logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần những quy định, chế tài mới (20/4/2022)

Theo số liệu thống kê, năm 2020, ở nước ta cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Không chỉ với phụ nữ mà tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng thời gian qua. Như vụ việc bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu. Các vụ việc bạo hành về tinh thần liên quan đến hành vi tạo áp lực trong học tập, sinh hoạt khiến nhiều em học sinh nhảy lầu tự tử thời gian qua. Vậy cần có những giải pháp gì để ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình từ phía các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội. Các thành viên trong gia đình cần làm gì để đẩy lùi tình trạng nhức nhối này.

Những chuyến xe đong đầy yêu thương (20/4/2022)

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần những quy định, chế tài mới
- Nhật Bản - nghiên cứu ra “đũa thần” tạo vị mặn cho món ăn thiếu muối
- Những chuyến xe đong đầy yêu thương

Lịch sử thành môn lựa chọn: Nên hay không? (19/04/2022)

Hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử trong các kỳ thi quốc gia, cả một hội đồng thi chỉ có một thí sinh chọn môn Lịch sử hay việc học sinh nhầm lẫn Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai anh em… là những cảnh báo nghiêm trọng về việc học Lịch sử hiện nay. Vì vậy, môn Lịch sử được xếp là môn tự chọn ở bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai ở năm học 2022-2023 tới đây, càng làm dấy lên những lo ngại rằng môn Lịch sử có thể bị “bỏ rơi”, thậm chí “khai tử”.
Việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn có ảnh hưởng như thế nào, nhất là trong bối cảnh học sinh quá thờ ơ với môn học này? Lịch sử trở thành môn tự chọn, liệu có ảnh hưởng tới yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là dịch giả, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương – Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử ở ĐH Kanazawa (Nhật Bản), một nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử thế hệ 8X.

Chàng Shipper và những đơn hàng từ trái tim (19/04/2022)

Lịch sử thành môn lựa chọn: Nên hay không?
- Tìm hiều về quy trình sản xuất những thanh sô-cô-la thủ công.
Chàng Shipper và những đơn hàng từ trái tim

Hà Nội tập trung thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại 2022-2030 (18/4/2022)

Theo Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030, 579 xã, phường sẽ thành lập đội bắt chó thả rông. Vậy chương trình này đang được tiến hành như thế nào? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội.

Độc đáo chiếc đĩa đựng thức ăn làm từ lá tra thay thế đĩa nhựa, góp phần bảo vệ môi trường (18/4/2022)

Hà Nội tập trung thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại 2022-2030
- Độc đáo chiếc đĩa đựng thức ăn làm từ lá tra thay thế đĩa nhựa, góp phần bảo vệ môi trường
- Uganda: trào lưu cô dâu chú rể nhảy múa trong đám cưới đem lại niềm vui cho những người tham dự

Người phụ nữ đầu tiên ở Iran trở thành võ sĩ quyền anh và hành trình hiện thực hoá ước mơ của mình (17/4/2022)

Ngọt và những biến tấu sáng tạo bất ngờ
- Điểm sự kiện đời sống xã hội trong nước tuần qua
- Người phụ nữ đầu tiên ở Iran trở thành võ sĩ quyền anh và hành trình hiện thực hoá ước mơ của mình

Du lịch Quảng Nam sau đại dịch có gì hấp dẫn (16/04/2022)

Trịnh Thăng Bình - Chàng nghệ sĩ tài năng của showbiz Việt.
- Du lịch Quảng Nam sau đại dịch có gì hấp dẫn

Người lao động ồ ạt rút bảo hiểm: Lợi trước mắt, thiệt dài lâu (15/4/2022)

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm nay, hơn 200.000 người được giải quyết hưởng BHXH một lần, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Việc người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần như vậy ảnh hưởng thế nào tới chính bản thân họ và hệ thống BHXH? Cùng trò chuyện với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Những người 'giữ lửa' nghề lụa Vạn Phúc (15/4/2022)

Người lao động ồ ạt rút bảo hiểm: Lợi trước mắt, thiệt dài lâu
- Những người 'giữ lửa' nghề lụa Vạn Phúc
- Nhóm nhảy Ghetto Kids nơi hội tụ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Uganda

Để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên (14/04/2022)

Nhiều trẻ em dù chưa biết bơi vẫn rủ nhau đi tắm ở sông, suối tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Ngay cả những trẻ biết bơi, hiểm họa đuối nước vẫn luôn rình rập. Phải làm gì để “Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên” Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là BS.TS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTB&XH.

Làng cổ Đường Lâm - ngôi làng cổ đầu tiên được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (14/04/2022)

Để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên.
- Những món ăn dân dã, món ăn đường phố ở châu Á dần trở nên đắt đỏ do tình trạng bất ổn chính trị trên thế giới.
- Làng cổ Đường Lâm - ngôi làng cổ đầu tiên được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào để không còn cảnh thấy chêt mà không biết cứu? (13/04/2022

Câu chuyện Trung úy Thái Ngô Hiếu cứu sống 4 thanh niên bị đuối nước tại Bà Rịa Vũng Tàu và anh Nguyễn Đức Chính ở Nam Định nhảy từ cầu cao khoảng 30 mét xuống sông để cứu một nữ sinh lớp 8 vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cả xã hội tôn vinh họ như những người hùng cứu hộ, song sự việc này một lần nữa cho thấy những hạn chế trong mạng lưới cấp cứu ngoại viện ở nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Phải làm gì để nâng cao kỹ năng sơ cứu cho toàn dân? Cần khẩn trương xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào? Đâu là những việc cần thực hiện ngay lúc này để không còn tình trạng đau lòng “thấy chết mà không biết cứu”? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bác sỹ Trần Văn Phúc, công tác tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội – người có nhiều trăn trở về các vấn đề của ngành y tế và nhà báo Nguyễn Hạnh - biên tập viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (thuộc Đài Tiếng nói VN), có kinh nghiệm 12 năm theo dõi mảng y tế và các vấn đề xã hội.

Đồng bào Khmer vùng biên tỉnh Kiên Giang rộn ràng đón tết Chol Chnam Thmay (13/04/2022)

Xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào để không còn cảnh thấy chết mà không biết cứu?
- Buổi đấu giá đặc biệt hôm nay tại Mỹ gồm mẫu “bụi Mặt Trăng” từ con tàu vũ trụ Apollo 11 năm 1969

Học sinh mầm non trở lại trường học: Đảm bảo an toàn phòng chống dịch và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên (12/4/2022)

Từ ngày mai (13/4), hơn 500.000 trẻ mầm non của Hà Nội sẽ được đi học trực tiếp. Tỉnh Ninh Bình cũng cho học sinh mầm non đi học trực tiếp trở lại từ hôm nay, 12/4 sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19. Từ đầu tháng 4 này, một số địa phương còn lại cũng đã cho học sinh mầm non đi học như Nghệ An, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Nam… Mầm non là bậc học nghỉ dài nhất và cũng là bậc học duy nhất không triển khai học online. Dù theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên hàng tuần vẫn gửi các bài học cho học sinh, nhưng hiệu quả giáo dục không nhiều. Đặc biệt, việc học sinh mầm non nghỉ học quá lâu cũng gây xáo trộn lớn với cuộc sống của các gia đình. Vì vậy, việc mở cửa lại các trường mầm non nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và các nhà trường. Nhưng việc mở cửa trường mầm non trở lại trong bối cảnh trẻ ở độ tuổi này chưa được tiêm vắc-xin là một rào cản lớn, đòi hỏi sự đồng thuận của phụ huynh. Vì thế, nhiều địa phương đã khảo sát nhu cầu, nguyện vọng, tham khảo ý kiến phụ huynh trước khi cho trẻ mầm non đến lớp. Bên cạnh khâu chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo phòng dịch, việc tìm giáo viên trở lại làm việc là vấn đề nan giải của không ít trường, nhất là khối dân lập, tư thục.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: