logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hội thi Bánh dân gian ở Cần Thơ – Sự “hồi sinh” và “kế thừa” tình yêu món bánh quê hương (12/4/2022)

Học sinh mầm non trở lại trường học: Đảm bảo an toàn phòng chống dịch và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
- Hội thi Bánh dân gian ở Cần Thơ – Sự “hồi sinh” và “kế thừa” tình yêu món bánh quê hương
- Hội họa - Liều thuốc xoa dịu tinh thần thời đại dịch tại nhiều gia đình Mỹ

Cần những thay đổi và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói hồi phục, phát triển (11/4/2022)

Ngành du lịch đã đón nhận những tin vui về một mùa du lịch bội thu trước số lượng du khách tăng đột biến sau 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ. Vậy nhưng thực tế này cũng một lần nữa đặt ra không ít câu hỏi về vấn đề: Làm thế nào để ngành du lịch nhiều địa phương không chỉ mãi “ăn xổi”? Làm thế nào để lượng khách rải đều trong cả năm chứ không chỉ dồn vào kỳ nghỉ lễ? Cần những chương trình kích cầu và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói của nước ta hồi phục, phát triển mạnh mẽ?

Đội sinh viên tình nguyện vì trẻ thơ “mang nụ cười - trao yêu thương” (11/4/2022)

Những đám cưới tại Ukraine – thắp lên tia hy vọng giữa bóng đen chiến tranh
- Đội sinh viên tình nguyện vì trẻ thơ “mang nụ cười - trao yêu thương”
- Cần những thay đổi và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói của nước ta hồi phục, phát triển mạnh mẽ, sau những tín hiệu khởi sắc của ngành du lịch sau 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ

Sống lại thanh xuân với “Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô”(10/4/2022)

Gặp gỡ với Long Vũ, Anh Tuấn MTV &Tùng John sống lại thanh xuân với “Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô”
-Người trẻ hướng về nguồn cội nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương
-Sự kiện trong nước nổi bật

Giỗ tổ Hùng Vương: Người trẻ tìm về nguồn cội(10/4/2022)

“Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba...” Câu ca dao đã đi vào tâm thức người Việt khắp mọi miền đấ tnước, nhắc nhớ về ngày Quốc giỗ linh thiêng của dân tộc Việt Nam, ngày Giỗ Tổ HùngVương (10 tháng 3 âmlịch). Tìm về cội nguồn là thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày nay, cùng với các hoạt động dâng hương, đi lễ Đền Hùng, nhiều người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có những cách thức khác nhau để hướng về nguồn cội, trau dồi kiến thức về lịch sử dân tộc.

Mường Hoa (Sa Pa) - nơi người Mông làm du lịch cộng đồng, giữ gìn nghề truyền thống (09/04/2022)

Long Vũ, Anh Tuấn & Tùng John sống lại thanh xuân với “Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô”.
- Mường Hoa (Sa Pa) - nơi người Mông làm du lịch cộng đồng, giữ gìn nghề truyền thống.

Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống? (8/4/2022)

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bao gồm lễ, cúng, hành hương và các trò diễn ở hơn một trăm ngôi làng của tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác ở cả trong và ngoài nước. Các hoạt động này thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, giúp nâng cao ý thức về sự tự hào và gắn kết xã hội. 10 năm sau khi được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa.
Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp? Việc giáo dục lịch sử nguồn cội cùng ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ cần có những đổi mới ra sao? Sức mạnh đại đoàn kết trong thời đại mới cần được củng cố thế nào thông qua những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và ông Nguyễn Tiến Khôi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Thọ cùng bàn luận câu chuyện này.

Những người sẵn sàng hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ở Đắc Lắc (8/4/2022)

Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống?
- Nghĩa địa hóa thạch loài bò sát cổ đại hơn 100 triệu năm trước vừa được phát hiện tại Chi-lê.
- Những người sẵn sàng hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ở Đắc Lắc.

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả? (07/4/2022)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Pháp lệnh đã được Chủ tịch nước ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 24-3-2022. Đây là việc làm nhân văn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vậy làm thế nào để pháp lệnh này được thực thi một cách hiệu quả? Và sâu xa hơn nữa là làm thế nào để hình thành một loại vắc xin tự thân phòng ngừa ma túy cho học sinh, sinh viên?

Độc đáo chương trình tour “Về thời Hồng Bàng” nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương (07/4/2022)

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả?
- Độc đáo chương trình tour “Về thời Hồng Bàng” nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương
- Lớp học di động đem con chữ đến với trẻ em nghèo ở Philippines

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà? (06/4/2022)

Sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, từ hôm nay (6/4), học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 6 của Hà Nội đến trường học trực tiếp. Riêng khối mầm non vẫn học tại nhà. Như vậy sau gần 1 năm dừng đến trường, học trực tuyến, tất cả học sinh tiểu học, lớp 6 trên địa bàn thành phố sẽ được đi học. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục dạy học trực tiếp nhưng trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Lần này các trường học sẽ tổ chức ăn bán trú và dạy 2 buổi/ngày để phụ huynh thuận lợi trong việc đưa đón, tránh tình trạng “chạy sô” đón con vất vả. Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 92,17% học sinh các cấp đã trở lại trường học trực tiếp. Tính cả Hà Nội, cả nước có khoảng 97% học sinh trở lại trường học trực tiếp.... Dù công tác phòng chống dịch gần đây có bước chuyển biến tích cực, nhưng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho học sinh? Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?

Mỏ muối Wieliczka – nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn toàn bằng muối ở Ba Lan (06/4/2022)

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?
- “Tiệm sách và những câu chuyện”
- Mỏ muối Wieliczka – nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn toàn bằng muối ở Ba Lan

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân? (05/3/2022)

Là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới, trong đó, tỉ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, tỉ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Với gần 210 triệu liều vaccine được tiêm, các cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 bắt đầu từ ngày 8/4 để Bộ Y tế tiến hành cấp hộ chiếu vaccine cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4 này. Hộ chiếu vaccine được coi là tấm giấy thông hành đưa các công dân đi khắp thế giới sau giai đoạn đại dịch, tuy nhiên, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 41 triệu mũi tiêm chưa được xác thực thông tin. Vậy điều này sẽ được tháo gỡ ra sao cho người dân? Việc chuẩn bị cấp hộ chiếu vắc xin đang được triển khai đến đâu và có cần tiêu chuẩn gì để được cấp hộ chiếu?

Tuổi trẻ Yên Bái với phong trào Thắp sáng bản làng, làm đẹp cho quê hương (05/4/2002)

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân?
- Tuổi trẻ Yên Bái với phong trào Thắp sáng bản làng, làm đẹp cho quê hương
- Một quán cà phê đặc biệt ở Trung Quốc có nhân viên đều là những người bị bệnh tự kỷ

Liên tiếp những vụ học sinh tự tử: Hồi chuông cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường (4/4/2022)

Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu tự tử. Đáng chú ý, đây là vụ tự tử thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng tâm lý học đường khi 3 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. PGS,TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: