logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nga rút khỏi trạm Vũ trụ Quốc tế: Thêm bước lùi trong quan hệ Nga-Mỹ (28/7/2022)

Trong tuyên bố mới đây, Tổng Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga Yury Borisov cho biết, Nga quyết định sẽ rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau năm 2024. Đây là thời điểm thích hợp để Nga tiến hành kế hoạch xây dựng trạm quỹ đạo của riêng mình - một trong những ưu tiên của nước này trong chương trình không gian vũ trụ.
- Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây tiếp tục gia tăng liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina cùng nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Mát-xcơ-va, tuyên bố này được cho là một bước lùi khiến quan hệ Nga - Mỹ càng lún sâu vào căng thẳng và khủng hoảng. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích động thái mới nhất của Nga.

Tổng thống Indonesia thăm Đông Bắc Á tăng cường hình ảnh và vị thế trong khu vực (26/7/2022)

Theo kế hoạch, từ hôm nay (26/7), Tổng thống Indonesia bắt đầu chuyến công du 3 nước khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - được đánh giá là 3 đối tác kinh tế lớn của Indonesia. Đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư cũng như tăng cường tiếng nói, vị thế trong khu vực - là những mục tiêu chính của chuyến công du - đặc biệt khi Indonesia đang đảm nhận cương vị Chủ tịch G20. Vậy các nước đang tìm kiếm những lợi ích gì trong các cuộc gặp thượng đỉnh lần này? Liệu Indonesia có đạt được những mục tiêu chiến lược như kỳ vọng? Phóng viên Phạm Hà - Thường trú tại Indonesia, phóng viên Bích Thuận - Thường trú tại Trung Quốc và phóng viên Bùi Hùng - Thường trú tại Nhật Bản thông tin cụ thể hơn vấn đề này.

EU có xuống thang khi điều chỉnh trừng phạt dầu mỏ với Nga (25/7/2022)

Trong một tuyên bố vào cuối tuần trước, EU đã điều chỉnh các biện pháp trừng phạt với dầu mỏ của Nga, với quan điểm tránh mọi hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với an ninh năng lượng trên toàn cầu. Với sự điều chỉnh của EU, các doanh nghiệp nhà nước của Nga như Rosneft và Gazprom có thể vận chuyển dầu đến các nước thứ ba. Đồng thời, việc các công ty EU thanh toán các khoản tiền liên quan đến việc mua dầu thô theo đường biển của Nga sẽ không còn bị cấm nữa. Trong bối cảnh cuộc chiến năng lượng Nga- EU còn kéo dài, bước đi này của Liên minh châu Âu nói lên điều gì?

Cuộc chạy đua vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh- vị trí sẽ đảm nhiệm cương vị Thủ tướng thay ông Boris Johnson (22/7/2022)

Sau 5 vòng bỏ phiếu liên tiếp, các nghị sị đảng Bảo thủ tại Anh đã lựa chọn được 2 ứng viên cuối cùng cho vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền- vị trí đồng thời đảm nhiệm cương vị Thủ tướng thay cho ông Boris Johnson. Theo đó, Cựu Bộ trưởng Tài chính Ri-xi Xu-nác và Ngoại trưởng Li Trớt-x sẽ tiếp tục ganh đua trong vòng bỏ phiếu cuối cùng đầy cam go khi toàn bộ khoảng 170 nghìn đảng viên của đảng Bảo thủ sẽ cùng tham gia bỏ phiếu từ cuối tháng 8 đến hết ngày 2/9 tới. Theo giới quan sát, tỷ lệ ủng hộ không quá cách biệt giữa hai ứng viên cuối cùng đang báo hiệu một cuộc đua nước rút gay cấn, khó đoán định. Với những thế mạnh và cả những điểm yếu của cả hai ứng viên, dự báo cán cân cuộc đua song mã tại Anh sẽ ra sao?

Thách thức mà Tổng thống mới của Sri Lanka phải đối mặt (21/7/2022)

Một tuần sau khi đất nước Sri Lanka rơi vào bất ổn khi ông Rajapaksa người rời khỏi đất nước và thông báo từ chức Tổng thống, Quốc hội nước này đã bầu chọn ra Tổng thống mới là ông Ranil. Tân tổng thống của Sri Lanka sẽ lãnh đạo đất nước cho đến hết nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, tức vào cuối năm 2024. Tân tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm thủ tướng mới với sự chấp thuận của Quốc hội. Là đất nước nhiệt đới chưa từng thiếu lương thực, nhưng Sri Lanka hiện đã trở thành một quốc gia vỡ nợ. Kinh tế suy thoái dẫn đến bất ổn chính trị kéo dài nhiều năm đã thách thức khả năng chịu đựng của người dân. Chính vì thế, người dân Sri Lanka kỳ vọng Tân Tổng thống Ranil Wickremesinghe sẽ có thể đưa quốc đảo thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Vậy, những thách thức nào đang chờ đợi Tân Tổng thống Sri Lanka trong bối cảnh đất nước này đang bước vào cuộc khủng hoảng kép, phóng viên Dũng Hoàng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.

Siết vòng trừng phạt thứ 7 với Nga, châu Âu có đang gặp khó? (20/7/2022)

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua gói trừng phạt thứ 7 với Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu vàng của Moscow. Vòng trừng phạt này không cấm nhập khẩu khí đốt và cũng không có các biện pháp trừng phạt bổ sung với dầu của Nga. So với 6 gói trừng phạt trước đó, các lệnh cấm vận mới nhất được cho là có quy mô nhỏ nhất. Phải chăng EU cũng gặp khó khi tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga? Bộ trưởng Ngoại giao Séc, quốc gia đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của EU thì cho rằng Liên minh châu Âu cần xác định lại mối quan hệ với Moscow sau cuộc xung đột ở Ukraine.

Từ chính trường Italia tới nguy cơ khủng hoảng chính trị ở châu Âu (19/7/2022)

Châu Âu tuần này đang hồi hộp dõi theo những diễn biến trên chính trường Italia, để xem Thủ tướng nước này Mario Draghi sẽ xử lý những bất ổn chính trị như thế nào sau khi nộp đơn từ chức nhưng không được Tổng thống Matarela chấp thuận. Có một số kịch bản đang chờ đợi Italia: trong trường hợp tích cực là Thủ tướng Draghi thành lập được liên minh cầm quyền mới; ngược lại, nếu chính phủ sụp đổ sau sự ra đi của đảng Phong trào 5 sau, Italia sẽ phải tổ chức bầu cử sớm. Bất ổn trên chính trường Italia diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ từ chức, báo hiệu một giai đoạn khó khăn cho châu Âu khi những khó khăn về kinh tế có thể gây sức ép lên các chính phủ, kích hoạt nguy cơ khủng hoảng chính trị tại nhiều quốc gia. Những nguy cơ âm ỉ trong lòng châu Âu cần được xử lý như thế nào để không bùng phát thành khủng hoảng lớn? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nga-Iran tăng cường hợp tác - tìm kiếm quan điểm chung (18/7/2022)

Ngày mai (19/07), Tổng thống Nga Putin sẽ tới Iran tham dự hội nghị thượng đỉnh về Syria với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Rediep Taiip Erdoğan theo thể thức “tiến trình hòa bình Astana”. Hình thức này được triển khai từ đầu năm 2017 nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 11 năm qua ở Xyria. Chuyến thăm tới Iran lần này là chuyến công du nước ngoài thứ hai của Tổng thống Putin kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay. Theo chương trình nghị sự, ngoài tham dự hội nghị thượng đỉnh về Xyria, trong chuyến thăm tới Iran, Tổng thống Putin sẽ có các cuộc song phương với lãnh đạo hai nước Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường hợp tác song phương và tìm kiếm những quan điểm chung trong các vấn đề của khu vực và quốc tế.

Tỷ giá Euro – USD giảm sâu –bức tranh ảm đạm với kinh tế châu Âu thời gian tới (14/7/2022)

Tỷ giá giữa đồng Euro so với USD liên tục giảm trong những ngày gần đây và hiện 1 USD Mỹ gần đổi ngang được 1 Euro – điều chưa từng xảy ra trong 20 năm trở lại đây. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị của đồng Euro đã giảm tới 12% so với đồng đô-la Mỹ.
Việc này phản ánh những khó khăn của nền kinh tế châu Âu với nỗi lo về suy thoái, lạm phát cao và bất ổn về nguồn cung năng lượng, nhất là khi Nga dừng bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 với lý do bảo trì kỹ thuật hàng năm. Giới phân tích nhận định, khoảng thời gian vài tuần tới sẽ rất khó khăn với châu Âu.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel và Arab saudi (13/7/2022)

Sau các chuyến công du châu Âu và châu Á với nhiều chương trình nghị sự ưu tiên, bắt đầu từ hôm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm 4 ngày đến Trung Đông, với điểm dừng chân tại 2 quốc gia đồng minh quan trọng là Israel và Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel và Arab saudi. Mặc dù Mỹ đang trong một quá trình kéo dài nhiều năm để giảm bớt sự can dự của mình vào Trung Đông tuy nhiên bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi, chẳng hạn khả năng nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran hay chiến sự Nga – Ukraine kéo dài…có thể khiến Washington phải sắp xếp lại các mối quan hệ hoặc tái cân bằng lợi ích với các quốc gia đồng minh ở Trung Đông. Vậy Washington kỳ vọng sẽ đạt được điều gì vào một “Trung Đông mới”? Quan điểm của các nước trong khu vực vào sự hiện diện của Mỹ ở đây ra sao?

Mỹ tăng cường liên minh trong việc thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (12/7/2022)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa kết thúc chuyến thăm Indonesia, Thái Lan và Nhật bản kéo dài gần 1 tuần. Trong chuyến thăm châu Á lần này, Ngoại trưởng Mỹ tham dự hội nghị Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), diễn ra ở In-đô-nê-xia và có một loạt cuộc gặp quan trọng với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Còn trong chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của ông Antony Blinken trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, hai bên đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường mối quan hệ vốn đã bền chặt của hai nước. Trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực nhằm tái khẳng định các liên minh của Mỹ trong khu vực và cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chuyến thăm tới châu Á lần này của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là một minh chứng rõ ràng về những trọng tâm trong chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Chúng ta cùng nhìn lại chuyến thăm tới châu Á lần này của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken qua phân tích của chuyên gia phân tích quốc tế Phạm Phú Phúc.

Bất ổn chính trị tại Sri lanka sẽ khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á khốc liệt hơn? (11/7/2022)

Tình hình chính trị tại Srilan Ka đang nóng lên khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Sri Lanka cũng đã tuyên bố từ chức. Trước đó, hàng nghìn người biểu tình giận dữ xông vào tư dinh của Tổng thống, buộc ông phải đi lánh nạn. Tình trạng căng thẳng hiện nay đã buộc Quốc hội Sri Lanka phải chỉ định Tổng thống tạm quyền trong vòng 7 ngày, tức là ngay trong tuần tới. Điều đáng chú ý là căng thẳng hiện nay không chỉ đẩy Sri Lanka vào bất ổn chính trị kéo dài mà còn có thể khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á thêm khốc liệt, khi cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều có ảnh hưởng sâu rộng tại quốc gia này. Vậy, chính phủ mới của Sri Lanka sẽ “xoay trục” về ai?

Bầu cử Thượng viện Nhật Bản - phép thử đối với Liên minh cầm quyền (8/7/2022)

Ngày 10/7 tới, tại Nhật Bản sẽ diễn ra cuộc bầu cử Thượng viện. Sự kiện trọng đại này được coi là phép thử lớn với uy tín của Thủ tướng Kishida Fumio sau hơn nửa năm lên nắm quyền. Tham gia chạy đua vào Thượng viện năm nay có 545 ứng cử viên, nhiều nhất từ trước tới nay.
Kết quả thăm dò dư luận mới nhất do hãng tin Kyodo thực hiện cho thấy liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Kishida Fumio và đảng Công minh có thể giành hơn 50% trong tổng số 125 ghế sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản. Cuộc thăm dò cũng cho thấy, số đảng phái ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp, giành được thế đa số 2/3 sau cuộc bầu cử này là rất lớn. Đây là điều kiện tiên quyết để đưa ra đề xuất cải cách Hiến pháp. Vậy cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản diễn ra cuối tuần này sẽ tác động ra sao tới chính trường Nhật Bản. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích vấn đề này.

Những tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng G20 (07/7/2022)

Hôm ngay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc tại Bali, Indonesia. Diễn ra trong hai ngày, hội nghị dự kiến sẽ thảo luận hàng loạt vấn đề “nóng” đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế như cuộc khủng hoảng tại Ukraine, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới, hệ quả của đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu…. Bên cạnh phiên họp toàn thể, Hội nghị Ngoại trưởng G20 còn nhiều cuộc gặp đáng chú ý bên lề, trong đó được quan tâm nhất là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Từng chứng kiến những cuộc đấu khẩu gay gắt trong nhiều hội nghị quốc tế gần đây xuất phát từ những bất đồng khó tìm tiếng nói chung giữa hai bên, dư luận nhận định rằng cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước lần này sẽ vẫn diễn ra trong bầu không khí căng thẳng.

Thông điệp của Hàn Quốc khi tăng cường mối quan hệ hợp tác với NATO (6/7/2022)

Trong bối cảnh phải đối mặt với tình hình quốc tế “không thể đoán trước được”, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine, Liên minh quân sự NATO đang thu hút các quốc gia ngoài khu vực Đại Tây Dương. Trong khi đó nhiều quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương cũng hướng tới việc thắt chặt hơn mối quan hệ với liên minh quân sự này. Hàn Quốc là một trong số những quốc gia như vậy.
- Sự tham gia của Hàn Quốc trong liên minh quân sự NATO ngày càng được thể hiện rõ nét, từ việc tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chọn tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, hay việc Hàn Quốc lần đầu đăng cai tổ chức cuộc họp của cơ quan cố vấn NATO, hoặc việc hai bên hướng tới ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác mới. Sự chuyển hướng an ninh này của Hàn Quốc có thể không chỉ để đối phó với những thay đổi nhất thời mà còn là sự chuẩn bị cho những chuyển dịch tương lai trong khu vực. TS Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, thuộc Viện Hàn lâm khoa học-xã hội Việt Nam phân tích rõ hơn nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: