logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Chơi mà học” – rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mùa hè (12/7/2020)

"Học sinh sẽ được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè từ năm học 2020-2021".- Đây là thông tin nhận được sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Nhiều cô trò vui mừng vì có nhiều thời gian hơn để được nghỉ ngơi sau những ngày học vất vả. Nhiều chuyên gia giáo dục ủng hộ cho học sinh nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè. Một trong những lý do rất thuyết phục được họ đưa ra đó là cha mẹ và nhà trường hãy tạo cơ hội để các con được trải nghiệm, đem kiến thức mình học được ở trường áp dụng vào thực tiễn, các con được học kỹ năng sống nhiều hơn là việc tối ngày chỉ biết đi học kiến thức. Vậy những khóa "chơi mà học" rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mùa hè sẽ ra sao? Anh Nguyễn Hoàng Phương Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD, Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ trò chuyện về nội dung này.

Để áo dài trở thành di sản của nhân loại (5/7/2020)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Trang phục là một tác phẩm thẩm mỹ ẩn chứa tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi nước. Trong chiều dài lịch sử của đất nước, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa ngoại lai, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa của dân tộc mình, trong đó có áo dài. Áo dài theo nghĩa này, lại là biểu tượng rất đẹp cho tinh thần bất khuất của dân tộc.
Tuần qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tinh hoa của di sản văn hóa Việt cùng lúc hội tụ về nơi này một cách tinh tế và sáng tạo trong hơn 1.000 bộ áo dài trong chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây có lẽ là sự kiện tôn vinh áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Để tạo nên thương hiệu quốc gia cho áo dài, còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình lên UNESCO công nhận áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là những việc gì, hãy cùng trò chuyện với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.

Làm thế nào để loại bỏ những vấn đề trong cuộc sống, xây dựng một gia đình bình an và hạnh phúc? (28/6/2020)

Ngày Gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có không ít vấn đề mà các gia đình nhỏ gặp phải, làm cuộc sống trở nên căng thẳng, mệt mỏi như vấn đề về tài chính, hạnh phúc vợ chồng, dạy dỗ con nhỏ… Nhân Ngày Gia đình Việt Nam năm nay có chủ đề “Bình an- hạnh phúc”, chúng tôi xin bàn luận một góc nhỏ về làm thế nào để cuộc sống gia đình trở nên hạnh phúc hơn khi loại bỏ được những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày với khách mời là Tiến sỹ Trần Thị Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Những nhà báo góp phần chống dịch Covid-19 (21/6/2020)

Sự lây lan của SARS-COV2 vẫn chưa dừng lại. Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát hiệu quả thành công dịch bệnh, cả nước không có ca tử vong. Số người được điều trị khỏi chiếm tỉ lệ rất cao. Để làm nên thành công đó, việc tuyên truyền kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, việc điều trị và cả công tác cách ly tập trung đóng vai trò quan trọng. Cùng với đội ngũ làm báo cả nước, các phóng viên Đài TNVN cũng đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành quả chung lớn lao đó bằng nhiều việc làm cụ thể, trong đó có việc cử phóng viên tác nghiệp tại những điểm nóng. Khách mời là nhà báo Lê Nam Trung – đang công tác tại Phòng Thể hiện kênh VTC14. Anh Trung là một thành viên trong Ê-kip gồm 4 người đã tác nghiệp tại BV Bạch Mai.

Thưởng thức trà sen Hà Nội – Nét văn hóa kết nối quá khứ và hiện tại (7/6/2020)

Vào mùa sen, người Hà Nội không chỉ thích mua hoa về cắm trong bình mà còn thích ướp trà và thưởng trà sen. Mặc dù sen có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng từ Bắc vào Nam và rất quen thuộc với người dân, nhưng ở Hà Nội, sen với người, người với sen lại quấn quýt nhau. Chính sự cầu kỳ và tinh tế trong cách ướp trà với sen và thưởng thức trà của người dân Hà Thành đã khiến thú vui tao nhã này trở nên đặc biệt hơn so với nhiều vùng khác, và trở thành một phần của văn hoá Hà Nội. Trong Studio Mở hôm nay, chúng tôi mời tới phòng thu trực tiếp nhà văn Nguyễn Trương Quý cùng trò chuyện về Thưởng thức trà sen Hà Nội – Nét văn hóa kết nối quá khứ và hiện tại. Nhà văn Nguyễn Trương Quý là người dành nhiều tâm huyết viết về Hà Nội qua các chủ đề đa dạng, vẽ lại một Hà Nội qua ngòi bút ung dung.

Hoàng Nữ Ngọc Tim – một trái tim yêu thương (31/5/2020)

Hoàng Nữ Ngọc Tim sinh ra và lớn lên ở Thụy Sỹ. Khi tới Việt Nam, nhìn những người khuyết tật bị bỏ rơi, Tim đã quyết định ở lại xây nhà che chở cho hàng trăm số phận bất hạnh suốt 20 năm qua.

Một cuộc đua (24/05/2020)

Một dịch bệnh chưa từng xuất hiện với tốc độ lây lan nhanh chóng trên toàn cầu! Một loại virut gây hàng ngàn ca cử vong mỗi ngày. Một chủng bệnh chưa có thuốc đặc trị, thách thức y học thế giới! Để bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người dân trước thảm họa Covid-19, yêu cầu đặt ra cấp thiết: “Sản xuất test kit chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus nhanh nhất có thể”. Thông thường, việc nghiên cứu và xin cấp phép một kit test sẽ mất 4 năm nhưng các nhà khoa học tại Học viện Quân y đặt mục tiêu với độ khó ở mức không tưởng: “Một tháng có sản phẩm hoàn thiện”.
Cuộc chiến cam go suốt 1 tháng ròng rã trong phòng thí nghiệm, giữa các nhà khoa học và kẻ thù vô hình… Họ đã chạy đua với thời gian! “Chúng tôi chưa từng nghĩ đến thất bại vì…không có cả thời gian để nghĩ đến điều đó”. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu bộ kit xét nghiệm đã từng chia sẻ. Những khúc cua bất ngờ. Những âm thanh chân thực và sống động. Những chi tiết đầy cảm xúc về tinh thần đồng đội, sự đùm bọc và thương yêu từ người thân, bạn bè – nhân tố giúp các tay đua vượt qua thách thức tưởng như bất khả thi. Tất cả đều có trong “Một cuộc đua”! Cuộc đua đó là gì, mời quý vị cùng nghe Studio mở ngay sau đây.

COVID-19: Việt Nam được quốc tế đánh giá như một hình mẫu chống dịch (17/5/2020)

Đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, với những hậu quả rất nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Phong cách sống hàng ngày của con người ta cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển y tế, du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng… đặc biệt là khoa học và công nghệ sẽ có những thay đổi lớn trong những năm hậu dịch. Thay đổi tư duy trong quy hoạch và định hướng nghiên cứu trong những năm tới, sao cho nền khoa học nước nhà được phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn, có được hạ tầng cơ sở hiện đại và nhân lực giỏi để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới trong tương lai phát triển của đất nước vẫn luôn là yêu cầu bức thiết.

Còn mãi Những cánh buồm đỏ thắm (10/5/2020)

75 năm đã trôi qua kể từ thời khắc lịch sử ngày 9/5/1945 (theo giờ Matxcơva), khi đại diện Đức quốc xã ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thời khắc ấy mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại, trở thành Ngày Chiến thắng chung của tất cả các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hòa chung trong không khí của Ngày chiến thắng, Studio mở hôm nay mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về Văn học Nga-Xô Viết và sự đồng điệu với trí tuệ, tâm hồn người Việt. Khách mời của chương trình là dịch giả, Nhà giáo Ưu tú Lê Đức Mẫn là người chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học Nga nổi tiếng.

Có một "nền văn hóa" mang tên Phở (3/5/2020)

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày: phở sáng, phở trưa, phở chiều, phở tối, phở đêm, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Trong những ngày dịch Covid-19, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, món phở cũng làm cho nhiều người thèm thuồng, mong nhớ không thôi. Phở là món ăn truyền thống của người Việt Nam và là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt đã được cả thế giới biết đến. Cùng trò chuyện với vị khách mời rất mê ẩm thực và yêu phở. Đó là chị Vĩnh Quyên, Phó Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Nhóm tình nguyện Anti Covid-19 làm một vạn 'tai giả' tặng y bác sĩ tuyến đầu chống dịch (26/4/2020)

Nhóm thiện nguyện Anti Covid-19 làm gần một vạn “tai giả” giúp các nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19 bớt đau vành tai khi phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.

Chương trình “100.000 chữ A ủng hộ trên Facebook”- Lan tỏa nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng (19/4/2020)

Trong tuần qua có một chiến dịch lan tỏa rộng rãi và thu hút đông đảo người dùng mạng xã hội tham gia là chương trình “100.000 chữ A ủng hộ trên Facebook”. Mọi người đăng những status (dòng trạng thái) chia sẻ với ba hashtag bắt đầu bằng ba chữ A, là: #autism, #awareness, #a365. Ý nghĩa ba chữ A là: Autism (chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi nhưng có thể can thiệp tiến bộ), Awareness (nhận thức là điều quan trọng, phát hiện sớm và can thiệp đúng sẽ làm thay đổi cuộc đời người tự kỷ) và A365 (chương trình hướng dẫn cha mẹ hoàn toàn miễn phí trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ tại nhà và tại cộng đồng tại trang mạng a365.vn). Theo ghi nhận, tính đến hết ngày 15/4 đã có gần 165.000 bài đăng tích cực trên mạng xã hội, và có gần 500.000 chữ A được chia sẻ. Chương trình đã tạo một hiệu ứng bất ngờ với người theo dõi. Chương trình này do “Mạng lưới tự kỷ Việt Nam” viết tắt là VAN khởi xướng với mục đích lan toả nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng. VAN thực hiện chương trình này để hưởng ứng lời kêu gọi ngày thế giới nhận thức về tự kỷ mùng 2/4 do Liên Hiệp Quốc phát động. Cùng trò chuyện với chị Phạm Kim Tâm, Chủ tịch Mạng lưới tự kỷ Việt Nam về nội dung này.

Đi chợ online, mua sắm trực tuyến thời COVID-19 thế nào cho hiệu quả? (12/4/2020)

Trong thời gian giãn cách xã hội, mọi người dành nhiều thời gian ở nhà, do đó mua sắm online, giao hàng tận nhà đang trở thành xu hướng rất “hot”. Vậy làm thế nào để những buổi đi chợ online hay mua sắm trực tuyến thực sự hiệu quả, đâu là giải pháp giúp bạn tránh được những rắc rối khi sử dụng dịch vụ này. Studio mở hôm nay chắc chắn sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin bổ ích với khách mời của chương trình là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Cô giáo Hà Ánh Phượng: Hành trình đến với top 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu (5/4/2020)

Sinh ra từ vùng quê nghèo Yên Lập, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, từ nhỏ, Hà Ánh Phượng đã ước mơ trở thành cô giáo. Ước mơ ấy đã thành hiện thực bằng sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ hết mình của gia đình. Và mới đây, cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020.

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 Võ Minh Lâm: Sống trọn vẹn tuổi trẻ (29/3/2020)

Sân khấu cải lương hiện nay có một anh kép trẻ cứ bước lên sân khấu là tỏa sáng, là “ngôi sao” rất đắt show. Đó là Võ Minh Lâm sinh năm 1989, người từng đoạt giải Chuông vàng Vọng cổ năm 17 tuổi, 3 lần giải Mai Vàng, Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang và Tài năng trẻ. Và mới đây nhất, Võ Minh Lâm được Trung ương Đoàn bình chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam 2019, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: