Cần gì để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội?
- Những kỷ vật lưu dấu cuộc đời, sự nghiệp nhà soạn nhạc thiên tài Sô-panh.
- Chuyện người phụ nữ 20 năm dẫn lối khai hoang.
SEA Games 32 đã kết thúc với buổi lễ bế mạc hoành tráng được tổ chức tối qua (17.05) trên sân vận động Morodok Techo ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trong lần đầu tiên đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, nước chủ nhà Campuchia đã đạt được thành công lớn cả về chuyên môn cũng như công tác tổ chức, quảng bá hình ảnh đất nước Campuchia với nền văn hóa giàu bản sắc, thân thiện, mến khách. Còn với đoàn Thể thao Việt Nam, chúng ta cũng đã có kỳ Đại hội thành công ngoài mong đợi, với ngôi nhất toàn đoàn và vượt xa chỉ tiêu 120 HCV.
Nhìn lại thành tích của đoàn thể thao VN tại SEA GAMES 32
- Nhiều doanh nghiệp Anh mong muốn thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày một tuần
- Sơn La ứng dụng khoa học sản xuất mận hậu trái vụ cho giá trị kinh tế cao
Một trong những thông tin đang nhận được sự quan tâm của dư
luận là thay vì để tự phát như lâu nay, Bộ Thông tin và truyền thông chủ trương
định danh chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube …
Mục đích của chủ trương này là gì? Đâu là điều kiện cần để đạt hiệu quả như kỳ
vọng? Ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin
điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chịu trách nhiệm chính quản lý
hoạt động này và ông Bùi Quý Phong - Phó Viện trưởng Viện quản trị sô Việt Nam sẽ phân tích cụ thể vấn đề này
Bắt buộc định danh chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội, những điều cần lưu ý.
- Pfizer “rót lợi nhuận” từ vắc-xin Covid vào cuộc chiến chống
ung thư toàn cầu.
- Ông Đàng Chí Quyết tiên phong...chăm lo việc làng.
Sĩ số vượt quá 60 học sinh/lớp, phụ huynh thức thâu đêm suốt sáng xếp hàng nộp hồ sơ cho con hay phải bốc thăm may rủi để con được đến trường, những cuộc đua vào trường công với tỉ lệ chọi “nảy lửa”... Đó là nghịch lý bi hài nhưng đang diễn ra hàng năm, đỉnh điểm là dịp tuyển sinh đầu cấp tại nhiều tỉnh, thành phố.
Quy mô dân số ngày càng gia tăng, trong khi tốc độ bổ sung lớp học không thể theo kịp, quỹ đất cho giáo dục ngày càng “eo hẹp” khiến nỗi lo thiếu trường, lớp, quá tải sĩ số đang là áp lực không nhỏ đối với các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn. Vậy cần có giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Hùng Anh – Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT.
Giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp học.
- Hiroshima (Nhật Bản) biến tấu món ăn truyền thống theo phong cách của các nước G7.
Liên tiếp 2 vụ cháy xảy ra trong những ngày qua tại Hải Phòng và Hà Nội khiến 7 người tử vong một lần nữa làm dấy lên lo ngại về câu chuyện mất an toàn PCCC ở nhiều nơi. Rất nhiều những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây xuất phát từ những ngôi nhà không lối thoát hiểm. Có thể thấy lối thoát an toàn khi xảy ra cháy nổ chưa được người dân coi trọng, nhất là với nhà ống, nhà tập thể, chung cư bịt kín bằng “chuồng cọp” để chống trộm. Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp” cũng như tạo lối thoát hiểm cho những khu nhà ống, nhà tập thể… trước nguy cơ cháy nổ ngày càng phức tạp như hiện nay. Ts Trần Minh Tùng – Giảng viện Đại học xây dựng Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Vụ hoả hoạn thương tâm: Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp”, tạo lối thoát hiểm khi hoả hoạn?
- Sri Lanka sẽ khởi động dự án điện khí hóa nửa triệu xe taxi tuk tuk để ứng phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong vòng 5 năm tới.
- Ở Tây Nguyên, voi không những được quan tâm chăm sóc mà còn được làm cả lễ cúng sức khỏe với những phong tục độc đáo.
Album mới “Cân bằng”, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ban nhạc Bức Tường.
- Toà nhà in 3D lớn nhất châu Âu.
Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hải (vai Lưu) trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao - Người không ngại những vai diễn khó.
- "Phạt” học sinh bằng đọc sách: cách làm sáng tạo, mang tính nhân văn và giáo dục
Trong số các vận động viên Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh đang nổi lên với 3 tấm huy chương vàng môn điền kinh và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vì nghị lực thi đấu phi thường, chinh phục thành công 2 nội dung chạy 1500 mét và 3.000 mét vượt chướng ngại vật, chỉ trong vòng 20 phút. Sau kỳ tích được xem như chưa từng có trong lịch sử thể thao này, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thưởng nóng số tiền gần 2 tỷ đồng, tính cả hiện vật quy đổi. Vậy nhưng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được mức lương hiện tại của Oanh chỉ vào khoảng 7 triệu đồng một tháng. Cô phải bán hàng online cùng bạn mới đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Câu chuyện tiền lương của vận động viên Nguyễn Thị Oanh một lần nữa đặt ra vấn đề đãi ngộ thế nào cho thỏa đảng với các vận động viên thành tích cao, để họ yên tâm luyện tập và thi đấu? Vì sao vẫn còn tình trạng chế độ vận động viên nhận được, khác xa so với quy định? Phải làm gì để xã hội hóa thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao hiệu quả hơn nữa?
Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng?
- Thụy Điển xây dựng con đường “sạc di động” dành cho xe điện vào năm 2025
- Hiệu quả mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tại Thái Nguyên
Những hiểm họa từ thuốc lá điện tử đối với giới trẻ.
- Người Dao ở bản Nà Hắc, Quảng Ninh với tục lệ giữ rừng tự nhiên.
- Người đàn ông từ bỏ công việc có thu nhập cao để chuyên tâm theo đuổi đam mê bảo tồn các rạn san hô ở Florida, Mỹ.