logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Dấu ấn 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Hàn Quốc (18/8/2022)

Hôm qua 17/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức họp báo nhân 100 ngày cầm quyền đầu tiên để điểm lại những kết quả đạt được cũng như thông báo về các kế hoạch mới của quốc gia trong thời gian tới. Ông Yoon Suk-yeol nhậm chức Tổng thống trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Trong nước, những áp lực kinh tế ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của bất ổn kinh tế toàn cầu, đỏi hỏi chính phủ phải có nhiều chính sách hiệu quả để phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất, thúc đẩy các ngành kinh tế chiến lược trong tương lai. Trong khi đó, việc xử lý các mối quan hệ đối ngoại cũng có nhiều thách thức khi Hàn Quốc là một mắt xích quan trọng trong các trục quan hệ chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt. Dư luận nhìn nhận thế nào về sự thể hiện của Tổng thống Yoon Suk-yeol trong 100 ngày đầu cầm quyền?

Nút thắt trong đàm phán hạt nhân Iran liệu có được tháo gỡ? (17/8/2022)

Sau 1 tuần Liên minh châu Âu (EU) đưa ra bản dự thảo cuối cùng để cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), phía Mỹ và Iran đã nêu quan điểm về bản dự thảo này. Trước đó, trung gian EU đã đưa văn bản cuối cùng được cho là phù hợp với cả Mỹ và Iran sau 16 tháng đàm phán gián tiếp.
Mặc dù phía Mỹ không đưa ra tuyên bố công khai về bản dự thảo thỏa thuận hạt nhân Iran do EU đưa ra, nhưng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Nét Praix, nước này sàng ký kết bản dự thảo này. Tuy nhiên, phía Mỹ sẽ chưa nới lỏng thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhận định có cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới, nếu lằn ranh đỏ của Tehran được tôn trọng. Vậy, với bản dự thảo cuối cùng mà EU đưa ra, liệu nút thắt trong đàm phán hạt nhân Iran có được tháo gỡ? Phóng viên Vũ Hợp, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội dung này.

Vì sao các nước Trung và Đông Âu quay lưng với khuôn khổ hợp tác của Trung Quốc? (16/8/2022)

Trong một động thái được cho là “đòn giáng mạnh” vào các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc tại châu Âu, mới đây, hai nước Ét-xtô-ni-a và Lát-vi-a đã quyết định rút khỏi khuôn khổ hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung - Đông Âu, vốn được gọi là cơ chế “16+1”. Như vậy cùng với Lít-va, đến thời điểm này đã có 3 quốc gia rút khỏi khung hợp tác mà Bắc Kinh đặt rất nhiều kỳ vọng.
Trong bối cảnh địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp như cuộc xung đột Ucraina, căng thẳng Mỹ-Trung liên quan vấn đề Đài Loan, liệu động thái ngoại giao mới nhất của các nước châu Âu sẽ ảnh hưởng ra sao đến tham vọng kết nối với châu Âu của Bắc Kinh?

Một năm Tanliban giành quyền kiểm soát Afghanistan - Tương lai Afghanistan vẫn mịt mù? (15/8/2022)

Hôm nay (15/8) tròn 1 năm ngày Taliban trở lại nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Sau khi lên nắm quyền, Taliban đã cam kết sẽ xây dựng một đất nước Afghanistan mới, để được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Vậy, Taliban có thực hiện được những cam kết này? Afghanistan đang đi về đâu? Sau thất bại và rút lui hoàn toàn khỏi Afghanistan, Mỹ liệu có còn ảnh hưởng ở Afghanistan và Nam Á? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á cùng nhìn lại sự kiện này.

Chỉ số CPI tháng 7 dừng tăng – chỉ dấu hạ nhiệt lạm phát Mỹ? (12/8/2022)

Trong sự hồi hộp chờ đợi của thị trường tài chính toàn cầu, Bộ Lao động Mỹ vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 không tăng so với tháng 6 – thấp hơn dự báo trước đó với mức tăng khoảng 0,2%. Chỉ số giá CPI tại Mỹ được đặc biệt quan tâm như vậy bởi đây là dấu hiệu phản ánh hiệu quả của những biện pháp mạnh tay mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện trong nhiều tháng để kiểm soát mức lạm phát cao kỷ lục.
Với việc chỉ số CPI tháng 7 chững lại, điều dư luận quan tâm là liệu mức lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong cuộc họp chính sách tháng tới sẽ quyết định việc tăng lãi suất ra sao.

Hàn Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc (11/8/2022)

Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin vừa có chuyến thăm 3 ngày tới Trung Quốc. Diễn ra trong bối cảnh quan ngại gia tăng về khả năng Triều Tiên thử hạt nhân, chuyến thăm tập trung vào các vấn đề đáng quan tâm hiện nay như chuỗi cung ứng, vấn đề Triều Tiên và an ninh khu vực. Ông Park Jin là quan chức cấp cao đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra chỉ 2 tuần trước khi 2 nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/8 tới.

Đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran sắp về đích? (10/8/2022)

Sau gần 15 tháng đàm phán tại Viên (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran, giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đưa ra văn bản cuối cùng tại vòng đàm phán mới nhất kết thúc hôm thứ Hai vừa qua. Văn bản cuối cùng được kỳ vọng sẽ hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, “bóng” đang trong sân của Mỹ hay Iran và liệu các bên đã sẵn sàng cho thỏa thuận mới? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp và PV Ngọc Thạch tại Trung Đông phân tích vấn đề này.

Mỹ thúc đẩy chiến lược xích lại gần châu Phi (09/8/2022)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm các nước châu Phi gồm Nam Phi, Cộng hòa Cônggô và Rwanda. Đây là lần thứ 2 người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ công du châu Phi kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái. Trong bối cảnh cuộc đua địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng tăng nhiệt tại khu vực nhiều tiềm năng là châu Phi, giới quan sát cho rằng, mục tiêu chiến lược của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lần này là hâm nóng quan hệ, xích lại gần các đồng minh cũ.

Nguy cơ bùng nổ xung đột lớn giữa Israel và Palestine (8/8/2022)

Các trận không kích dữ dội nổ ra liên tiếp trong những ngày qua ở cả Israel và Dải Gaza, trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang đến đỉnh điểm. Hiện, số thương vong vẫn không ngừng tăng lên, thậm chí trong số người thiệt mạng có cả trẻ em. Dư luận quốc tế đang bày tỏ quan ngại xung đột tại dải Gaza có thể đẩy leo thang căng thẳng giữa Israel và Palestine vượt ngoài tầm kiểm soát, gây hậu quả khó lường.
Trong bối cảnh như vậy, các nước đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức họp kín vào ngày hôm nay (8/8), để thảo luận về tình hình bạo lực hiện nay và tìm cách đạt được hòa bình. Trong vai trò trung gian hoà giải, Ai Cập cũng đang tăng cường liên lạc với Israel và các phe phái Palestine để chấm dứt leo thang căng thẳng, nhằm duy trì lệnh ngừng bắn năm 2021. Vậy đâu là nguyên nhân khiến xung đột giữa Israel và Palestine bùng phát và liệu xung đột hiện nay có đẩy căng thẳng giữa hai bên chạm lằn ranh đỏ? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga khẳng định sự gắn kết vì lợi ích (05/8/2022)

Hôm nay (5/8), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tai-íp Éc-đô-gan ( Tayyip Erdogan) bắt đầu chuyến thăm tới Nga. Dự kiến, Tổng thống Éc-đô-gan có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố nghỉ dưỡng Xô-chi. Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay nội dung thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo xoay quanh các vấn đề khu vực cũng như các biện pháp nhằm cải thiện mối quan hệ song phương. Đây là cuộc gặp trực tiếp lần thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong vòng 2 tuần. Việc hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực cải thiện mối quan hệ song phương đem lại lợi ích gì cho cả hai bên cũng như tác động ra sao tới tình hình khu vực?

Quyết định của OPEC+ tác động ra sao đến giá dầu thế giới? (4/8/2022)

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ quốc tế từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức giá tăng khiến nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng gặp khó khăn, những quyết định từ các nước xuất khẩu dầu mỏ có ý nghĩa rất quan trọng. Cuộc họp hôm qua của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (được biết đến là OPEC+) đã dấy lên rất nhiều kỳ vọng vào một sự điều chỉnh giá dầu trong thời gian tới.
Dù mỗi tháng một lần OPEC+ đều có cuộc họp để đánh giá và điều chỉnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên phiên họp lần này được cho là quan trọng trong bối cảnh Mỹ liên tục kêu gọi các quốc gia OPEC tăng sản lượng dầu nhằm đối phó với sự thiếu hụt nguồn cung. Những tác động của cuộc họp này đến thị trường dầu thế giới trong thời gian tới sẽ ra sao? PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm châu Á: Gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung? (03/8/2022)

Theo thông báo mới nhất của Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Mỹ, trong khuôn khổ chuyến thăm châu Á, tối muộn hôm qua (2/8), Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cùng đoàn các nghị sỹ Mỹ đã đặt chân tới Đài Loan (Trung Quốc), trở thành quan chức cao cấp nhất của Mỹ thăm vùng lãnh thổ này trong vòng 25 năm qua. Thông tin này đã dấy lên một làn sóng các quan điểm trái chiều, tất nhiên cả những phản ứng chỉ trích kịch liệt từ phía Trung Quốc. Bởi thế, chưa rõ kết quả cụ thể ra sao, chuyến thăm châu Á của bà Nancy Pelosi đang đẩy quan hệ Mỹ - Trung lên một nấc thang căng thẳng mới!

Học thuyết Hải quân mới của Nga: Những điểm đáng chú ý. (02/8/2022)

Trong nỗ lực củng cố an ninh quốc gia, Nga vừa sửa đổi Học thuyết Hải quân, lần đầu tiên sau 7 năm. Lần gần nhất văn bản này được điều chỉnh khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Học thuyết Hải quân mới được thông qua trong bối cảnh Nga đang đối diện áp lực chưa từng có từ các nước phương Tây, với hàng loạt lệnh trừng phạt, vì chiến dịch quân sự ở Ukraine. Văn kiện này cũng được coi là màn đáp trả với “khái niệm chiến lược mới” của NATO công bố mới đây – vốn coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất. Học thuyết Hải quân mới không chỉ xác định mối đe dọa chính đối với Nga mà còn bao hàm một số nội dung mở rộng và điều chỉnh, phù hợp với sự biến động của tình hình quốc tế và sự đối đầu ngày càng phức tạp giữa Nga và phương Tây.

Nỗ lực thúc đẩy vai trò của ASEAN trong cạnh tranh địa chính trị mới (1/8/2022)

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan chuẩn bị khai mạc tại thủ đô Pnompenh (Campuchia). Điểm nhấn chính là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55, thảo luận về các thách thức của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới. Trong gần 1 tuần diễn ra sự kiện, các quan chức cấp cao, các Ngoại trưởng, đại biểu của 27 quốc gia sẽ tham dự khoảng 20 hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị Ủy ban Khu vực cấm vũ khí hạt nhân Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+ 3; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 12; Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với đại diện Ủy ban Nhân quyền liên chính phủ ASEAN….
Dự kiến sẽ có rất nhiều nội dung quan trọng được thảo luận tại các hội nghị lần này, trong đó có việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới; đẩy mạnh hợp tác liên khu vực; đảm bảo an ninh khu vực, an ninh biển, vấn đề Biển Đông và các nỗ lực thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)….Các phóng viên Văn Đỗ, Thường trú Đài TNVN tại Campuchia và Phạm Hà, Thường trú Đài TNVN tại Indonesia cập nhật những thông tin mới nhất về các hội nghị quan trọng này.

Mục đích chuyến thăm ba nước Trung Á của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (29/7/2022)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến thăm ba nước Trung Á và tham dự hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Đây được cho là cơ hội để Trung Quốc đẩy mạnh vai trò, sự hiện diện của Bắc Kinh tại khu vực có vai trò quan trọng này đồng thời thể hiện quan điểm của Trung Quốc trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Trong bối cảnh, xung đột Ukraine đặt ra nhiều thách thức đối với chuỗi cung ứng, kết nối và hậu cần Á-Âu, Hội nghị ngoại trưởng SCO cũng như sự hiện diện của Trung Quốc tác động đến bức tranh an ninh và kinh tế của khu vực.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: