“Sống là để cho đi”! Câu nói tưởng như lý thuyết lại rất gần gũi trong những lúc khó khăn như thế này. Có một chương trình thiện nguyện đang diễn ra mang tên “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở”, biến những kỷ vật thành vũ khí giúp bệnh nhân Covid-19 giành giật sự sống đang được sự quan tâm, đóng góp của rất nhiều người, từ người dân bình thường đến các nhà báo, nghệ sĩ trên khắp cả nước…
Hoạt động của chương trình này đang diễn ra như thế nào và có ý nghĩa ra sao tại thời điểm này, khi hàng ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều mất mát đau thương vì số người tử vong do Covid-19? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là nhà báo Bùi Ngọc Hải, Giám đốc SOHA.vn, thành viên sáng lập nhóm thiện nguyện Hạt vừng, nhóm khởi xướng chiến dịch “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở” về chương trình thiện nguyện này.
Trong những ngày áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ở TP.HCM không chỉ có những suất ăn, những phần lương thực, thực phẩm, mà còn có những món quà đặc biệt khác cũng được trao đến người dân, đó là sách. Đọc sách ngày giãn cách đang là một trong những hoạt động được nhiều người dân TP.HCM hưởng ứng.
Với số lượng F1 ngày càng tăng thời gian qua, để đảm bảo an toàn phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, việc triển khai tổ chức cách ly tại nhà đối với đối tượng F1 được nhiều người ủng hộ vì vừa giảm gánh nặng cho các khu cách ly, vừa mang lại cảm giác thoải mái cho người cách ly.
- Thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua đã thực hiện cách ly tại nhà đối với F1. Vậy F1 thực hiện cách ly ở nhà có khó khăn gì không? phải chuẩn bị, tuân thủ những quy định gì, xử lý các tình huống huống về sức khỏe như thế nào? Ông Hồ Duy Tân, 58 tuổi, ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, một F1 đã thực hiện cách ly tại nhà, chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt tại nhà trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp hiện nay.
Thu nhập của không ít gia đình suy giảm vì tình hình kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cơ bản và dễ thực hiện trong quản lý tài chính cá nhân có thể giúp quý vị vượt qua những sóng gió này. Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. Đinh Thị Thanh Vân, Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những người sáng lập “Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt Nam” về vấn đề này.
Vui mừng có, hụt hẫng-thất vọng, đau khổ có – đó là thực tế sau mỗi mùa thi cử; là một phần câu chuyện kỳ vọng và áp lực giữa nhà trường, gia đình và con trẻ; là thực tế lưu tâm cộng đồng-xã hội và giới truyền thông, những ngày này. Thế nhưng, hãy nhìn công bằng hơn 1 chút về nỗi lòng cha mẹ - có được không? Rồi bao quát vấn đề “kỳ vọng và áp lực” - lên tổng thể sàn an sinh…để thấy rằng, chuyện tưởng là nội bộ của mỗi gia đình - tưởng nhỏ mà không nhỏ. BTV Thu Trang và khách mời là bà Lê Quỳnh Lan – Đại diện Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ với kinh nghiệm hàng chục năm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ trẻ em – vì cộng đồng Việt Nam) cùng chia sẻ về nội dung này.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Hạnh phúc gia đình là khi chúng ta biết trân trọng, nâng niu những khoảnh khắc bên những người thân của mình, là hành vi, là ứng xử một cách có văn hóa. Tuy nhiên, cuộc sống thì luôn có nhiều vấn đề xảy ra, có buồn, có vui, có hạnh phúc, đau khổ và cái cách người ta đối xử với nhau không phải lúc nào cũng giống nhau. Làm thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình sẽ là câu chuyện được NSND Lan Hương chia sẻ.
Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Việc các nghệ sĩ dùng tên tuổi, sự nổi tiếng của mình để quảng cáo cho các sản phẩm, thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngôi sao, song có thể sẽ khiến họ mất đi hình ảnh vì quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, báo Tiền phong bàn luận về vấn đề này.
Tại Việt Nam chưa có số liệu chính thức về người chuyển giới, nhưng con số ước tính của Viện Nghiên cứu xã hội - kinh tế và môi trường "I see" thì có khoảng 500.000 người tự nhận giới tính bản thân không trùng với giới tính bẩm sinh.
Một nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy tỉ lệ người chuyển giới trong cộng đồng là từ 0,3-0,5% dân số. Theo con số này, Việt Nam hiện có từ 300.000 đến 500.000 người chuyển giới. Và Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều người chuyển giới chết vì những biến chứng phát sinh trong quá trình sử dụng hooc môn, tiêm silicon trôi nổi ngoài thị trường.
Bên cạnh đó, vô số những khó khăn mà người chuyển giới phải đối mặt, từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những quy định pháp lí liên quan. Chu Thanh Hà, Trưởng nhóm hỗ trợ những người chuyển giới nam tại Hà Nội chia sẻ về vấn đề này.
Người ta thường nhắc đến chứng nghiện điện thoại hoặc đơn giản là lệ thuộc vào chúng, có người nói nếu điện thoại mà không có kết nối internet thì cảm giác như thiếu một phần tất yếu của cuộc sống. Việc sử dụng smartphone như thế nào là lựa chọn của mỗi cá nhân, tốt hay xấu là do chúng ta lựa chọn. Để góp thêm một góc nhìn khác về điện thoại thông minh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Phan Đăng đang công tác tại báo Công an nhân dân về chủ đề này.