logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình Việt (27/06/2021)

Hạnh phúc gia đình là khi chúng ta biết trân trọng, nâng niu những khoảnh khắc bên những người thân của mình, là hành vi, là ứng xử một cách có văn hóa. Tuy nhiên, cuộc sống thì luôn có nhiều vấn đề xảy ra, có buồn, có vui, có hạnh phúc, đau khổ và cái cách người ta đối xử với nhau không phải lúc nào cũng giống nhau. Làm thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình sẽ là câu chuyện được NSND Lan Hương chia sẻ.

Cần chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, làm sạch “rác” trên mạng xã hội (13/06/2021)

Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?

Nghệ sỹ quảng cáo sản phẩm: Con dao 2 lưỡi (30/5/2021)

Việc các nghệ sĩ dùng tên tuổi, sự nổi tiếng của mình để quảng cáo cho các sản phẩm, thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngôi sao, song có thể sẽ khiến họ mất đi hình ảnh vì quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, báo Tiền phong bàn luận về vấn đề này.

Để người chuyển giới không vô hình (9/5/2021)

Tại Việt Nam chưa có số liệu chính thức về người chuyển giới, nhưng con số ước tính của Viện Nghiên cứu xã hội - kinh tế và môi trường "I see" thì có khoảng 500.000 người tự nhận giới tính bản thân không trùng với giới tính bẩm sinh.
Một nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy tỉ lệ người chuyển giới trong cộng đồng là từ 0,3-0,5% dân số. Theo con số này, Việt Nam hiện có từ 300.000 đến 500.000 người chuyển giới. Và Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều người chuyển giới chết vì những biến chứng phát sinh trong quá trình sử dụng hooc môn, tiêm silicon trôi nổi ngoài thị trường.
Bên cạnh đó, vô số những khó khăn mà người chuyển giới phải đối mặt, từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những quy định pháp lí liên quan. Chu Thanh Hà, Trưởng nhóm hỗ trợ những người chuyển giới nam tại Hà Nội chia sẻ về vấn đề này.

Smartphone - công thần hay tội đồ? (02/04/2021)

Người ta thường nhắc đến chứng nghiện điện thoại hoặc đơn giản là lệ thuộc vào chúng, có người nói nếu điện thoại mà không có kết nối internet thì cảm giác như thiếu một phần tất yếu của cuộc sống. Việc sử dụng smartphone như thế nào là lựa chọn của mỗi cá nhân, tốt hay xấu là do chúng ta lựa chọn. Để góp thêm một góc nhìn khác về điện thoại thông minh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Phan Đăng đang công tác tại báo Công an nhân dân về chủ đề này.

Nhận diện tà đạo trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo (25/04/2021)

Trong sự phát triển của nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, sự xuất hiện của “hiện tượng tôn giáo mới” một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, mặt khác đã có không ít những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Một số hiện tượng tôn giáo mới mang tính chất mê tín dị đoan, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục dân tộc, trái với đạo đức xã hội, lợi dụng tôn giáo nhằm trục lợi phi pháp hoặc núp bóng tôn giáo để chống phá Đảng, nhà nước. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để nhận diện những hoạt động tôn giáo được xem là tà đạo, hoạt động trái pháp luật? Cần có những giải pháp gì để ngăn chặn hiện tượng này?

Để người chuyển giới không vô hình, xóa đi những rào cản xã hội và pháp lý đối với họ (18/4/2021)

Tại Việt Nam chưa có số liệu chính thức về người chuyển giới nhưng con số ước tính của Viện Nghiên cứu xã hội - kinh tế và môi trường Isee thì có khoảng 500 ngàn người tự nhận giới tính của bản thân không trùng với giới tính bẩm sinh. Một nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy tỉ lệ người chuyển giới trong cộng đồng là từ 0,3-0,5% dân số. Theo con số này thì Việt Nam hiện có từ 300.000 đến 500.000 người chuyển giới. Và Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều người chuyển giới chết vì những biến chứng phát sinh trong quá trình sử dụng hooc môn, tiêm silicon trôi nổi ngoài thị trường. Bên cạnh đó, vô số những khó khăn mà người chuyển giới phải đối mặt, từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những quy định pháp lí liên quan. Anh Chu Thanh Hà, Trưởng nhóm It’s T time- hỗ trợ những người chuyển giới nam tại Hà Nội trao đổi về vấn đề này.

Trầm cảm bủa vây khiến giới trẻ tìm đến cái chết: Làm gì để vượt qua? (4/4/2021)

Trầm cảm, một căn bệnh là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tìm đến cái chết trong xã hội hiện đại. Mỗi năm số người tự sát do trầm cảm ở nước ta khoảng 36.000 - 40.000 người. Đây là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động, rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình.
Vậy người trầm cảm nên làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn ấy và những người xung quanh có thể làm gì để giúp họ?

Cần chính sách, cơ chế đặc thù thu hút, trọng dụng người trẻ đủ đức, đủ tài tham gia cơ quan dân cử (28/03/2021)

Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ vào tháng 11 năm 2016 theo Nghị quyết số 299 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV. Đây là các ĐBQH có tuổi từ 45 trở xuống tính từ thời điểm thành lập nhóm. Hiện nay, Nhóm ĐBQH trẻ Việt Nam có 131 thành viên, nhiều ĐBQH trẻ đang giữ các vị trí quan trọng trong Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tham gia tích cực vào các hoạt động của Quốc hội. Cần có chính sách, cơ chế đặc thù để thu hút, trọng dụng nhiều hơn nữa những người trẻ đủ đức, đủ tài tham gia vào cơ quan dân cử được xem là giải pháp góp phần tạo tính đột phá trong hoạt động của Quốc hội.

