Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 12:31 | 6/7/2021 Sau thất bại trong đàm phán hồi cuối tuần trước về hạn ngạch khai thác dầu, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) vừa phải trì hoãn cuộc họp tiếp theo để bàn thảo về vấn đề này. Bất đồng chủ yếu xuất phát giữa Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út, vốn là 2 đối tác thân thiết cũng là liên minh quan trọng trong OPEC. Liệu sự khác biệt và mâu thuẫn ngày càng tăng giữa hai nước này sẽ tác động thế nào đến các quyết sách của OPEC, OPEC+ và thị trường dầu mỏ toàn cầu?
|
Ngày phát hành 9:0 | 5/1/2022 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) đã nhóm họp tại thủ đô Viên của Áo để quyết định có tăng sản lượng khai thác hay không. Cuộc họp được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh giá năng lượng vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia châu Âu trong những tháng mùa
đông. Trước đó, dự báo dư cung trên thị trường dầu trong quý 1 năm nay của OPEC+ chỉ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 25% so với dự báo
hồi đầu tháng 12 năm ngoái là 1,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu leo dốc trong những ngày cuối năm 2021. Vì vậy, thị trường thế giới chờ đợi cuộc họp của
OPEC+ có thể đưa ra chính sách tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu thế giới. Vậy kỳ vọng này có được đáp ứng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 10:44 | 4/8/2022 Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ quốc tế từ đầu năm đến
nay luôn duy trì mức giá tăng khiến nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng gặp khó khăn, những quyết định từ các nước xuất khẩu dầu mỏ có ý nghĩa rất quan trọng. Cuộc họp hôm qua của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (được biết đến là OPEC+) đã dấy lên rất nhiều kỳ vọng vào một sự điều chỉnh giá dầu trong thời gian tới. Dù mỗi tháng một lần OPEC+ đều có cuộc họp để đánh giá và điều chỉnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên phiên họp lần này được cho là quan trọng trong bối
cảnh Mỹ liên tục kêu gọi các quốc gia OPEC tăng sản lượng dầu nhằm đối phó với sự thiếu
hụt nguồn cung. Những tác động của cuộc họp này đến thị trường dầu thế giới trong thời gian tới sẽ ra sao? PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016
|
Ngày phát hành 7:15 | 6/10/2022 Bộ trưởng Năng lượng Arap Saudi Abdulaziz bin Salman ngày 5-10 cho biết OPEC + sẽ vẫn là lực lượng cơ bản cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh cam kết tiếp tục và hướng tới cải thiện nền kinh tế toàn cầu.
|
Ngày phát hành 15:57 | 26/6/2023 Tổ chức xuất khẩu dẩu lửa (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên 110 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2045, cao hơn 23% so với mức hiện tại. Dự báo này được Tổng thư ký OPEC Haitham AL Ghais đưa ra hôm nay tại một hội nghị năng lượng ở Kuala Lumpur, Malaysia.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020 - OPEC cắt giảm sản lượng nhằm ổn định thị trường dầu mỏ. - Hàn Quốc sử dụng dây đeo cổ tay giám sát người cách ly.
|
Ngày phát hành 11:35 | 5/6/2023 Sau nhiều giờ đàm phán tại Viên (Viennae), Áo ,Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu trong cả năm 2024. Sau quyết định của OPEC+, giá dầu thế giới dự kiến tăng mạnh nửa cuối năm 2023.
|
Ngày phát hành 15:35 | 6/10/2022 Nhóm OPEC+ ngày 5/10 quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày đã gây ra một số tác động đối với thị trường trường.
|
Ngày phát hành 10:59 | 3/4/2023 Với tuyên bố nhằm ổn định thị trường dầu, trong cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng, hôm qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác OPEC+ đã bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày. Động thái ngay lập tức khiến giá dầu tăng lên hơn 5 đôla Mỹ mỗi thùng trong phiên giao dịch hôm nay.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2016 - “Cái đầu nóng” và lối hành xử thiếu chuẩn mực của người lớn. - Các nước OPEC hồi hộp chờ phản ứng của Nga về vấn đề dầu lửa. - Âm nhạc: Suối nguồn được tạo ra nhờ lao động.
|
Ngày phát hành 11:47 | 3/8/2022 Hôm nay (03/8) Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) sẽ nhóm họp nhằm thảo luận chính sách sản lượng cho tháng 9. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh OPEC có Tổng thư ký mới là ông Haitham Al-Ghais và nhóm này phải đối mặt với lời kêu gọi từ Mỹ về việc tăng thêm nguồn cung. Mọi quyết định đưa ra tại cuộc họp này đều được cho là sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường dầu mỏ thế giới.
|
Ngày phát hành 10:48 | 5/10/2022 Hôm nay (5/10), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (gọi tắt là OPEC+) triệu tập cuộc họp trực tiếp đầu tiên tại Viên (Áo), kể từ khi các biện pháp hạn chế về
Covid-19 được áp đặt hồi năm 2020. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin cho rằng, OPEC+ sẽ cắt giảm mạnh sản lượng dầu, do lo ngại tình trạng suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Dự kiến, OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày - mức cắt giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch
bùng phát. Ngay khi thông tin mới chỉ là đồn đoán, giá dầu thô đã tăng hơn 3% tại thị trường châu Á. Vậy yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định của OPEC+ lần này và sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường toàn cầu? Phóng viên Ngọc Thạch - Thường trú tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 9:39 | 2/12/2021 Hôm nay (02/12), tại Viên, Áo diễn ra cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác, gọi là nhóm OPEC+. Tại cuộc họp, các thành viên của nhóm sẽ thảo luận về chính sách khai thác dầu mỏ trong đầu năm tới, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của biến thể mới đối với thị trường. Cuộc họp của nhóm OPEC+ lần này được đánh giá là quan trọng trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang phải đối mặt với thách thức từ sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-Cov2 và việc một số nước mở các kho dự trữ dầu. Trong bối cảnh như vậy, tại cuộc họp của nhóm OPEC+ lần này, dư luận có thể kỳ vọng gì vào một chính sách dầu mỏ nhằm ổn định thị trường cũng như không chặn đà phục hồi kinh tế trước các tác động của đại dịch Covid-19.
|