Thảm họa giẫm đạp tại Hàn Quốc cách đây 3 ngày khiến ít nhất 154 người thiệt mạng vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận nước ta với nhiều câu hỏi: Vì sao một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới lại không ngăn chặn và kiểm soát được tai nạn cộng đồng nghiêm trọng này? Các sự kiện tập trung đông người ở nước ta liệu đã đảm bảo an toàn tuyệt đối hay còn tiềm ẩn những nguy cơ nào? Phải làm gì để không để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vậy xảy ra trong tương lai? Nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung – tổng đạo diễn Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa và nhiều sự kiện văn hóa qui mô, cùng anh Hồ Thái Bình, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN bàn luận về câu chuyện này.
Thảm hoạ ở Itaewon (Hàn Quốc) và những cảnh báo khi tổ chức sự kiện đông người ở Việt Nam.
- Loại sôcôla được làm từ loại ớt cay nhất thế giới.
- Câu lạc bộ văn hóa dân gian gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Lạng Sơn.
Tiền lương là vấn đề hệ trọng với người lao động cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, việc điều chỉnh tăng-giảm hay giữ nguyên mức lương cơ bản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng-xã hội, nhất là đội ngũ công chức-viên chức – đối tượng tác động chính của vấn đề này. Sau 3 năm giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng mỗi tháng, lương cơ bản đang được đề xuất tăng lên 1.800.000 đồng, kể từ năm sau. Cơ quan nhà nước, giới chuyên gia và cộng đồng xã hội đều đồng thuận chủ trương cần tăng lương cơ bản với mức tăng đề xuất vừa nêu. Tuy nhiên, phải thực hiện tăng lương vào thời điểm nào trong năm là hợp lý, hợp tình, hợp thực tế? Về lâu dài, chú trọng điều chỉnh lương cơ bản có là giải pháp tốt nhất cho vấn đề tiền lương và sự phát triển của kinh tế-xã hội hay không…là vấn đề đáng bàn.
Tăng lương cơ bản - yêu cầu từ thực tiễn và những vấn đề cần lưu ý
- “Pump-kin Patch" – mảnh đất hút khách nhân dịp Haloween
- Hành trình làm cho “đất cằn nở hoa” của gia đình ông Nguyễn Văn Mọi
Ca sỹ Thu Phương dệt thu mơ màng với liveshow kỷ niệm 25 năm hát nhạc Việt – Anh
-Ngôi làng tự chủ về điện ở Đức - điểm sáng giữa khủng hoảng năng lượng châu Âu
-thông tin đời sống đáng chú ý trong nước diễn ra tuần qua
Ca sỹ Tuấn Hưng trải lòng về những mong muốn cống hiến hết mình vì khán giả.
- Giải mã bi kịch của “tàu chiến vĩ đại nhất thời đại” và sự phát triển của ngành đóng tàu Thuỵ Điển.
Dịch sốt xuất huyết vẫn chưa giảm nhiệt, giải pháp nào để giảm ca nặng và tử vong
- Ngôi làng độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
- Bà đồng nát của người nghèo
Sự việc 100 công dân Việt Nam “mất liên lạc” sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Đây có phải một vụ bỏ trốn tập thể để cư trú và lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc hay không? Có hay không những đường dây móc nối, tổ chức đưa công dân VN ra nước ngoài dưới danh nghĩa khách du lịch rồi giúp họ “tẩu thoát”? Phải làm gì để ngăn chặn tình trạng nhức nhối, đã kéo dài quá lâu này?
Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM và bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel – đơn vị lữ hành hàng đầu nước ta.
Làm gì để không còn du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài, sau vụ 100 du khách 'mất liên lạc' ở Hàn Quốc?
- Những nét độc đáo của lễ hội “Zombies Walk” quen mà lạ tại Mexico.
_ Gặp anh Hoàng Hoa Trung - Thủ lĩnh nhóm tình nguyện Niềm Tin với nỗ lực không để trẻ em bỏ học vì thiếu ăn.
Liên tiếp các vụ bạo lực với hành vi manh động, dã man đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian gần đây, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận. Theo chuyên gia tội phạm học Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, trung bình mỗi năm nước ta có 1400 vụ giết người trong đó hơn 95% giết người do mâu thuẫn đời sống. Các vụ giết người do ghen tuông tình ái chiếm tỷ trọng khá cao. Vậy những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng với mức độ ngày càng dã man, cũng như các giải pháp ngăn chặn tình trạng này?
Vì sao các vụ bạo lực nghiêm trọng xuất hiện ngày càng nhiều và có cách nào để ngăn chặn tình trạng này?
- Cao nguyên Mộc Châu mùa hồng chín
- Độc đáo thư viện tại Đan Mạch- cho “mượn người” thay vì cho mượn sách
Câu chuyện dạy thêm, học thêm được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Câu chuyện này càng có thêm nhiều ý kiến tranh luận, khi TP Hồ Chí Minh có chỉ đạo về dạy thêm, học thêm, tổ chức hoạt động ngoài giờ tại trường tiểu học. Theo đó, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phải lập kế hoạch dạy thêm trên cơ sở nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa. Đặc biệt chú ý đến đặc điểm học sinh, từ đặc điểm vùng miền, hoàn cảnh gia đình, kết quả học tập cuối năm để có cách dạy học phù hợp.
Thực tế, việc dạy thêm, học thêm là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người học và cả người dạy, khi học sinh muốn cải thiện những kỹ năng còn thiếu hụt, phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân. Nhưng nếu lạm dụng việc học thêm một cách tràn lan thì lại là điều đáng bàn. Cần làm gì để dạy thêm, học thêm không trở thành gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình? Làm sao để quản lý dạy thêm chặt chẽ hơn thay vì cấm nửa vời hoặc thả nổi, để dạy thêm không thành dạy chính? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng
Từ việc TP Hồ Chí Minh chấp nhận cho dạy thêm: Quản lý như thế nào để dạy thêm không thành dạy chính?
- Mexico: Hành trình cải thiện diện mạo không gian công cộng bằng nghệ thuật.
_Gặp gỡ những nông dân thi đua vượt khó, làm giàu tại tỉnh Yên Bái
Chỉ trong 1 buổi tối 22/10 vừa qua, Việt Nam ghi nhận cùng lúc hai hoa hậu đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam và Hoa hậu Hoàn Cầu 2022. Việc chỉ trong một đêm có thêm hai hoa hậu đã nhận nhiều tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài Hoa hậu Biển đảo Việt Nam, Hoa hậu Hoàn Cầu 2022, trong 3 tháng cuối năm, nhiều cuộc thi sắc đẹp trong nước vẫn tiếp diễn. Trong đó, hai cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Siêu quốc gia đang trong giai đoạn tổ chức vòng sơ khảo. Theo thống kê của Cục Nghệ thuật biểu diễn, năm nay có tổng cộng 25 cuộc thi hoa hậu xin cấp phép. Trong đó, 3 cuôc thi không tổ chức như dự kiến, 8 cuộc thi dồn lại từ năm ngoái. Còn theo một chuyên trang nhan sắc trong nước tổng kết và đưa ra con số khoảng gần 50 cuộc thi lớn, nhỏ diễn ra trong năm nay. Nếu như trước đây, con số cuộc thi sắc đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì nay hoa hậu, á hậu “đếm không xuể”. Cuộc thi này chưa qua, cuộc thi khác đã tới khiến cho công chúng “bội thực” hoa hậu. Không chỉ bội thực, lạm phát về số lượng, nhiều cuộc thi đạt chất lượng không cao, thậm chí còn không ít lùm xùm, tai tiếng. Trước việc lạm phát các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp, yêu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp siết chặt, lập lại trật tự các cuộc thi nhan sắc.