Từ thiện sao cho đúng, thế nào là cách cho hiệu quả? (21/03/2021)

Gần đây, những nhóm tình nguyện, nhiều dự án phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội… có hoạt động tích cực, góp phần giải quyết nhiều những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động rất ý nghĩa của những tổ chức ấy cũng đặt ra những câu hỏi về cách thiện nguyện,phương thức làm từ thiện sao cho đúng, cho hiệu quả. Anh Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc TT Thông tin UNESCO, người sáng lập "Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng" trò chuyện về những hoạt động đầy ý nghĩa này.

Hạnh phúc với phụ nữ là gì? (7/3/2021)

Phụ nữ là một nửa Thế giới, phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời. Ngày mai, 8/3, sẽ là ngày để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp quan trọng của một nửa nhân loại.
Phụ nữ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ thiên chức cao cả là người mẹ và cùng nuôi dạy con trẻ thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia. Suy cho cùng, với mọi phụ nữ, một cuộc sống hạnh phúc là đích đến mà ai cũng hướng đến. Nhưng hạnh phúc với phụ nữ là gì lại là một câu hỏi có muôn vàn đáp án. Trong sáng nay, chúng tôi mời quý vị cùng nghe những chia sẻ của một phụ nữ đã có hơn 50 năm chung sống hạnh phúc bên chồng của mình để tìm ra câu trả lời của bà cho câu hỏi vừa nêu.

Câu chuyện của những tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin covid-19 Việt Nam (28/2/2021)

Trước diễn biến phức tạp, nhiều biến chủng mới khó lường của vi rút Sar-Covi-2, Bộ Y tế cho biết vaccine Covid-19 trong nước là Nanocovax vừa hoàn thành thử nghiệm trên người giai đoạn 1 và giai đoạn 2, sẽ được rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng nhưng vẫn đảm bảo quy trình chuyên môn và khoa học kỹ thuật.
Chúng ta đang chạy đua với thời gian. Và trong quá trình này, một trong những đóng góp quan trọng đó là các tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin, chúng tôi trao đổi với chị Nguyễn Nữ Minh Yến và chị Trần Thị Nhung.

Dâng sao giải hạn đầu năm, hiểu đúng để tránh bẫy mê tín (21/2/2021)

Thời điểm tháng Giêng hàng năm cũng là dịp nhiều người dân Việt Nam tìm đến các cơ sở thờ tự để làm lễ “dâng sao giải hạn” với mong muốn sẽ hoá giải vận hạn và mưu cầu những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều ban hành văn bản yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không tiến hành dâng sao giải hạn. Sẽ không có gì phải tranh cãi nếu như mọi người đều thành tâm cúng bái, “tâm xuất, phật chứng”, cũng không có gì phải bàn luận nếu niềm tin tâm linh không bị biến tướng, bị thương mại hoá, dẫn đến một số hành vi sai lệch hùa theo “đám đông”, gây “phản cảm” tại những nơi tôn nghiêm. Và sự việc này xảy ra khá phổ biến trong những năm gần đây. Vậy cần hiểu về thế nào cho đúng về nghi thức dâng sao giải hạn? Liệu dâng sao có giải hạn được hay không? Tại sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo các cơ sở không thực hiện hoạt động dâng sao giải hạn? Đây cũng là vấn đề được chúng tôi bàn luận trong Studio mở hôm nay, với sự tham gia của PGS. TS. Bùi Xuân Đính, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Gặp gỡ Phạm Đức Anh: chàng sinh viên ngành Y với khát vọng cống hiến cho đất nước(7/2/2021)

Phạm Đức Anh (sinh năm 2000), sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội là tấm gương sáng về nỗ lực, khát khao chinh phục ước mơ. 2017, 2018 hai năm liên tiếp giành HCV vàng Olympic quốc tế, có nhiều cơ hội vào trường top đầu thế giới nhưng Đức Anh vẫn quyết định học tại trường Đại học Y Hà Nội. Với thành tích xuất sắc, năm 2018, Phạm Đức Anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba khi mới 18 tuổi; năm 2019 nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hà Nội. Và vừa tuần trước, Phạm Đức Anh vinh dự là một trong những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam được mời dự phiên khai mạc và bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Chàng sinh viên trẻ luôn nỗ lực hết mình với khát vọng được cống hiến cho đất nước, hôm nay sẽ là khách mời trong studio mở. Tuy nhiên, vì dịch covid 19 đang diễn biến rất phức tạp, nên chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với Đức Anh qua điện thoại.

Các nhà làm phim luôn kỳ vọng về một khởi đầu đầy khởi sắc của Điện ảnh Việt dịp Tết Tân Sửu 2021 (31/1/2021)

Cũng như các nền điện ảnh khác trên thế giới, điện ảnh Việt Nam chịu sự tác động không nhỏ do đại dịch COVID-19. Năm 2020 có thể nói là một năm khiến các nhà làm phim phải đau đầu vì tình hình dịch bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định. Các phim đầu tư lớn buộc phải hoãn ngày chiếu, dời lịch phát hành, một số cụm rạp phải đóng cửa do không thể duy trì trong tình trạng thiếu hụt doanh thu. Nắm bắt nhu cầu đến rạp thưởng thức môn nghệ thuật thứ bảy dịp Tết đến, Xuân về của công chúng, các nhà sản xuất phim Việt đang gấp rút thực hiện các dự án, giới thiệu những sản phẩm mới, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm điện ảnh thú vị, hấp dẫn. “Điện ảnh Việt dịp Tết Sửu 2021: Kỳ vọng khởi sắc” là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Studio Mở hôm nay, với sự tham gia phân tích, bình luận của nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: