logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phát huy truyền thống vẻ vang, hướng tới 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2023)

Nền báo chí cách mạng Việt Nam khởi đầu từ ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Báo Thanh Niên (ngày 21-6-1925), cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trải qua 98 năm, báo chí đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Bối cảnh mới về xây dựng nền báo chí, truyền thông, chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại yêu cầu đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với báo chí và đội ngũ những người làm báo Việt Nam. Đặc biệt chỉ còn 2 năm nữa, năm 2025 đánh dấu mốc kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - nghề nghiệp đặc biệt của báo chí và những người làm báo, đồng thời đặt ra cơ hội và thách thức mới đối với báo chí cách mạng Việt Nam. Cùng bàn luận chủ đề này với khách mời là Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân

Không khí sôi nổi của cuộc đua thuyền rồng quốc tế được tổ chức tại Macao, Trung Quốc (21/6/2023)

Phát huy truyền thống vẻ vang, hướng tới 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam.
- Gìn giữ di sản cố đô Huế cho muôn đời sau

Hà Nội - điểm đến an toàn nhất và tốt nhất dành cho phụ nữ du lịch một mình (20/6/2023)

Người dân cần làm gì để tránh khỏi các hành vi lừa đảo khi làm bảo hiểm xã hội?
- Thủ đô Hà Nội được vào danh sách những điểm đến an toàn nhất và tốt nhất dành cho phụ nữ du lịch một mình.
- Triển lãm “Đa Sắc” với 70 tác phẩm hội hoạ có chất liệu đa dạng sơn dầu, sơn mài và đa vật liệu.

Xếp hàng xuyên đêm để giành suất vào lớp 1: Ám ảnh quá tải trường học (19/6/2023)

“Sức nóng” của kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội chưa kịp “hạ nhiệt”, thì tuyển sinh lớp 1 lại được hâm nóng sau sự việc hàng trăm phụ huynh ngồi xếp hàng 12 tiếng xuyên đêm, trong thời tiết oi bức, rồi chen lấn để nộp hồ sơ cho con vào một trường chất lượng cao ở quận Hà Đông. Việc xếp hàng xin học không phải hi hữu ở Hà Nội, bởi những năm trước đã có tình trạng này tại nhiều trường từ mầm non đến Tiểu học Thực nghiệm. Hiện tượng này cho thấy ngoài câu chuyện áp lực cơ sở vật chất trường học trong bối cảnh dân số tăng nhanh ở Hà Nội hiện nay, còn có phần từ mong muốn chủ quan từ phía phụ huynh. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nhà sáng lập Toán tư duy PoMath và là người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Mùa cạn ở bãi giữa sông Hồng (19/6/2023)

Xếp hàng xuyên đêm để giành suất vào lớp 1: Ám ảnh quá tải trường học
- Mùa cạn ở bãi giữa sông Hồng
- Công viên giải trí chủ đề Harry Potter ở Tokyo- điểm đến cho những người hâm mộ truyện tranh phép thuật

Trường học đặc biệt thu học phí bằng rác thải tái chế ở Nigieria (18/6/2023)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và dự án âm nhạc tâm huyết dành cho thiếu nhi
- Trường học đặc biệt thu học phí bằng rác thải tái chế ở Nigieria
- Điểm lại các sự kiện đời sống trong tuần

Mô hình kinh doanh độc đáo, xây “nhà nghỉ” cho gia súc tại tỉnh Bắc Kạn (17/6/2023)

Cùng trò chuyện với nữ ca sỹ Thu Minh về dự án âm nhạc Sing-Chat show có tên khá ấn tượng là Muse It trong mục Chat với người nổi tiếng.
- Mô hình kinh doanh độc đáo, xây “nhà nghỉ” cho gia súc tại tỉnh Bắc Kạn.

Người Dao ở Khe Cá nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hoá (16/6/2023)

Thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều tiện ích
- Robot gieo hạt - hỗ trợ tái trồng rừng Amazon
- Người Dao ở Khe Cá nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hoá

Giá sách giáo khoa mới tăng gấp 2-3 lần: Cần kiểm soát cách nào (15/6/2023)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá SGK mới của lớp 4, lớp 8 và lớp 11 ở hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Công ty cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC) cũng đã có giá bộ Cánh diều. Đây là 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt sau khi thẩm định, làm cơ sở để các trường học lựa chọn, giảng dạy từ năm học 2023-2024. Mỗi bộ SGK lớp 4, 8, 11 chương trình phổ thông mới áp dụng từ năm học 2023-2024 có giá 250.000 đến 390.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ đang sử dụng. Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận suốt từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt các câu hỏi được các đại biểu QH nêu ra – chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Ma tuý “núp bóng” thuốc lá điện tử: Hiểm hoạ trong giới trẻ (15/6/2023)

Giá SGK mới tăng gấp 2-3 lần: cần kiểm soát cách nào
- Ma tuý “núp bóng” thuốc lá điện tử: Hiểm hoạ trong giới trẻ
- Máy bán hàng tự động phục vụ sức khỏe cộng đồng đầu tiên ra mắt tại Thành phố New York, Mỹ

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn phải đóng vai trò chính! (14/6/2023)

Nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm , trong đó phải kể đến một số vụ việc nghiêm trọng như ngộ độc Botulium do ăn mắm, bánh mỳ chả nhiễm khuẩn tại TP HCM khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện thở máy. Sau khi ăn cá chép muối chua, 10 người tại Quảng Nam cũng bị ngộ độc Botulium khiến 1 người tử vong, những người còn lại phải sử dụng thuốc giải độc đắt đỏ từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, cả nước cũng liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể.... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân.
Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương trở nên ngày càng phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão hiện nay? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

New Zealand: sản xuất năng lượng và phân bón từ rác thải thực phẩm (14/6/2023)

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn phải đóng vai trò chính!
- New Zealand: sản xuất năng lượng và phân bón từ rác thải thực phẩm.
- Bằng tình yêu quê hương, khát vọng làm giàu, đồng bào dân tộc miền núi đã làm nên điều kì diệu khi đưa những sản phẩm thủ công vươn rộng ra thị trường

Tìm hiểu cách đồng bào các dân tộc ở Lai Châu quảng bá sản phẩm, văn hoá độc đáo với du khách (13/6/2023)

Câu chuyện về bà Vũ Thị Khiêm và hành trình gần 7 thập kỷ trồng rừng, giữ rừng, nuôi cò.
- Tìm hiểu cách đồng bào các dân tộc ở Lai Châu quảng bá sản phẩm, văn hoá độc đáo đến với du khách.
- Cắt tóc miễn phí cho trẻ tự kỷ tại Mỹ.

Đất lành chim đậu! (13/06/2023)

Một vùng đất hoang… nay trở thành khu rừng xanh tràn sức sống, nơi trú ngụ của 40 loài chim hoang dã.
Những đàn chim tan tác trước họng súng của kẻ đi săn, giờ tìm được “tổ ấm” bình yên. Tổ ấm ấy được tạo dựng bởi lòng nhân ái của một phụ nữ bình thường nhưng đầy ắp tình yêu thiên nhiên. Bà quan niệm: Mỗi sinh vật đều có nhu cầu được sống!
Bà là Vũ Thị Khiêm, 82 tuổi, chủ khu rừng rộng 7 ha ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Hành trình gần 70 năm trồng rừng, giữ rừng, nuôi dưỡng đàn chim của người phụ nữ ấy có mồ hôi, nước mắt và không ít hiểm nguy.
Nhưng: Nỗi bất hạnh của sống riêng không khiến bà gục ngã. Hàng triệu USD trả cho khu rừng bà cũng không đánh đổi.
Sự “chân thành, nhẫn nại” của bà Khiêm đã “lay động” cộng đồng và chính quyền địa phương. Họ đã cùng nhau tạo nên một “tấm khiên” bảo vệ đàn chim và khu rừng.
Để rồi qua bao mùa, nơi đàn chim làm tổ luôn bình yên và xanh thẫm...!

Nhìn lại kỳ thi lớp 10 THPT công lập: Căng thẳng hơn vì phân biệt công - tư (12/6/2023)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác đã kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng kỉ lục với tỉ lệ đỗ chỉ 55,7% trong số hơn 100 nghìn thí sinh dự tuyển. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại tất cả các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá căng thẳng và áp lực như vậy trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng và áp lực trong kỳ thi này đối với học sinh và phụ huynh hay không?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: