- Sửa đổi Luật đất đai 2013: Bất cập trong thu hồi đất lúa
- Pháp “chạy đua nước rút” làm sạch nước sông Seine trước thềm Olympic 2024
- Phỏng vấn ông Nguyễn Công Thịnh, Chủ tịch UBND thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên
- Nhật Bản: nâng tầm cuộc thi nhặt rác thành giải đấu thế giới- lan tỏa văn hóa giữ gìn vệ sinh công cộng
- Hà Nội phân loại rác: 'Đầu vào - đầu ra' đều có khó khăn
- Hiệu quả của mô hình khu vườn nông nghiệp sinh thái gần 7ha công nghệ cao tại Bắc Ninh
- Thái Nguyên: Mỏ khoáng sản dừng hoạt động - Tiềm ẩn nguy hiểm đến cuộc sống người dân
- Hồ Titicaca- hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ cạn trơ đáy vì hạn hán
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải của doanh nghiệp
- Hồ nước ngọt lớn nhất ở Anh bị nhiễm tảo độc
- Kiểm soát chặt về môi trường đối với các dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
- Bắc Ninh Nhiều doanh nghiệp làng nghề chi tiết tỷ đầu tư xử lý ô nhiễm
- Thoát nghèo nhờ chính sách giao đất, giao rừng
- Sáng kiến Rạn san hô Quốc tế (ICRI) huy động 12 tỷ đôla để bảo vệ các rạn san hô
- Bỏ khung giá đất - Xác định khung giá đất theo giá thị trường
- Phát minh kem làm từ nhựa
- Hà Nam: Ô nhiễm bụi ở Thanh Liêm - Nhiều năm vẫn chưa được khắc phục
- Thái Lan – hiện tưởng tảo nở rộ đe dọa sinh vật biển, nghề cá
Tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động Quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hằng trăm triệu người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành phong trào cộng đồng rộng khắp thế giới, qua đó tăng cường hơn về nhận thức và hành động của toàn nhân loại đối với các vấn đề môi trường. Thông tin của phóng viên Quang Huy:
Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu; giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán. Tại Việt Nam, khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhạy cảm cần phải chú trọng bảo tồn.
Với hệ sinh thái đa dạng cùng hệ động, thực vật phong phú, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen được ví như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Mỗi năm, vào mùa nước nổi, nơi đây còn là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn cá thể chim di trú. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm như: Sếu đầu đỏ, quắm đen, điên điển,... và cả các loài cá hiếm khi xuất hiện ngoài tự nhiên như: Cá tra dầu, cá hô, cá éc mọi, cá chài,... Chính vì vậy, công tác bảo tồn, gìn giữ môi trường sống của hệ động, thực vật tự nhiên trong khu bảo tồn luôn được các cán bộ và người dân chung sức tham gia:
Trong tâm thức người xưa, khi nhắc đến U Minh là nhắc đến một thời kỳ khai sơn phá thạch của vùng đất xa xôi tận cùng phía Tây Nam tổ quốc, là cái xứ mà “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”. Từ thuở khai hoang mở đất, thiên nhiên vừa hoang dã, khắc nghiệt, vừa trù phú, hào sảng đã dệt nên nhiều giai thoại về “kỳ hoa dị thảo” cho vùng đất này. Giữa chốn “rừng thiêng nước độc”, với sự mưu trí và tài hoa, để sống với rừng, người U Minh đã sản sinh ra những nghề chỉ có một không hai, như: nghề “săn sấu”, nghề “bắt cọp”, nghề “ăn ong”, nghề “thầy đìa”.
Du khách về với huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau không chỉ vì nơi đây có điểm mốc Cuối trời mà còn có đa dạng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm gắn với khu bảo tồn đất ngập nước thế giới VQG Mũi Cà Mau. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích bãi bùn ngập triều lớn và rừng ngập mặn với các loài chiếm ưu thế như mắm; đước; trang. Đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía Đông). Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản; là điểm dừng chân và trú đông rất quan trọng cho nhiều loài chim nước di cư.