Tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn – Nơi có hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới, việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên được người dân và chính quyền địa phương rất quan tâm. Nhờ giữ gìn và bảo vệ tốt cảnh quan thiên nhiên mà vùng đất ngập nước Ba Bể ngày càng được nhiều du khách biết đến.
Tây Ban Nha đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược chuyển đổi xanh trong bối cảnh vấn đề an ninh năng lượng của châu Âu đang gặp rất nhiều thách thức. Mới đây, nước này tiếp tục sở hữu thêm 1 công viên năng lượng Mặt trời, nâng tổng số công viên năng lượng Mặt trời và gió của nước này lên con số 7. Cùng với việc có mối quan hệ kinh tế lâu dài với khu vực Trung Đông - Bắc Phi, Tây Ban Nha hiện đang thu hút sự chú ý và được dự báo có thể trở thành cường quốc về cung cấp năng lượng cho lục địa già.
- Hải Phòng: Bài học từ lòng dân từ công tác giải phóng mặt bằng
- Venezuela: dùng nhựa tái chế tạo ra những bức tranh trên tường trang hoàng thủ đô
- Bắc Ninh: Nút thắt về mặt bằng khiến nhiều dự án giao thông chậm tiến độ
- Hưng Yên: Nam giải bài toán rác thải sinh hoạt
- Mỹ: Các nhà máy nhiệt than đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo
Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai được xem là vùng đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á - Nơi đây không chỉ có giá trị cao về tài nguyên đa dạng sinh học mà còn có chức năng đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái, cân bằng tự nhiên ven bờ và phát triển kinh tế xã hội. Phát huy tiềm năng thế mạnh này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang-Cầu Hai. Việc thành lập khu bảo tồn này có ý nghĩa thiết thực mang lại giá trị thực tiễn lớn trong việc đa dạng sinh học gắn với thúc đẩy đàm phá. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
- Thái Nguyên: “Nút thắt” mặt bằng làm chậm tiến độ nhiều dự án
- Bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai

Hình ảnh những thùng đựng rác với các màu khác nhau, dành cho ba loại rác vô cơ, hữu cơ và tái chế khác nhau đã trở nên quen thuộc với người dân từ thành thị tới nông thôn trong nhiều năm trở lại đây. Thậm chí, nhiều địa phương đã áp dụng thí điểm một số chương trình phân loại rác tại nguồn để hình thành thói quen sống xanh cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc phân loại rác thải còn nhiều khó khăn bởi các mô hình mới chỉ được thực hiện tại nguồn, chưa thiết lập thành chuỗi quy trình phân loại trong thu gom, xử lý. Để từng bước nâng cao ý thức người dân cũng như đưa công tác phân loại rác tại nguồn đi vào thực tế thì từ ngày 25/08 tới đây, theo Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thì nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn sẽ bị xử phạt. Mặc dù ngày thực hiện này đã cận kề nhưng theo ghi nhận của phóng viên Đài TNVN, việc thu gom rác vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống, chưa cơ quan, đơn vị nào tuyên truyền về phân loại rác từ nguồn để tránh phạt.
Trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp vẫn là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hiện nay, số lượng các khu công nghiệp được thành lập để thực hiện thu hút các dự án đầu tư công nghiệp đang ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo thêm nhiều áp lực cho môi trường. Việc quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tại một số địa phương còn thực hiện tràn lan trong khi khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp, năng lực tài chính còn hạn chế dẫn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Các cụm công nghiệp chưa có sự ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải, một số cụm công nghiệp thậm chí còn không có hệ thống xử lý rác thải mà đổ trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư sống tại khu vực lân cận.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Quản lý nghĩa trang liệt sỹ quốc gia tỉnh Quảng Trị cùng sự tham gia đồng hành của Công ty Toyota Việt Nam triển khai Chương trình trồng 1000 cây Sao đen dọc 2 bên Nghĩa trang và cải tạo 03 héc ta rừng cây tạp thành rừng cây bản địa có giá trị đa dạng sinh học, có sức sống mãnh liệt trước khắc nghiệt của thời tiết.
- Thay đổi cách tính giá đất để kiểm soát thuế bất động sản
- Tây Ban Nha đối phó với nạn rác thải nhựa đại dương
Xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là vùng quê thuần nông, nằm ven những cánh rừng ngập mặn của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Nơi đây có hệ sinh thái đất ngập nước tuyệt vời với nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào, đa dạng tại vùng đất này. Người dân mưu sinh bằng việc đánh bắt tôm rảo, tôm sú, cá đối, cá chép, cá chìa hoa sẵn có trong luồng lạch, bãi bồi ven biển nhưng cũng không ít mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp đang ảnh hưởng không nhỏ đến vùng sinh thái tự nhiên nơi đây. Đau đáu với ý tưởng xây dựng một ngôi làng sinh thái ven biển để phục hồi những giá trị tự nhiên vốn có, chị Doãn Thị Thoa trong hành trình bỏ phố về quê đã xây dựng hợp tác xã Khang Tường - nơi tập hợp những thành viên cùng chung niềm đam mê sản xuất nông thủy sản sạch mời quý vị và các bạn cùng nghe một phóng sự sau đây:
- Thay đổi tư duy không thu hút đầu tư bằng mọi giá
- Hàng loạt sông băng tan chảy- thảm họa khó lường
Nhiều diện tích rừng ngập mặn được trồng tại vùng biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đã bắt đầu phát huy tác dụng trong việc che chắn cho đất liền trong mùa mưa bão. Vành đai rừng ngập mặn được đầu tư, mở rộng, không chỉ giúp địa phương ứng phó vớibiến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp mà còn tạo sinh kế cho nhiều người dân ven phá Tam Giang.