logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trung Quốc tặng chủ nhà Qatar 2 con gấu trúc nhân dịp đăng cai World Cup 2022 (24/10/2022)

Chỉ một đêm thêm hai tân hoa hậu và câu chuyện lạm phát cuộc thi sắc đẹp
- Trung Quốc tặng chủ nhà Qatar 2 con gấu trúc nhân dịp đăng cai World Cup 2022
- Cô gái tái chế quần jeans bỏ đi thành túi xách xuất khẩu sang Mỹ

Chuyện về những người phụ nữ mưu sinh theo con nước thuỷ triều (22/10/2022)

Thu Phương dệt thu mơ màng với liveshow kỷ niệm 25 năm hát nhạc Việt Anh
- Chuyện về những người phụ nữ mưu sinh theo con nước thuỷ triều
- Điểm sự kiện đời sống văn hoá quốc tế

Ứng xử chung cư giữ nếp văn minh hay giữ thói quen làng xã? (21/10/2022)

Đại diện chính quyền phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã khẳng định "Nếu có hiện tượng tái diễn, sẽ xử lý, xử phạt nghiêm" khi nhắc tới việc cư dân bật nhạc đám ma để át tiếng nhạc karaoke ở tổ hợp chung cư HH Linh Đàm, gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Câu chuyện tạm lắng xuống nhưng đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về văn hóa ứng xử chung cư, giữ nếp văn minh thế nào khi mỗi người vẫn còn thói quen làng xã? Cần làm gì để đẩy lùi những thói quen xấu, cách hành xử thiếu chuyên nghiệp trong giải quyết mâu thuẫn?

Lưu giữ sắc màu văn hóa dân tộc Dao Tiền từ hoạt động văn nghệ ở thôn bản (21/10/2022)

Ứng xử chung cư giữ nếp văn minh hay giữ thói quen làng xã?
- Lưu giữ sắc màu văn hóa dân tộc Dao Tiền từ hoạt động văn nghệ ở thôn bản
- Triều Tiên áp dụng phương pháp giảng dạy mới cho trẻ mầm non, hướng đến khám phá năng lực bản thân

Bà Nguyễn Thị Hạnh được tặng giải thưởng Nguyễn Thị Định nhân Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/2022)

Phải làm gì để lòng tốt không đặt sai chỗ, gây nhiều hệ lụy?
- Sáng kiến xe ôm trên cao giúp người dân vượt qua lũ lụt ở Philippine.
- Bà Nguyễn Thị Hạnh, một trong 13 cá nhân, tập thể ở TPHCM được tặng giải thưởng Nguyễn Thị Định nhân Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

Lập gần 100 trạm thu phí ô tô vào nội đô: liệu có là giải pháp tối ưu cho bài toán ùn tắc và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội? (19/10/2022)

Từ nay đến năm 2025, Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô. Đề xuất này nhằm mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có chủ trương này. Hà Nội cũng không phải là tỉnh, thành phố đầu tiên đặt mục tiêu thu phí ô tô qua cửa ngõ. Cách thức này cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng từ lâu. Vậy vì sao chủ trương này ở Hà Nội còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều? Số lượng gần 100 trạm thu phí với lộ trình triển khai vừa nêu liệu có phù hợp với tình hình thực tế? Phí chồng phí có là vấn đề nan giải trong câu chuyện này?

Bộ đội biên phòng giúp dân vùng biên phát triển kinh tế (19/10/2022)

Lập gần 100 trạm thu phí ô tô vào nội đô: liệu có là giải pháp tối ưu cho bài toán giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội?
- Mexico: Sử dụng âm nhạc Mariachi làm liệu pháp khơi dậy trí nhớ cho bệnh nhân
- Bộ đội biên phòng giúp dân vùng biên phát triển kinh tế

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? (18/10/2022)

Năm học 2022-2023 mới diễn ra chưa đầy 2 tháng nhưng tại các địa phương liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, gây bức xúc trong dư luận. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ, mà thậm chí còn có những học sinh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị bạn cùng trường hành hung.
Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội như thế nào để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? Chuyên gia giáo dục – TS Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công cùng bàn về câu chuyện này.

Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Khám phá một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản (18/10/2022)

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
- Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Khám phá một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản.
- Độc đáo nhà hàng thân thiện với môi trường trên Tháp Eiffel.

Ðề xuất trích 3.500 tỷ mua sách giáo khoa cho học sinh mượn - làm thế nào để không lãng phí (17/10/2022)

Đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc trích ngân sách nhà nước 3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa (SGK) cung cấp cho các thư viện trường học để học sinh mượn đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Đây là chính sách nhân văn, mang lại ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với học sinh mà còn có ý nghĩa với tất cả người dân, nhất là khi cả nước mới trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và ở một số vùng, hàng năm học sinh vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, lũ lụt. Song vấn đề quan trọng đặt ra là việc quản lý chi tiêu, sử dụng ngân sách này như thế nào từ trung ương đến địa phương để tránh lãng phí, SGK đến được tay học sinh thực sự cần.

Người phụ nữ Tày làm giàu từ đặc sản địa phương (17/10/2022)

Ðề xuất trích 3.500 tỷ mua SGK cho học sinh mượn - làm sao để không lãng phí
- Thịt bò chay công nghệ 3D thâm nhập thị trường châu Âu
- Người phụ nữ Tày làm giàu từ đặc sản địa phương

Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn (15/10/2022)

Trò chuyện với nghệ sĩ Quyền Văn Minh.
- Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn.

Dịch sốt xuất huyết vẫn chưa "giảm nhiệt", giải pháp nào để giảm ca nặng và tử vong? (14/10/2022)

Tính đến thời điểm này, cả nước ghi nhận gần 250.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 100 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp. Đáng chú ý là dù đã sang tháng 10, nhưng dịch sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", thậm chí vẫn tiếp tục gia tăng mạnh tại khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên.
Các chuyên gia dịch tễ nhận định, từ nay đến cuối năm, sốt xuất huyết còn diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc có thể tăng cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Trước số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh mỗi tuần, mới đây, “tâm dịch” sốt xuất huyết TP Hồ Chí Minh đã phải đưa ra giải pháp phân tầng điều trị bệnh nhân. Còn với gần 5.000 ca mắc, 5 ca tử vong, Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc cũng đang ghi nhận dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Vậy đây có phải là điều bất thường của bệnh dịch sốt xuất huyết? Giải pháp nào để giảm số ca nặng và tử vong? BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương – đơn vị đang tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tới khám và điều trị mỗi ngày cùng bàn luận về câu chuyện này.

Tuổi trẻ Đắk Lắk, học và làm theo Bác Hồ (14/10/2022)

Dịch sốt xuất huyết vẫn chưa giảm nhiệt, giải pháp nào để giảm ca nặng và tử vong?
- “Gửi rác-rút tiền” - Ngân hàng độc- lạ ở tỉnh Quảng Ninh.
- Tuổi trẻ Đắk Lắk, học và làm theo Bác Hồ.

Giải pháp nào bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh xăng - dầu khan hiếm và giá cả thất thường? (13/10/2022)

Xô xát với nhân viên bán xăng vì không được mua đủ 5l xăng cần mua; người nhà bệnh nhân xếp hàng chờ mua xăng, mang đến bệnh viện tặng bác sĩ; nhiều người dân tìm cách mua loại mặt hàng này, tích trữ trong nhà, để dùng dần…Thực tế này đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Cơ quan chức năng không ngờ tới, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng không tưởng tượng sẽ có thời điểm như hiện tại; và đặt nhiều dấu hỏi nhất có lẽ là người dân – khi đời sống sinh hoạt bị đảo lộn, kéo theo đó là nhiều vấn đề kinh tế-xã hội khác. Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: