Với diện tích đất nông nghiệp hơn 900 nghìn ha, chiếm hơn 93% diện tích đất tự nhiên cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật nhiệt đới phong phú, tỉnh Kon Tum có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp và dược liệu. Vì vậy, qua nhiều nhiệm kỳ, tỉnh Kon Tum luôn xác định đi lên từ nông nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển từ trụ cột nông nghiệp. Từ việc tập trung thực hiện chủ trương về phát triển nông nghiệp, đến nay, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Vào tháng 5 vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 14 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với tầm nhìn chiến lược và những giải pháp cụ thể. Nghị quyết định hình “vương quốc” dược liệu Kon Tum trong tương lai gần, và hiện thực hóa khát vọng đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia vào năm 2025. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
- Vĩnh Phúc: Người dân bức xúc ô nhiễm môi trường do rác thải
- Sáng kiến 'eDNA' giúp bảo tồn đa dạng sinh học biển do biến đổi khí hậu
- Bắc Ninh: Nguồn thu từ đất sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thu ngân sách của các địa phương
- Tây Ban Nha: Đạp xe tập thể đi học khuyến khích thói quen giao thông
- Sửa đổi Luật đất đai 2013: Hải hoà lợi ích Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp
- Hiệp ước ô nhiễm nhựa, bước ngoặt để chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu
- Thái Nguyên: Khán hiếm đất san lấp - Nhiều dự án gặp khó
- Hồ nước ngọt Suchitlan ở El Salvador kêu cứu vì rác thải nhựa
- Vướng mắc trong triển khai tái định cư khiến tiến độ giải phóng mặt bằng nhiều dự án bị chậm
- Câu chuyện người đàn ông 30 năm đi tìm lại sắc xanh cho trái đất
- Quyết liệt xử lý tình trạng dự án "treo", dự án chậm triển khai
- Vận tải biển Nhật Bản nghiên cứu sử dụng amoniac như nguồn năng lượng sạch
- Hải Dương: Nan giải ô nhiễm môi trường tại CCN Ba Hàng
- Thiết bị gom rác chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latinh
19 lần bà Nguyễn Thị Hải, trú tại tổ 7, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng liên quan đến việc tranh chấp đất đai. Đến thời điểm này, mặc dù UBND phường Tiền Phong xác nhận nội dung đơn kiến nghị của bà Hải hoàn toàn đúng sự thật, tuy nhiên, mâu thuẫn vẫn không được chính quyền địa phương xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật, gây bức xúc trong dư luận
- Phạt thêm đến 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá nếu tự ý “bỏ cọc”
- Ni-giê-ri-a sản xuất đèn năng lượng mặt trời từ vật liệu tái chế
Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng và then chốt trong việc bảo vệ bờ biển, chống xói lở bờ biển, chống gió bão, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư ven biển. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn đã gây nên thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy quản lý và sử dụng rừng ngập mặn bền vững được xem là một trong nhiều giải pháp có tính bền vững. Trong đó, mô hình quản lý bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng cho vùng ven biển được đánh giá là mô hình phát triển sinh kế hợp lý về sinh thái nhưng vẫn đảm bảo quản lý rừng bền vững. Hay nói cách khác, quản lý rừng dựa vào cộng đồng là dựa vào những gì cộng đồng đã, đang và sẽ có và những hiểu biết của họ về tài nguyên môi trường khu vực quản lý, về tình trạng khai thác, sử dụng nguồn lợi, về tình hình kinh tế, xã hội, về văn hóa truyền thống và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng có thể là tham gia hình thức và tham gia thực sự, khi tham gia thực sự thì các bên sẽ được đảm bảo về quyền, có được tiếng nói trong các quyết định. Sự tham gia của cộng đồng sẽ phát huy tính tương trợ cộng đồng do nhận thức của người dân dần thay đổi sẽ giải quyết khắc phục được các mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân hay giữa chủ rừng và người dân. Đây cũng là hướng đi được áp dụng khá hiệu quả tại rừng ngập mặn ven biển thuộc vườn quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định – Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam
Ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi luôn là một trong những vấn đề nan giải, nhất là ở các vùng nông thôn. Phân của các loài gia súc thường chứa nhiều nitơ, phốt pho, kim loại nặng… và các vi sinh vật gây hại. Nó không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất và nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi đã áp dụng mô hình bể biogas để xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Căn bếp của mỗi gia đình chính là nơi phát sinh lượng khá nhiều rác thải hàng ngày. Rác chưa qua xử lý không chỉ gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc tái chế hiệu quả rác thải nhà bếp sẽ góp phần không nhỏ vào việc giảm lượng chất thải ra môi trường. Mời quý vị cùng nghe phóng sự “Giải pháp giảm thiểu và tái chế rác thải nhà bếp”:
Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) là làng cổ bên tả ngạn sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Trước năm 2000, các hộ dân tại đây đều sử dụng lò hộp đốt than để nung. Quá trình sản xuất này đã thải ra môi trường khoảng 130 tấn bụi/năm. Hàng ngày, có khoảng 2.000 tấn khí độc hại bủa vây cuộc sống con người nơi đây. Để khắc phục tình trạng này, hiện các hộ gia đình đã cải tiến, thay thế lò hộp bằng lò gas. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này đã đánh dấu một bước ngoặt trong sản xuất gốm sứ của Bát Tràng, góp phần phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Bài viết của Thùy Khánh, phóng viên VOV