Sau hơn 8 tháng phát động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024, Ban tổ chức đã nhận được 651 tác phẩm dự thi của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Trong đó, các bài viết có sự phong phú hơn về đề tài, đặc biệt là đi sâu vào phản ánh câu chuyện an sinh xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều tỉnh thành của cả nước như: Lào Cai, Điện Biên, Nghệ An, Đăk Lăk, Hà Nội… Nhiều loạt bài đầu tư chuyên sâu, đầu tư nhiều thông tin phản ánh và gợi mở các giải pháp cho vấn đề tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động phi chính thức cho từng đối tượng; hoặc có những đề tài mới gắn với các vấn đề thời sự như đời sống người lao động sau bão lũ….Các bài viết của các tác giả không chuyên có như tham gia của cây viết trẻ của các trường đại học viết phản ánh câu chuyện an sinh xã hội và đăng tải đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội…
Sau 2 vòng chung khảo và sơ khảo, đối với sân thi chuyên nghiệp, Ban Giám khảo cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 đã lựa chọn được 22 tác phẩm chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của cuộc thi vào vòng chung khảo để trao giải cho 12 tác giả/nhóm tác giả (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích). Giải nhất là tác phẩm “Giải pháp thu hút lao động làng nghề vào lưới an sinh thông qua chính sách bảo hiểm xã hội” của Nhà báo Lê Thị Lan Hương, Báo Đại Đoàn kết. Ngoài ra, Ban tổ chức trao giải thưởng phụ cho 10 giải các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo.
Đối với sân thi dành cho tác giả không chuyên, Ban Giám khảo cuộc thi cũng đã lựa chọn và trao giải cho 7 tác giả/nhóm tác giả (gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích). Ngoài ra, Ban tổ chức trao giải thưởng phụ cho 1 tập thể tích cực tham gia cuộc thi và 5 giải các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Giải nhất với tác phẩm “Lao động nữ nhọc nhằn mưu sinh tại chợ Long Biên” của tác giả Chu Văn Công.
Bên cạnh tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”, Tổ chức Tọa đàm Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” được tổ chức trước thềm kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số – Thực trạng và các cơ hội”; truyền thông khuyến khích người sử dụng lao động và cộng đồng về việc cần chăm lo, tạo động lực cho lao động nữ, đóng góp vào thực hiện Chương trình khôi phục phát triển kinh tế xã hội, hướng đến mục tiêu tạo việc làm thỏa đáng để phát triển bền vững của Việt Nam; tổ chức chuyến đi thực tế tìm hiểu về môi trường và vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội của lao động tại làng nghề tại Hà Nội cho các nhà báo.
Ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế đô thị nhấn mạnh: Để tiếp nối những thành công của Chương trình và tạo một sân chơi mới cho chương trình truyền thông, Ban tổ chức đã xây dựng Đề án nâng cấp chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” lên thành Dự án truyền thông giai đoạn 2025-2027. Thông qua Đề án, kỳ vọng cơ quan đơn vị, các cơ quan, đơn vị và các nhà làm chính sách quan tâm hơn nữa đến các hoạt động an sinh xã hội, các đối tượng là người yếu thế trong xã hội. Đồng thời, góp thêm tiếng nói để truyền thông, lan tỏa thông tin đến người dân những chính sách an sinh xã hội…/.