Dế Mèn du ký, tên thật là Đào Minh Tiến (26 tuổi, sống tại Hà Nội) một vlogger về du lịch nhận được rất nhiều sự yêu mến của cộng với những video đẹp như những “thước phim” giới thiệu về cảnh sắc và con người Việt Nam. Đặc biệt, trong mỗi chuyến hành trình của anh luôn có sự đồng hành của lá cờ Tổ quốc. Đào Minh Tiến chia sẻ về những chuyến đi của mình với lá cờ Tổ quốc, đem lại cảm xúc rất xúc động và tự hào về quê hương Việt Nam bình yên, tươi đẹp.
Hôm nay 10/10, kỷ niệm 67 năm giải phóng Thủ đô. Trong suốt những chặng đường lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn là địa danh lịch sử có ý nghĩa riêng biệt, hết thảy các sự kiện có tính quyết định bước ngoặt chiến lược, mở ra thời cơ vàng cho lịch sử dân tộc bước lên tầm cao mới đều diễn ra nơi đây. Trong chiến tranh trước những kẻ thù hùng mạnh và nay là cuộc chiến “chống giặc Covid-19”, Hà Nội luôn thể hiện được bản lĩnh của mình, xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của cả nước dành cho “Thủ đô nghìn năm văn hiến”.
Trung thu không chỉ là ngày tết dành cho trẻ nhỏ, được tung tăng chạy nhảy vui đùa mà còn là sự đoàn viên, gắn kết các thành viên gia đình. Dịch bệnh đã khiến các sự kiện vui Trung thu phải thay đổi nhưng không vì thế mà thiếu đi sự chăm lo của các cơ quan, tổ chức và nhà hảo tâm dành cho các em. Họ đã mang những món quà đặc biệt dành cho trẻ em mùa trăng tròn.
Nhóm thiện nguyện mang tên "Mỗi ngày một quả trứng" đã lên kế hoạch mang lại niềm vui cho con trẻ tại TPHCM và Đà Nẵng. Bà Khuất Thị Hải Oanh – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – người điều hành nhóm Mỗi ngày một quả trứng chia sẻ về chương trình "Trung thu vượt COVID cho trẻ Sài Gòn".
Mạng xã hội tuy ảo nhưng cảm xúc vui, buồn mà nó mang lại là có thật. Một lời chê bai có thể chưa mang đến nhiều hậu quả tiêu cực, nhưng với mạng xã hội được hàng chục triệu người sử dụng, bất cứ một sơ hở nào cũng sẽ trở thành mục tiêu để đám đông chỉ trích, ném đá. Và nhiều khi lý do “ném đá” chỉ là chê cho... sướng, chửi theo phong trào, hùa theo đám đông đã có những tác động xấu không nhỏ. Vậy, cần nhìn nhận về hiện tượng này như thế nào và làm thế nào để có thể loại bỏ lối hành xử kém văn minh ấy?
Tại TPHCM, có rất thiên thần bé bỏng được sinh ra nhưng không được mẹ của mình gần gũi, chăm sóc. Mẹ của các em đang phải cách ly, điều trị COVID19. Những tiếng khóc tìm mẹ của con trẻ vang lên trong sự nghẹn ngào hẳn sẽ khiến mỗi người thêm thương xót và mong sao đại dịch sớm qua đi để không còn những tình cảnh éo le như thế.Thật may mắn, một trung tâm đặc biệt, chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh chào đời trong đại dịch vừa được thành lập và đi vào hoạt động.
“Sống là để cho đi”! Câu nói tưởng như lý thuyết lại rất gần gũi trong những lúc khó khăn như thế này. Có một chương trình thiện nguyện đang diễn ra mang tên “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở”, biến những kỷ vật thành vũ khí giúp bệnh nhân Covid-19 giành giật sự sống đang được sự quan tâm, đóng góp của rất nhiều người, từ người dân bình thường đến các nhà báo, nghệ sĩ trên khắp cả nước…
Hoạt động của chương trình này đang diễn ra như thế nào và có ý nghĩa ra sao tại thời điểm này, khi hàng ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều mất mát đau thương vì số người tử vong do Covid-19? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là nhà báo Bùi Ngọc Hải, Giám đốc SOHA.vn, thành viên sáng lập nhóm thiện nguyện Hạt vừng, nhóm khởi xướng chiến dịch “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở” về chương trình thiện nguyện này.
Trong những ngày áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ở TP.HCM không chỉ có những suất ăn, những phần lương thực, thực phẩm, mà còn có những món quà đặc biệt khác cũng được trao đến người dân, đó là sách. Đọc sách ngày giãn cách đang là một trong những hoạt động được nhiều người dân TP.HCM hưởng ứng.
Với số lượng F1 ngày càng tăng thời gian qua, để đảm bảo an toàn phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, việc triển khai tổ chức cách ly tại nhà đối với đối tượng F1 được nhiều người ủng hộ vì vừa giảm gánh nặng cho các khu cách ly, vừa mang lại cảm giác thoải mái cho người cách ly.
- Thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua đã thực hiện cách ly tại nhà đối với F1. Vậy F1 thực hiện cách ly ở nhà có khó khăn gì không? phải chuẩn bị, tuân thủ những quy định gì, xử lý các tình huống huống về sức khỏe như thế nào? Ông Hồ Duy Tân, 58 tuổi, ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, một F1 đã thực hiện cách ly tại nhà, chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt tại nhà trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp hiện nay.
Thu nhập của không ít gia đình suy giảm vì tình hình kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cơ bản và dễ thực hiện trong quản lý tài chính cá nhân có thể giúp quý vị vượt qua những sóng gió này. Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. Đinh Thị Thanh Vân, Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những người sáng lập “Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt Nam” về vấn đề này.
Vui mừng có, hụt hẫng-thất vọng, đau khổ có – đó là thực tế sau mỗi mùa thi cử; là một phần câu chuyện kỳ vọng và áp lực giữa nhà trường, gia đình và con trẻ; là thực tế lưu tâm cộng đồng-xã hội và giới truyền thông, những ngày này. Thế nhưng, hãy nhìn công bằng hơn 1 chút về nỗi lòng cha mẹ - có được không? Rồi bao quát vấn đề “kỳ vọng và áp lực” - lên tổng thể sàn an sinh…để thấy rằng, chuyện tưởng là nội bộ của mỗi gia đình - tưởng nhỏ mà không nhỏ. BTV Thu Trang và khách mời là bà Lê Quỳnh Lan – Đại diện Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ với kinh nghiệm hàng chục năm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ trẻ em – vì cộng đồng Việt Nam) cùng chia sẻ về nội dung này.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.