logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Pfizer “rót lợi nhuận” từ vắc-xin Covid vào cuộc chiến chống ung thư toàn cầu (17/5/2023)

Bắt buộc định danh chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội, những điều cần lưu ý.
- Pfizer “rót lợi nhuận” từ vắc-xin Covid vào cuộc chiến chống ung thư toàn cầu.
- Ông Đàng Chí Quyết tiên phong...chăm lo việc làng.

Giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp học. (16/5/2023)

Sĩ số vượt quá 60 học sinh/lớp, phụ huynh thức thâu đêm suốt sáng xếp hàng nộp hồ sơ cho con hay phải bốc thăm may rủi để con được đến trường, những cuộc đua vào trường công với tỉ lệ chọi “nảy lửa”... Đó là nghịch lý bi hài nhưng đang diễn ra hàng năm, đỉnh điểm là dịp tuyển sinh đầu cấp tại nhiều tỉnh, thành phố.
Quy mô dân số ngày càng gia tăng, trong khi tốc độ bổ sung lớp học không thể theo kịp, quỹ đất cho giáo dục ngày càng “eo hẹp” khiến nỗi lo thiếu trường, lớp, quá tải sĩ số đang là áp lực không nhỏ đối với các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn. Vậy cần có giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Hùng Anh – Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT.

Chuỗi hoạt động “Đại dương là nhà”- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các bạn nhỏ (16/5/2023)

Giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp học.
- Hiroshima (Nhật Bản) biến tấu món ăn truyền thống theo phong cách của các nước G7.

Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp”, tạo lối thoát hiểm khi hoả hoạn? (15/5/2023)

Liên tiếp 2 vụ cháy xảy ra trong những ngày qua tại Hải Phòng và Hà Nội khiến 7 người tử vong một lần nữa làm dấy lên lo ngại về câu chuyện mất an toàn PCCC ở nhiều nơi. Rất nhiều những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây xuất phát từ những ngôi nhà không lối thoát hiểm. Có thể thấy lối thoát an toàn khi xảy ra cháy nổ chưa được người dân coi trọng, nhất là với nhà ống, nhà tập thể, chung cư bịt kín bằng “chuồng cọp” để chống trộm. Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp” cũng như tạo lối thoát hiểm cho những khu nhà ống, nhà tập thể… trước nguy cơ cháy nổ ngày càng phức tạp như hiện nay. Ts Trần Minh Tùng – Giảng viện Đại học xây dựng Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Voi Tây Nguyên: Độc đáo lễ cúng sức khỏe với những phong tục đặc biệt (15/5/2023)

Vụ hoả hoạn thương tâm: Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp”, tạo lối thoát hiểm khi hoả hoạn?
- Sri Lanka sẽ khởi động dự án điện khí hóa nửa triệu xe taxi tuk tuk để ứng phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong vòng 5 năm tới.
- Ở Tây Nguyên, voi không những được quan tâm chăm sóc mà còn được làm cả lễ cúng sức khỏe với những phong tục độc đáo.

Tòa nhà in 3D lớn nhất châu Âu. (14/5/2023)

Album mới “Cân bằng”, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ban nhạc Bức Tường.
- Toà nhà in 3D lớn nhất châu Âu.

“Phạt” học sinh bằng đọc sách: cách làm mới mang tính nhân văn và giáo dục (13/5/2023)

Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hải (vai Lưu) trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao - Người không ngại những vai diễn khó.
- "Phạt” học sinh bằng đọc sách: cách làm sáng tạo, mang tính nhân văn và giáo dục

Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng? (12/5/2023)

Trong số các vận động viên Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh đang nổi lên với 3 tấm huy chương vàng môn điền kinh và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vì nghị lực thi đấu phi thường, chinh phục thành công 2 nội dung chạy 1500 mét và 3.000 mét vượt chướng ngại vật, chỉ trong vòng 20 phút. Sau kỳ tích được xem như chưa từng có trong lịch sử thể thao này, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thưởng nóng số tiền gần 2 tỷ đồng, tính cả hiện vật quy đổi. Vậy nhưng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được mức lương hiện tại của Oanh chỉ vào khoảng 7 triệu đồng một tháng. Cô phải bán hàng online cùng bạn mới đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Câu chuyện tiền lương của vận động viên Nguyễn Thị Oanh một lần nữa đặt ra vấn đề đãi ngộ thế nào cho thỏa đảng với các vận động viên thành tích cao, để họ yên tâm luyện tập và thi đấu? Vì sao vẫn còn tình trạng chế độ vận động viên nhận được, khác xa so với quy định? Phải làm gì để xã hội hóa thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao hiệu quả hơn nữa?

Hiệu quả mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tại Thái Nguyên (12/5/2023)

Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng?
- Thụy Điển xây dựng con đường “sạc di động” dành cho xe điện vào năm 2025
- Hiệu quả mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tại Thái Nguyên

Người Dao ở bản Nà Hắc, Quảng Ninh với tục lệ giữ rừng tự nhiên (11/5/2023)

Những hiểm họa từ thuốc lá điện tử đối với giới trẻ.
- Người Dao ở bản Nà Hắc, Quảng Ninh với tục lệ giữ rừng tự nhiên.
- Người đàn ông từ bỏ công việc có thu nhập cao để chuyên tâm theo đuổi đam mê bảo tồn các rạn san hô ở Florida, Mỹ.

Giá Sách giáo khoa tăng cao: Cần kiểm tra, làm rõ nếu có bất thường (10/5/2023)

Công ty TNHH MTV NXB Giáo Dục Việt Nam bị xác định có hàng loạt sai phạm, nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch trong một số khâu liên quan đến in ấn, đăng kí giá bán… Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất được kết luận nêu là NXB đã "lạm dụng vị trí độc quyền", "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường". Đây là những nội dung trong Kết luận 2023 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra chuyên đề công tác quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo giai đoạn từ năm 2014-2018. Ngoài việc xác định "dấu hiệu lợi ích nhóm" trong phát hành sách bài tập, cơ quan thanh tra còn chỉ ra nhiều sai phạm, nhiều điểm bất thường của quá trình in, phát hành và đăng ký giá bán SGK. Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khiến gia đình học sinh phải mua SGK với giá cao hơn tới 85 tỉ đồng so với giá thực tế. Câu hỏi đặt ra là giá SGK tăng cao bất thường như vậy, cần kiểm tra làm rõ như thế nào? Trách nhiệm kiểm soát thuộc về đơn vị nào? Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhóm cứu hộ “Sân nhà nhiều chó” - Mái ấm của những “người bạn bốn chân” (10/5/2023)

Giá SGK tăng cao: Cần kiểm tra, làm rõ nếu có bất thường
- Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình châu Âu Eurovision lần thứ 67 chính thức khởi tranh
- Nhóm cứu hộ “Sân nhà nhiều chó” - Mái ấm của những “người bạn bốn chân”

Biện pháp nào hạn chế tử vong do đuổi nước? (9/5/2023)

Theo ước tính ban đầu, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ em nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra trong thời gian gần đây và gia tăng cao vào mùa nắng nóng, trong đó có nhiều trường hợp đau lòng, không cứu được trẻ do sơ cứu sai cách. Trong các trường hợp đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề. Vì vậy, biết cách xử trí ban đầu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng. Vậy đâu là các biện pháp sơ cấp cứu đúng cách với người bị đuối nước? Biện pháp nào để hạn chế tử vong do đuổi nước? BS Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai cùng bàn luận câu chuyện này.

Kun Khmer - môn võ nghìn năm tuổi (9/5/2023)

Biện pháp nào để hạn chế tử vong do đuổi nước?
- Kun Khmer - môn võ nghìn năm tuổi.
- “Nồi cháo từ thiện Hồng Tiến” - hiến trọn tấm lòng cho người nghèo.

WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu với COVID-19: Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? (08/5/2023)

Ngày 5/5 vừa qua được coi là sự kiện y tế đặc biệt khi Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid 19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo: Điều này không có nghĩa là dịch Covid19 đã qua, mà vấn là mối đe dọa với y tế toàn cầu. Đây là quyết định được đưa ra sau khi WHO đã có thời gian lên kế hoạch, phân tích dữ liệu cẩn thận dựa trên những bằng chứng rằng Covid 19 đã giảm rủi ro đối với sức khoẻ con người, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh trên toàn cầu ngày càng cao, độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, đặc biệt là tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid 19 đã giảm mạnh… Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xem xét đánh giá tình hình dịch trong nước. Vậy các biện pháp ứng phó với dịch bệnh Covid 19 tại nước ta cần thay đổi như thế nào để thích ứng với tình hình chung toàn cầu?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: