Người phụ nữ đã dành phần nửa cuộc đời mình để đem lại niềm vui cho những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
- Chưa thấy tín hiệu khả quan từ thị trường quốc tế.
- Gặp chàng trai hiến máu 102 lần trong 8 năm, lan toả tình yêu thương với mọi người
Trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 mới, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới với khả năng lây nhanh hơn và chỉ còn ít ngày nữa để đạt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, nhưng vẫn còn hàng chục địa phương có tốc độ tiêm rất chậm, thấp với lý do cơ bản là do các gia đình ngần ngại không muốn cho con em mình đi tiêm phòng. Trước tình hình này, mới đây, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch Tiêm vaccine phòng Covid 19 “Vui trung thu và tựu trường an toàn”nhằm kêu gọi các địa phương đưa ra giải pháp nhằm tăng tỷ lệ bao phủ mũi 2 ở trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, mũi 3 ở trẻ 12 đến dưới 18 tuổi để các em đến trường an toàn. Vậy việc tiêm vaccine cho trẻ có những điểm gì cần được hiểu đúng? Trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiêm vaccine giúp trẻ đến trường an toàn, giảm nhập viện và tử vong ra sao?
Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ để "Vui Trung thu và tựu trường an toàn"
- Ngỡ ngàng Vườn quốc gia Talampaya
- Tấm lòng của phụ nữ Trà Vinh đối với Bác
Chỉ còn ít ngày nữa, năm học mới 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả nước vẫn còn thiếu hơn 95.000 giáo viên. Đây là bài toán “cân não” và đặt ra thách thức lớn đối với các địa phương, với ngành giáo dục khi thực hiện NQ số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Vậy tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới như thế nào? Đào tạo giáo viên ra sao để gắn với nhu cầu bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cùng với đó là ý kiến của các chuyên gia giáo dục, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT địa phương.
Thiếu giáo viên cho năm học mới, cơ chế đặt hàng đào tạo vì sao chưa hiệu quả?
- Bức tranh bích họa đặc biệt, được làm từ 300.000 nắm chai nhựa tái chế.
_Niềm vui được mùa, được giá của nông dân ở Tây Nguyên
Một nhóm kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm người máy y tế của Đại học Niu Xao Uyên (New South Wales), Ôxtrâylia, vừa phát triển một loại sợi dệt "thông minh" có thể biến đổi thành nhiều hình dạng khác nhau, được ứng dụng trong công nghệ y học. Sáng kiến này được hy vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực khác với ứng dụng đa dạng và linh hoạt.
Chia sẻ về buổi hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” sẽ diễn ra vào ngày Quốc khánh 2/9
-Ôxtrâylia phát triển loại vải sợi 'thông minh' có thể thay đổi hình dạng
-Nhìn lại những tin tức nào đáng chú ý trong đời sống xã hội tuần qua
Nhạc trưởng Lê Phi Phi và Nghệ sỹ ưu tú Thanh Lam tự hào trở lại buổi hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” ngày 2/9 sau 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh
- Nghệ nhân Đặng Văn Hậu với câu chuyện nâng tầm giá trị tò he Việt
- Điểm các sự kiện đời sống văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất: vào năm 2023 sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí, hạn chế xe máy. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có chủ trương này. Hà Nội cũng không phải là tỉnh, thành phố đầu tiên đặt mục tiêu kiểm soát khí thải xe máy, góp phần bảo vệ môi trường. Vậy vì sao tới nay những mục tiêu, mục đích đề ra chưa được triển khai hoặc triển khai chưa như kỳ vọng? Làm thế nào để việc kiểm soát khí thải xe máy thực sự khả thi – giúp bảo vệ môi trường sống? Và, phí chồng phí có là vấn đề nan giải nhất trong câu chuyện này? TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng TC Môi trường, Bộ TNMT và ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm, Khoa học - Xã hội Việt Nam lý giải.
Hà Nội tiếp tục đề xuất kiểm định và thu phí khí thải xe máy – Liệu có khả thi?
- Sa mạc khô cằn nhất trái đất đón mùa hoa nở
- Hồi sinh vùng chè nức tiếng vùng Đông Bắc
Mùa tuyển sinh Đại học năm nay chứng kiến những điều đầu tiên. Năm đầu tiên các trường ĐH phải xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức, lần đầu tiên thí sinh được đăng ký nguyện vọng trực tuyến kéo dài 30 ngày và cũng là lần đầu tiên có tới gần 35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học. Lộ trình kế hoạch tuyển sinh chung năm nay thay đổi liên tục và cập rập, nhiều công đoạn phức tạp, chưa đồng bộ trong triển khai và hướng dẫn, khiến nhiều thí sinh, phụ huynh lúng túng không nắm được thông tin hoặc không biết các bước thực hiện việc đăng ký như thế nào.
- Các trường đại học cũng bị động, hồi hộp và lo lắng, quay cuồng trong hơn 30 ngày đăng ký nguyện vọng trực tuyến vừa qua. Không chỉ khá bị động trong triển khai, tư vấn, hướng dẫn cho thí sinh, mà đến thời điểm này các trường vẫn chưa biết tuyển được bao nhiêu sinh viên – công việc mà mấy năm trước đã hoàn thành. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc
Thay đổi trong tuyển sinh đại học 2022: Nơm nớp nỗi lo “vỡ trận.
- Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa dân tộc tại chỗ cho thiếu nhi.
-Rạp phim không bỏng, không nước nơi xóm núi.
Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định xử phạt chủ tài khoản TikTok Hoàng Minh 10 triệu đồng vì đăng tải 1 video với nội dung “Bạn nghĩ sao về người miền Trung” thể hiện quan điểm chê bai, nói xấu người miền Trung. Không chỉ định kiến vùng miền, trong thực tế, còn có nhiều kiểu định kiến khác như giới tính, nghề nghiệp, ngoại hình… gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. “Từ việc TikToker chê bai người miền Trung: Định kiến hay những câu view gây sốc để trục lợi?”
Từ việc TikToker chê bai người miền Trung: Định kiến hay những câu view gây sốc để trục lợi?
- Tuần lễ trưng bày ảnh “Tự hào biển, đảo Việt Nam” tại TP.HCM
- Bến ăn cộng đồng hỗ trợ những người nghèo khổ ở Sri Lanka