logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ghé thăm Mộc Châu (Sơn La) - điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới (11/2/2023)

Bằng Kiều mãi hát lời tình yêu: Trò chuyện với ca sĩ Bằng Kiều về 2 đêm nhạc mừng Lễ tình nhân và Ngày Quốc tế phụ nữ anh sắp tham gia tại thủ đô Hà Nội.
- Ghé thăm Mộc Châu (Sơn La) - điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới.

Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tránh làm giàu bất minh, hại mình, hại người - Nhìn từ vụ "cô đồng bổ cau” (10/2/2023)

Với nhận thức mới, cùng lối sống hiện đại, đa số người dân đã thay đổi được thói quen và hành động theo quan niệm cũ, lạc hậu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, hội hè, lễ lạt. Điều đó không đồng nghĩa nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian dần mai một và sẽ hoàn toàn biến mất. Nhiều người dân vẫn tranh thủ thời gian và điều kiện kinh tế, tới đình- đền-chùa-miếu, thư thái hưởng thụ cảnh sắc chốn linh thiêng, cầu sức khoẻ, bình an – một tín ngưỡng đơn thuần – đẹp và cần được lưu truyền!
Đáng lo ngại, vẫn còn không ít người hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì mê tín dị đoan mà tìm đến chốn linh thiêng, tìm đến những cá nhân, tổ chức hành nghề bói toán, trục lợi từ hoạt động mê tín dị đoan, xin nọ, cầu kia…hại mình, hại người, gây mất trật tự an ninh xã hội. Vụ việc “cô đồng” bổ cau đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày gần đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh internet phổ cập, mạng xã hội phổ biến và chưa thể kiểm soát, điều này càng đáng lo ngại. PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn – Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận nội dung này,

Chú chó già nhất thế giới vừa được ghi danh kỷ lục Guinness (10/2/2023)

Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tránh làm giàu bất minh, hại mình, hại người - Nhìn từ vụ "cô đồng bổ cau”.
- Chú chó già nhất thế giới vừa được ghi danh kỷ lục Guinness.
- Tân Mỹ Chánh, Tiền Giang nỗ lực xây dựng và duy trì xã nông thôn mới kiểu mẫu,

“Đại thắng” của phim Tết Việt: Kinh nghiệm gì cho các nhà làm phim? (09/2/2023)

Sau một mùa phim Tết khá èo uột với 5 phim Việt được tung ra nhưng phim đạt doanh thu cao nhất chỉ 65 tỉ đồng (Chìa khóa trăm tỉ) vào năm ngoái, mùa phim Tết năm nay dù khiêm tốn về số lượng (chỉ 2 phim) nhưng đều đạt doanh thu ấn tượng, đặc biệt là phim Nhà bà Nữ với liên tiếp những kỷ lục được thiết lập sau từng ngày. Đây là mùa phim tết mà số lượng phim Việt ra rạp ít kỷ lục nhưng có thể thấy doanh thu và suất chiếu cũng như hiệu ứng truyền thông của hai bộ phim là Nhà bà Nữ và Chị chị em em 2 đã “đè bẹp” tất cả phim Hollywood, phim Hàn, phim Thái - những dự án ngang nhiên chiếm hết thị phần điện ảnh nội địa năm trước. Theo ước tính từ Box Office Vietnam - đơn vị kiểm toán doanh thu phòng vé độc lập, doanh thu phim Tết Việt năm nay cao khoảng gấp 4 lần so với năm ngoái (khoảng gần 400 tỉ đồng). Trong đó, 2 phim Nhà bà Nữ, Chị chị em em 2 đóng góp khoảng 90% số lượng vé toàn hệ thống rạp. Con số 400 tỉ đồng quả là tín hiệu đáng mừng. Song, thành công phòng vé của 2 phim chiếu rạp dịp Tết năm nay có chứng minh rằng điện ảnh Việt đang đi lên? Doanh thu cao có tương đồng chất lượng và sức nóng liệu có bền lâu? Nhà báo - nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt giải mã những băn khoăn này.

Xuân ấm trên vùng tái định cư Nậm Khao (09/2/2023)

“Đại thắng” của phim Tết Việt: Kinh nghiệm gì cho các nhà làm phim?
- Israel phát triển robot từ râu châu chấu có “khứu giác nhạy bén nhất”
- Xuân ấm trên vùng tái định cư Nậm Khao

Lễ hội Xuân hồng 2023 - xoá dần sự e ngại hiến máu đầu năm (08/1/2023)

Lễ hội Xuân hồng- sự kiện hiến máu lớn nhất đang diễn ra trong 1 tuần tại Hà Nội và sẽ kết thúc vào ngày 12/2 tới. Khác với hàng ngàn lễ hội đầu Xuân trên cả nước, Xuân hồng là lễ hội duy nhất những người tham gia không mong điều gì cho bản thân, mà đến đây để trao tặng những món quà của sự sống, đó là những bịch máu nghĩa tình dành cho các bệnh nhân cần truyền máu. Với thông điệp “Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc”, Lễ hội Xuân hồng qua 16 lần tổ chức đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, không chỉ thu về hàng nghìn đơn vị máu, khắc phục được tình trạng khan hiếm máu sau Tết nguyên đán, mà còn góp phần xoá đi quan niệm cho rằng: hiến máu đầu năm là cho đi vận đỏ. Từ đó hình thành nét đẹp và thói quen hiến máu mỗi dịp đầu Xuân mới.

Khám phá làng văn hoá du lịch lịch sử Tân Lập, Tuyên Quang (08/2/2023)

Lễ hội Xuân hồng 2023 - xoá dần sự e ngại hiến máu đầu năm
- Đan Mạch khai trương Bảo tàng khủng long đáng giá nhất Châu Âu
- Khám phá làng văn hoá du lịch lịch sử Tân Lập, Tuyên Quang

Tài liệu lưu trữ nhìn từ vụ việc văn thư bán giấy vụn ở Thanh Hoá (7/2/2023)

Một sự việc hy hữu vừa xảy ra tại TP Thanh Hoá, đó là vụ mất tài liệu tại Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa. Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, tài liệu bị mất là do chị Lê Thùy Linh, cán bộ văn thư của ban này đã lấy và bán phế liệu cho một người ở phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) với giá 9 triệu đồng. Hiện số hồ sơ, tài liệu này đã được cơ quan Công an thu hồi. Từ vụ việc này, gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác văn thư, lưu trữ. Câu chuyện tưởng là nhỏ, nhưng lại không hề nhỏ. Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng, Đại học KHXH và Nhân văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cùng bàn luận câu chuyện này.

Khi chè cổ thụ “xuống núi” (7/2/2023)

Tài liệu lưu trữ nhìn từ vụ văn thư bán giấy vụn ở Thanh Hoá: Tài sản qúy báu hay là giấy vụn hồ sơ?
- Khi chè cổ thụ “xuống núi”.
- Biến dép xỏ ngón thành tranh chân dung – nỗ lực làm sạch môi trường của người Nigeria.

Thông tư về xếp hạng giáo viên của Bộ Giáo dục- sửa đổi thế nào để đáp ứng mong mỏi của giáo viên? (06/2/2023)

Hiện nay vẫn còn rất nhiều địa phương chưa thể chuyển xếp lương mới cho giáo viên, vẫn còn tình trạng giáo viên có bằng đại học đã hơn 10 năm nhưng được xếp lương trung cấp (hệ số lương 1,86-4,06), cao đẳng (hệ số lương 2,1-4,89) mà chưa thể chuyển xếp lương mới. Lý do là vì các giáo viên này vẫn được xếp lương theo chùm Thông tư 20 đến 23 năm 2015. Cách đây 2 năm, chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04 ra đời quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đã vướng phải nhiều bất cập. Sau đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương tạm dừng việc chuyển xếp hạng giáo viên theo chùm Thông tư 01 đến 04 để lấy ý kiến của giáo viên trong cả nước, nhằm khắc phục những bất hợp lí, tạo thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, đến nay, Bộ vẫn chưa chính thức ban hành các Thông tư sửa đổi chùm Thông tư 01 đến 04. Điều này khiến các địa phương lúng túng trong việc chuyển xếp hạng giáo viên và dẫn tới thực tế mỗi nơi thực hiện 1 kiểu. Sự chậm trễ này còn dẫn đến nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều giáo viên?.

Nét đẹp tục cúng rừng đầu xuân của người Dao Lào Cai (06/2/2023)

Thông tư về xếp hạng giáo viên của Bộ Giáo dục- Đào tạo sửa đổi thế nào để đáp ứng mong mỏi của giáo viên?
- Biệt đội giải cứu thức ăn thừa, tránh lãng phí thực phẩm ở Singapore
-Nét đẹp tục cúng rừng đầu xuân của người Dao Lào Cai

Công nghệ hiện đại đang cách mạng hóa công nghiệp làm đẹp (5/2/2023)

Gặp gỡ cùng Ca sỹ MONO, hiện tượng âm nhạc của giới trẻ
-Công nghệ hiện đại đang cách mạng hóa công nghiệp làm đẹp ở Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất <-Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần

Những điều thú vị và ý nghĩa từ tục thờ thần Bếp lửa của người Tày (4/2/2023)

Ca sĩ Đào Ngọc Sang và câu chuyện tìm “chỗ đứng” trong V.POP.
- Những điều thú vị và ý nghĩa từ tục thờ thần Bếp lửa của người Tày

Xu hướng tuyển sinh ĐH 2023: “Nở rộ” ngành học mới, đừng để “sớm nở tối tàn” (3/2/2023)

Hiện đã có nhiều trường đại học trên cả nước công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023. Ngoài các ngành đào tạo truyền thống, nhiều trường đại học mở thêm ngành học mới để thu hút thí sinh. Việc này bước đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực của chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học, giúp đa dạng hoá dịch vụ đào tạo, hạn chế tình trạng độc quyền đối với một số ngành nghề, gây sức ép cạnh tranh để mọi đơn vị đào tạo, mọi ngành nghề đều phải đổi mới, nâng cao chất lượng.
Về phía người học, thí sinh có thêm nhiều lựa chọn những ngành học mới, tại nhiều trường ĐH khác nhau trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, tốc độ mở rộng các ngành đào tạo quá nhanh có thể gây ra những tác động ngoài mong đợi. PGS TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Truờng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhà lưu trú 0 đồng - Nơi san sẻ yêu thương với bệnh nhân khó khăn (3/2/2023)

Xu hướng tuyển sinh ĐH 2023: “Nở rộ” ngành học mới, đừng để “sớm nở tối tàn”.
- Người gìn giữ, bảo tồn và thực hành nhạc bát âm ở vùng quê Bắc bộ.
- Nhà lưu trú 0 đồng - Nơi san sẻ yêu thương với bệnh nhân khó khăn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: