VOV1 - Cứ liệu lịch sử và khoa học cho thấy, công đầu và công lớn trong sáng tạo ra chữ quốc ngữ thuộc về các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 17. Từ một loại chữ nghĩ ra để phục vụ truyền đạo, giảng đạo, chữ quốc ngữ đã vượt ra khỏi phạm vi các nhà thờ và phổ biến mạnh mẽ trong các trường học, báo chí, văn đàn từ giữa thế kỷ 19. Đánh dấu cho giai đoạn này là sự ra đời của hệ thống các trường thông ngôn do thực dân Pháp mở, bắt đầu từ Nam Kỳ và sau đó mở rộng ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Với sự tiện lợi và tiến bộ, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Cho đến trước Cách mạng Tháng 8, tỷ lệ người Việt biết chữ quốc ngữ tăng nhanh chóng. Chữ quốc ngữ đã được chính thức công nhận là chữ viết của Việt Nam bằng sắc lệnh 20 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cho đến nay, chữ Quốc ngữ trở thành biểu hiện của bản sắc văn hóa mà ai cũng có thể sở hữu và tự hào. Số thứ 2 của loạt ký sự nhan đề “ Chữ quốc ngữ - Hành trình khai dân trí” tiếp tục làm rõ vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ trong sứ mệnh khai dân trí.
Chủ đề : Chữ quốc ngữ, Thanh âm ký sự
Bài liên quan
CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY
Quảng cáo - Phát lại
Chuyên gia của bạn (đang phát)
Thời sự chiều (trực tiếp) - Chuyên đề: Giáo dục-Góc nhìn đa chiều (Phát lại)
BAN THỜI SỰ - VOV1 Địa chỉ: 41- 43 Bà Triệu, Hà Nội Trưởng Ban: Nguyễn Vũ Duy Phó Trưởng Ban: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Lê Thị Hằng
Hoàng Trung Dũng