logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sức hút concert âm nhạc anime hiện nay (22/7/2023)

Đạo diễn Phan Đăng Di - nhà sáng lập, chủ tịch chương trình “Gặp gỡ mùa thu” với hành trình 10 năm vun bồi điện ảnh trẻ nước nhà
- Sức hút concert âm nhạc anime hiện nay
- Điểm sự kiện quốc tế đáng chú ý

Muôn trái tim hướng về tháng 7 (21/7/2023)

Làm sao có thể kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với các ngân hàng thương mại?
- Muôn trái tim hướng về tháng 7.
- Cô học trò đất Trạng với bí quyết đạt thủ khoa toàn quốc khối D01 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Nâng cao cách tiếp cận và hiệu quả sử dụng điện thoại, internet cho trẻ em (20/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022 độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em khi dùng điện thoại trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng việc sử dụng điện thoại hay các ứng dụng trên Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận và học tập các kiến thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro. Do đó cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.

Người góp phần làm sống lại dòng tranh đã thất truyền hơn 7 thập kỷ (20/7/2023)

Giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý.
- Vùng biên giới huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn ngôi đình cổ Pò Háng- một di tích lịch sử được coi là “pháo đài”, là điểm tựa tâm linh giữ yên biên ải.
- Người góp phần làm sống lại dòng tranh đã thất truyền hơn 7 thập kỷ.

Thấy gì từ điểm thi và phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023? (18/7/2023)

Đúng 8h sáng nay (18/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, sau đó là phân tích phổ điểm. Qua những thông số này, người dân, nhà quản lý giáo dục phần nào đánh giá được tình hình học tập của thí sinh, mức độ khó dễ của đề thi. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để thí sinh tham khảo đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học theo tổ hợp của mình.
Phổ điểm năm nay có biến động gì so với năm ngoái? Liệu kết quả có phản ánh đúng thực tế dạy và học, cũng như phù hợp với mục tiêu của kỳ thi? Các em cần lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục, TS Hoàng Ngọc Vinh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT

Dự án “Storymamas – Chuyện kể của bà” giúp mang đến niềm vui cho trẻ nhỏ và quảng bá văn hóa Hàn Quốc (18/7/2023)

Thấy gì từ điểm thi và phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023?
- Hành trình kết nối yêu thương của vợ chồng chị Chảo Thị Cói ở Lào Cai.

Vì sao nạn “ngáo đá” vẫn tiếp diễn nguy hiểm? (17/7/2023)

Tình trạng loạn thần do sử dụng ma túy đá hay thường được gọi là “ngáo đá” tiếp tục khiến dư luận lo lắng sau việc 2 thanh niên có biểu hiện ảo giác ma túy, xông vào trụ sở công an ở TPHCM và Hải Phòng gây rối, tấn công cán bộ. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao nạn “ngáo đá” tiếp diễn nguy hiểm, gây ra không ít vụ thảm án và nhiều hệ lụy xã hội nghiêm trọng? Sẽ nguy hại ra sao nếu chúng ta không thời ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này? Đâu là những việc cần ưu tiên làm ngay để giải quyết nạn ngáo đá lộng hành thời gian qua?

Trại hè “Khát vọng” - thắp tình yêu thương và bồi đắp nghị lực cống hiến (17/7/2023)

Vì sao nạn “ngáo đá” vẫn tiếp diễn nguy hiểm?
- Nghệ sĩ Pháp hoàn thành bức tranh khổng lồ trên sườn núi Thuỵ Sỹ rộng 3.000 mét vuông
- Trại hè “Khát vọng” - thắp tình yêu thương và bồi đắp nghị lực cống hiến

Thế giới thần tiên của triển lãm hoạt hình Ghibli tại Thái Lan (17/7/2023)

Chat với người nổi tiếng: Nữ ca sĩ Văn Mai Hương về dấu ấn đáng nhớ trong chặng đường âm nhạc.
- Thế giới thần tiên của triển lãm hoạt hình Ji-bli tại Thái Lan.

Tìm hiểu về các lớp học xoá mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (15/7/2023)

Trò chuyện với Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam để nghe anh chia sẻ về hành trình “rẽ lối” sang ca hát.
- Tìm hiểu về các lớp học xoá mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Đề xuất phương án "nóng" cho trường đại học được mở hệ THPT để giảm áp lực thi lớp 10 tại các đô thị lớn (14/7/2023)

Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2023, hình ảnh phụ huynh Hà Nội thức xuyên đêm chen lấn xô đẩy trước cổng một số trường THPT tư thục và công lập tự chủ để có được một suất học cho con em thực sự thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Tình huống xảy ra khi Hà Nội công bố điểm chuẩn và 33.000 thí sinh không đỗ vào trường THPT công lập. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện lần đầu tiên diễn ra ở Thủ đô và cũng không ai dám chắc là trong những năm tiếp theo có chấm dứt được hay không.
Với phụ huynh và học sinh, ở đó có những áp lực, còn đứng về góc độ quản lý phải nhìn lại câu chuyện phân luồng học sinh, tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Phụ huynh học sinh không thể chờ thành phố xây thêm trường mới cho con đi học. Điều họ cần là một giải pháp “nóng”, có tính khả thi cao, ít nhất áp dụng được trong 9 tháng tới, trước mùa tuyển sinh năm học 2024-2025. Mới đây, một kỹ sư xây dựng tại Hà Nội đưa ra đề xuất về phiên chế cấp 3 trong các trường đại học nội đô. Đề xuất này ngay lập tức nhận được những ý kiến trái chiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

“Dùng túi nilon là không phong cách”- thông điệp mà các bạn trẻ gửi tới cộng đồng nhằm xây dựng một môi trường trong sạch (14/7/2023)

Đề xuất phương án "nóng" cho trường đại học được mở hệ THPT để giảm áp lực thi lớp 10 tại các đô thị lớn.
- Giải nhiệt với món kem độc quyền tại chùa cổ của Thái Lan

Hành trình kỳ diệu cứu sống các em bé sinh non (13/7/2023)

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản Trung ương đã nuôi sống thành công nhiều em bé sinh non ở tuần 24-25, trong đó có những em bé chỉ nặng từ 400, 500 gam. Mới nhất, ngày 11/7 vừa qua, các y bác sỹ của Bệnh viện đã chăm sóc, điều trị thành công bé trai 25 tuần tuổi, nặng 600 gam bị hoại tử ruột. Đây cũng là em bé nằm viện lâu nhất từ trước đến nay với thời gian gần 5 tháng. Thành công này thêm lần nữa khẳng định trình độ tay nghề và sự tận tâm của các thầy thuốc sản khoa Việt Nam – những người coi các “em bé hạt tiêu” này như người thân ruột thịt của mình.
Vậy các y bác sỹ đã trải qua những “hành trình” như thế nào để cứu sống các em nhỏ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản Trung ương

Hiến máu tự nguyện, niềm vui từ lòng nhân ái (13/7/2023)

Hành trình kỳ diệu cứu sống các em bé sinh non.
- Hiệu sách Books for Cooks tại Luân Đôn, Anh – nơi độc giả được dùng thử những món ăn có trong các cuốn sách.
- Hiến máu tự nguyện, niềm vui từ lòng nhân ái.

Mộc Châu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống (12/7/2023

Cảnh báo nguy cơ với những căn nhà không lối thoát hiểm khi xảy ra cháy
- Mộc Châu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống
- Mỹ sẽ mở cửa miễn phí ngôi nhà mơ ước của búp bê Barbie ở bang California cho du khách

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: