logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phải làm gì để không còn những diễn giả nói chuyện “lệch chuẩn” với giới trẻ? (21/9/2023)

Vài năm trở lại đây, nhiều trường Trung học phổ thông và Cao đẳng, Đại học đổi mới phương pháp giáo dục bằng cách mời các diễn giả, chuyên gia về nói chuyện với học sinh, sinh viên. Điều này giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm sinh động và hữu ích, vậy nhưng thực tế cũng xảy ra không ít sự cố, cần xem xét thấu đáo. Như sự việc biên kịch Bình Bồng Bột khi giao lưu với sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đã có phát ngôn nhầm lẫn và thiếu chuẩn mực về Thái hậu Dương Vân Nga.

Nông dân tỉnh Lai Châu tăng thu nhập nhờ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa (21/9/2023)

Phải làm gì để không còn những diễn giả nói chuyện “lệch chuẩn” với giới trẻ?
- Truyền cảm hứng của một người mẫu Ấn Độ vươn lên từ nghèo khó
- Nông dân tỉnh Lai Châu tăng thu nhập nhờ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

Từ hiệu ứng truyền thông quốc tế đến thương hiệu du lịch ẩm thực bền vững (20/9/2023)

Những ngày qua, sự việc 141 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng tại Hội An là chủ đề thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Đáng nói, gần 1/3 trong số đó là du khách nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau. Dù chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ngộ độc, nhưng tổn thất mà sự việc gây ra là không thể đong đếm.
Một thương hiệu ẩm thực có tuổi đời hơn 30 năm nổi tiếng tầm cỡ toàn cầu bị đóng cửa chờ kiểm tra, một hệ sinh thái kinh doanh du lịch ẩm thực tại phố cổ Hội An bị ảnh hưởng và hơn cả, hình ảnh ẩm thực đường phố Việt Nam bỗng chốc bị đặt một dấu hỏi lớn! Vấn đề đặt ra là du lịch ẩm thực Việt Nam lâu nay đã thực sự nhận được sự quan tâm đúng mực trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch bền vững hay chưa? Làm thế nào đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong du lịch ẩm thực, từ đó phát huy đặc sắc ẩm thực vùng miền như một thế mạnh của du lịch Việt? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Quý Phương - Trưởng Phòng Quản lý Xúc tiến du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Ấm no trên cánh đồng lúa nước 132 Ea Kar (Đắk Lắk) (20/9/2023)

Từ hiệu ứng truyền thông quốc tế đến thương hiệu du lịch ẩm thực bền vững.
- Câu chuyện về nữ kiến trúc sư người Pháp cùng ý tưởng tạo ra gạch từ vải.

Không gọi học sinh kiểm tra miệng, trả bài bất chợt: Thực hiện thế nào cho hiệu quả? (19/9/)

Những ngày qua, mạng xã hội liên tục chia sẻ nội dung yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ kiểu “kêu bất chợt, hỏi bất chợt” của Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM. Lời đề nghị này đang nhận được sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo, học sinh và các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua. Cùng với những ý kiến đồng tình, cũng có những ý kiến khác cho rằng không kiểm tra “kêu bất chợt, hỏi bất chợt” thì học sinh sẽ không chịu học bài. Học xong mà không kiểm tra bài cũ thì học sinh không chịu học và sẽ quên hết. Trong khi, chỉ tiêu học lực nhà trường giao cụ thể, không đạt được sẽ ảnh hưởng, ai sẽ chịu trách nhiệm.

Đầm Thị Tường – Điểm hẹn du lịch chưa được đầu tư của Cà Mau (19/9/2023)

Không gọi học sinh kiểm tra miệng, trả bài bất chợt: Thực hiện thế nào cho hiệu quả?
- Đầm Thị Tường – Điểm hẹn du lịch chưa được đầu tư của Cà Mau
- Nhóm thiện nguyện “Lá xanh” và những việc vì cộng đồng

Phép màu nào giúp hơn 70 người sống sót sau vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân? (18/9/2023)

Bằng lòng quả cảm và nghiệp vụ thành thạo, lực lượng công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cùng các đội cứu hộ chuyên nghiệp, với sự giúp sức của người dân, đã cứu sống được hơn 70 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini kinh hoàng ở số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đêm 12/9. Để hiểu thêm về những câu chuyện về lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, xả thân cứu người và nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, những bài học và kỹ năng cơ bản mà hiệu quả để phòng cháy chữa cháy, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng Công an quận Thanh Xuân, phụ trách Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và anh Phạm Quốc Việt – người sáng lập và là đội trưởng Đội hỗ trợ sơ cứu miễn phí FAS Angel cùng bàn luận về câu chuyện này. Cả hai đều là người trực tiếp tham gia trợ giúp các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini kinh hoàng vừa qua.

Tiệm cắt tóc "không lời" giữa lòng TP. Hạ Long (18/9/2023)

Phép màu nào giúp hơn 70 người sống sót sau vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân? Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà: Dấu ấn khởi đầu, nâng tầm di sản.
- Tiệm cắt tóc "không lời" đặc biệt giữa lòng TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Những “phòng khám bốn bánh” giúp người nghèo ở Gha-na (17/9/2023)

Trò chuyện với ca sỹ Trọng Tấn về tổ chức cùng Anh Thơ chương trình tour xuyên Việt với đêm diễn đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 20/10 tới
-Chuyện về những “phòng khám bốn bánh” giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế ở Gha-na
-Những sự kiện đời sống - văn hoá - xã hội trong nước nổi bật

Đắk Lắk: Gìn giữ di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy (16/9/2023)

Trò chuyện với nhạc sĩ “gia đình ca” Nguyễn Vĩnh Tiến
- Đắk Lắk: Gìn giữ di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy
- Điểm sự kiện quốc tế đáng chú ý

Cháy chung cư mini - Lỗ hổng lớn từ đâu? (15/9/2023)

Vụ cháy chung cư mini ở số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Đâu là lỗ hổng trong công tác quản lý, cấp phép xây dựng và bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho loại hình nhà ở này? Cá nhân, cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm sau tai họa thảm khốc vừa qua? Cần làm gì để ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn thương tâm tương tự? kiến trúc sư, Tiến sỹ Ngô Doãn Đức – nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Bức chân dung người tình của Picasso dự kiến thu về 120 triệu đôla (15/9/2023)

Cháy chung cư mini - Lỗ hổng lớn từ đâu?
- Bức chân dung người tình Marie-Thérèse Walter của Picasso dự kiến thu về 120 triệu đôla.
- Quảng Ninh giữ rừng để thu nguồn lợi từ rừng.

"Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền? (14/9/2023)

Đổi mới giáo dục phổ thông là xu thế tất yếu nhằm xoay chuyển nền giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư mà ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được kỳ vọng là tạo nên bước phát triển đột phá, thay đổi căn bản giáo dục phổ thông từ giáo dục dựa trên nội dung, sang giáo dục dựa trên năng lực. Năm học 2023-2024 được coi là năm bứt phá đổi mới giáo dục – lời khẳng định cùng thông điệp kêu gọi giáo viên chủ động và sáng tạo để đổi mới giáo dục từ người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, đã thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là báo giới. Thế nhưng, khát vọng nhà giáo “chủ động” và “sáng tạo” nên bắt đầu từ đâu? Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng được cơ hội trao quyền?

Hành trình - Triển lãm kết nối 8 họa sĩ tài hoa (14/9/2023)

"Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền?
- Hành trình - Triển lãm kết nối 8 họa sĩ tài hoa
- Độc đáo lễ hội lướt ván dành cho những chú chó tại Mỹ

Phân loại rác thải tại nguồn- cần được vận hành đồng bộ (13/9/2023)

Dự kiến tháng 9 này, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Thời gian qua, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ.
Theo lộ trình, từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn? Cần có lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: