch sử (Ngày 28/8/2023)

Chương trình thám hiểm không gian của Ấn Độ vừa ghi dấu mốc lịch sử vào tối ngày 23/8 vừa qua khi tàu đổ bộ Chadrayaan – 3 hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng – khu vực chưa từng được khám phá và sẽ cung cấp thêm nhiều hiểu biếu về bầu khí quyển của Mặt Trăng. “Kỷ nguyên vàng của chương trình không gian Ấn Độ mới chỉ bắt đầu” – đây là khẳng định của Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ sau thành công của Chadrayaan 3. Vậy mục tiêu tiếp theo của Ấn Độ sẽ là gì trong hành trình khẳng định vị trí của một cường quốc vũ trụ thế giới?

Lào quyết tâm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường (Ngày 23/8/2023)

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, kể từ đầu năm đến nay, nước này bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn (PM 2.5) từ các vụ cháy rừng gây ra. Cùng với đó, khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông và vấn nạn đốt rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người dân Lào. Trong một cuộc họp mới đây, Thủ tướng Lào đã nhấn mạnh yêu cầu phải cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, phấn đấu trở thành một quốc gia “Xanh – Sạch – Đẹp”.

Bắc Phi: Tiềm năng trở thành nhà cung cấp hydro xanh hàng đầu thế giới (25/8/2023)

Theo báo cáo dựa trên dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hydro xanh dự kiến “vẽ lại bản đồ tài nguyên và năng lượng toàn cầu vào đầu năm 2030, tạo ra một thị trường trị giá 1.400 tỷ USD/năm vào năm 2050.” Công ty tư vấn kiểm toán Deloitte cho rằng các nhà xuất khẩu hydro xanh chủ chốt nhiều khả năng sẽ là Bắc Phi. Quả thực nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Ai Cập đang có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Liệu Bắc Phi có thể trở thành trung sản xuất và xuất khẩu hydro xanh hàng đầu thế giới?

Đồng Tháp đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Ngày 14/8 vừa qua, là buổi đầu tiên Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện mô hình “Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính”, tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Mô hình mới này được người dân và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi.

Sau “thuế ngọt”, Thái Lan nghiên cứu “thuế mặn” nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng (21/08/2023)

Sau thành công của “thuế ngọt” đánh vào các thực phẩm có đường, Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp đánh thuế đối với các loại thực phẩm "mặn” (thuế muối) để thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Kế hoạch này cũng nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế khi có tới khoảng 10% dân số Thái Lan mắc suy thận mãn tính - nguyên nhân được cho bắt nguồn từ việc tiêu thụ lượng muối lớn. Kế hoạch này liệu có khả thi và hiệu quả như “thuế ngọt” mà nước này đang triển khai? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.

Bảo vệ công nhân trước hiểm họa “tín dụng đen” ( 17/08/2023)

Thời gian gần đây, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân, người lao động, nhất là trong bối cảnh giảm, giãn việc làm, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những hình thức tinh vi, biến tướng, gây nhiều hệ lụy. Với mức lãi suất lên đến 800%, con số này cao gấp nhiều lần mức 20% lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép.

Chính sách với lúa gạo của Campuchia khi giá trên thị trường thế giới tăng cao (Ngày 14/8/2023)

Do ảnh hưởng của những diễn biến trên thị trường thế giới, giá lúa gạo tại Campuchia đang tăng với tốc độ chưa từng thấy và đạt mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Giá tăng cao đang trở thành động lực cho hoạt động xuất khẩu gạo của Campuchia, góp phần thực hiện mục tiêu về xuất khẩu nông sản của Campuchia trong năm 2023 này. Tuy nhiên, trước những dự báo về khó khăn trong nguồn cung lương thực thế giới, Campuchia cân đối như thế nào trong thúc đẩy xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong nước?

Lộ trình nào đưa Ấn Độ thành nền kinh tế thứ 3 thế giới? (11/8/2023)

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ chậm lại. Tuy nhiên có một điểm sáng: Ấn Độ, dự kiến tăng trưởng hơn 6% trong năm nay – cao hơn nhiều so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Đây không phải lần đầu tiên một định chế tài chính quốc tế có nhận định lạc quan về nền kinh tế của quốc gia Nam Á. Trước đó, Công ty phân tích tài chính S&P Global và Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Những yếu tố nào là cơ sở cho những đánh giá như vậy? Ấn Độ đang đặt ra lộ trình như thế nào để sớm trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới?

Sạt lở ở khu vực Tây Nguyên vì sao diễn biến càng ngày càng nghiêm trọng? (10/08/2023)

Tỉnh Đắc Nông đã chính thức công bố tình huống khẩn cấp nhằm ứng phó, khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi bị mưa lũ gây ra. Trong đó, điều đang lo lắng nhất là thân đập và xung quanh hồ chứa nước Đăk N'Ting xuất hiện nhiều vết nứt
Không chỉ Đắc Nông, Lâm Đồng, tình trạng sạt lở đồi núi, đường giao thông gây thiệt hại về người và tài sản đamg diễn biến hết sức phức tạp tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên
Sạt lở trong mùa mưa không phải hiện tượng thiên tai mới, nhưng vì sao diễn biến càng ngày càng nghiêm trọng?

Nga trở lại chương trình thám hiểm Mặt Trăng sau gần nửa thế kỷ (Ngày 9/8/2023)

Theo thông báo của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscomos), vào ngày 11/8 tới đây, Nga sẽ phong tàu vũ trụ thăm dò Luna-25 lên Mặt Trăng, đánh dấu bước khởi động lại chương trình thám hiểm Mặt Trăng sau 47 năm. Sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa với Nga – không chỉ để tìm lại vị thế quốc gia đi đầu về thám hiểm không gian mà Nga từng nắm giữ suốt một thời gian dài trong quá khứ, mà còn để chứng minh vị thế cường quốc của Nga trong bối cảnh đang bị các nước phương Tây cô lập kể từ khi bùng phát cuộc xung đột Ukraine. Trong chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay với sự tham gia của phóng viên Thu Hà, thường trú Đài TNVN tại Nga, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chương trình thám hiểm Mặt Trăng mới của Nga.

Trung Quốc mạnh tay quản lý trẻ em dùng internet

Trong bối cảnh chứng “nghiện” internet và trò chơi điện tử ở trẻ nhỏ đang là mối lo ngại hàng đầu của các bậc phụ huynh, chính phủ Trung Quốc mới đây đã công bố dự thảo quy định mới về vấn đề này. Theo đó, trẻ em tại nước này sẽ không được truy cập internet vào ban đêm, cũng như bị giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị di động thông minh mỗi ngày. Quy định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9 tới sau khi hoàn tất quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân. Dư luận hiện đang đặt câu hỏi về tính khả thi của giải pháp này? Góc nhìn của PV Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Dữ liệu kinh tế Quý 2 và các kịch bản tăng lãi suất của châu Âu (Ngày 2/8/2023)

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trưởng nhẹ trong quý 2, kết thúc chuỗi tăng trưởng âm. Tỷ lệ lạm phát của khu vực trong tháng 7 cũng đã giảm nhẹ so với tháng 6. Đây là những thông tin rất đáng chú ý trong báo cáo dữ liệu kinh tế mà Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố hôm 31/7. Những dữ liệu này được cho là có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đang có nhiều đồn đoán về việc cơ quan này có thể dừng tăng lãi suất khi lãi suất hiện tại của châu lục đang neo ở mức cao nhất trong vòng 23 năm.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: