logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

VÌ CON, MẸ THÀNH "SIÊU NHÂN CÂN CẢ BẦU TRỜI" (20/07/2023)

sinh con, nuôi con lớn khôn là niềm mong mỏi của bất kỳ người phụ nữ nào. Từ khi mang thai, sinh nở, nhìn con lớn...đến một ngày niềm vui sướng, hạnh phúc vỡ òa khi nghe con gọi tiếng "Mẹ" yêu thương...Nhưng có những người phụ nữ không được hưởng niềm hạnh phúc ấy. Từ khi con ra đời, cuộc sống của mẹ bước vào một hành trình mới. Vì con, mẹ trở thành "siêu nhân cân cả bầu trời". Đó cũng là câu chuyện của chị Nguyễn Vũ Thị Thủy, người mẹ có con bị bệnh bại não; một trong 2 cô giáo chủ nhiệm lớp học miễn phí thuộc dự án "Chăm con cho mẹ đi làm" do Hội cha mẹ có con bị bệnh bại não Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam) thành lập từ tháng 2 vừa qua.

Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh (06/07/2023)

“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên. Trong hành trình đầy hy vọng để có thêm 1 tỷ cây xanh đó, hàng vạn tổ chức, cá nhân đã góp công, góp sức trồng xuống những mầm cây khỏe mạnh, góp phần gây dựng nên những vùng đất xanh vốn trước đây hoang hóa, khô cằn. Tất cả đã viết lên một hành trình góp xanh vì môi trường sống của mỗi người. Đây cũng là nội dung xuyên suốt của chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, với chủ đề: “Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh”

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (30/6/2023)

Quanh năm, làm việc trong bóng tối và bùn thải. Đối mặt với mùi hôi, với bệnh tật, nguy hiểm rình rập. Nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Vượt lên tất cả, các công nhân nạo vét cống ngầm thủ công của Hà Nội nỗ lực đảm bảo sự lưu thông của hệ thống cống ngầm khổng lồ của thành phố, với tổng chiều dài hơn 3.750 km. Điều gì đã thúc đẩy họ các gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này?

LỤC NGẠN – MÙA KHÔNG NGỦ (22/06/2023)

Người dân thức trắng đêm, tắc đường dài đến vài km là những hình ảnh thường thấy tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm. Lí do mang tên “vải thiều”! Những thanh âm mùa vải chín, sự cần lao của người nông dân để đưa hương vị thơm ngọt, mát lành của miền quê đi xa hơn sẽ có trong Chân Dung cuộc sống, với sự đồng hành của phóng viên Phương Chi. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Người bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo (16/06/2023)

Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso- một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ mô hình mà ông Đỗ Tiến Sỹ gây dựng cùng bà con, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có Đề án Phát triển dược liệu, giai đoạn 2021-2025, nhằm nhân rộng cách làm này để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.

Người mẹ của những đứa trẻ thiếu may mắn trong “ngôi nhà hạnh phúc”

# Hơn 28 năm qua, bà Phan Thị Phúc (ở số 24, ngõ 47 Nguyên Hồng, Ðống Ða, Hà Nội), miệt mài dạy múa, hát, miễn phí, dạy làm người cho những đứa trẻ khuyết tật dù bà đã ở tuổi 82. Tình nguyện là người thầy, người mẹ của những số phận bất hạnh. Hy sinh thầm lặng, cất giấu những ước muốn riêng tư, hàng ngày bà Phúc tiếp thêm động lực cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. Không chỉ dạy múa hát, bà Phúc và các cộng sự của mình còn mở các lớp đào tạo nghề như may vá, sửa chữa điện dân dụng…). với mong muốn các em tự lập, có thể tự nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với xã hội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về bà Phan Thị Phúc cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà vì trẻ em khuyết tật.

Hành trình ươm ngọc biển (02/06/2023)

Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời!
Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (28/5/2023)

Giờ đây ở thành phố, rất hiếm người đi chân trần trên đường phố. Thế mà họ đã có lúc đi chân trần, mặc quần đùi lội trong bùn thải cống ngầm để vớt rác bằng tay. Trong một đô thị tấp nập như Hà Nội, công việc của họ rất ít người nhìn thấy. Họ ít được nhắc tên. Họ phải đi vào trong bóng tối, bị ám mùi hôi, nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Điều gì đã khiến họ - những người thợ nạo vét cống ngầm thủ công- vẫn gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này? Hãy đồng hành cùng chúng tôi gặp gỡ những công nhân của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – đơn vị chủ lực về công tác thoát nước của Thủ đô, để tìm câu trả lời.

Chuyện về người thầy thuốc hai lần học bác sĩ nội trú (20/4/2023)

6 năm học Đại học Y Hà Nội, 3 năm học bác sĩ nội trú trong nước và 3 năm học bác sĩ nội trú tại Pháp, bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh hiện đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở thành người có “bàn tay vàng” nối lại những phần đứt gãy của cơ thể bệnh nhân. Gắn bó với chuyên ngành chấn thương chỉnh hình hơn 25 năm, người thầy thuốc này luôn cập nhật tiến bộ y khoa để thực hiện những ca mổ cân não và thuộc diện khó nhất hiện nay.

"Quán cơm 2.000 đồng cho bệnh nhân ung thư - nơi từ thiện những tấm lòng" (14/04/2023)

Với những bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, 2.000 đồng không thể mua nổi bó rau, lạng thịt nhưng khi đến quán Nụ cười Shinbi họ lại có thể ăn một bữa cơm, một bát phở ngon lành, nóng hổi với đầy đủ dinh dưỡng. Đây không chỉ đơn giản là một bữa ăn mà còn là món quà tinh thần của những tấm lòng hảo tâm mong muốn giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo sau những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật, giúp người nhà của họ bớt đi được một khoản tiền phải trang trải. Mỗi người đến quán ăn cơm đều mang theo tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì nơi đây không chỉ bán cơm mà còn mang đến những nụ cười và tình người ấm áp.

Nâng bước đôi chân tật nguyền tới trường (10/03/2023)

Bất cứ ai sinh ra trên đời cũng mong ước mình lành lặn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Học sinh Hoàng Quang Minh, lớp 5A, Trường Tiểu học xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị khuyết tật vận động, từ nhỏ tới giờ đôi chân em mềm oặt và đôi tay có phần yếu ớt. Nhưng như một sự bù đắp của số phận, em khá thông minh và được nhiều người xung quanh thương yêu, giúp đỡ. Đặc biệt, luôn có Đào Đăng Khoa- người bạn cùng lớp cõng Minh trên lưng mỗi lúc em muốn di chuyển ở trường.

Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu: "Khơi" mạch nguồn sáng tạo cho sân khấu (09/03/2023)

NSND Trung Hiếu quen thuộc với khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó phải kể tới mảng phim hài. Đặc biệt là seri phim hài Tết – “Đại gia chân đất”. Anh còn được biết đến với vai trò là diễn viên truyền hình, nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn kịch, diễn viên lồng tiếng... Với lối diễn xuất giản dị, không khoa trương và luôn chú trọng vào việc đào sâu nội tâm nhân vật đã giúp NSND Trung Hiếu chiếm được nhiều tình cảm của khán giả ở những vai chính diện và phản diện. NSND Trung Hiếu sớm nổi tiếng với những vai diễn trên truyền hình và điện ảnh, nhưng sân khấu mới là thánh đường nghệ thuật của anh, là nơi anh dành trọn tâm huyết và đam mê. Gần 30 năm gắn bó với sân khấu kịch, giờ đây NSND Trung Hiếu với cương vị Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, anh vẫn cống hiến hết mình khi liên tiếp cho ra mắt những tác phẩm chất lượng, tạo tiếng vang trên sân khấu kịch nói.

Người mẹ đông con nhất Việt Nam và hành trình Khát vọng

# Chị Vũ Thị Dung, người được gọi với cái tên trìu mến “người mẹ đông con nhất Việt Nam”. Sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định với thu nhập tốt, chị Vũ Thị Dung lặng lẽ đi tìm kiếm các cháu nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp cả nước để nhận đỡ đầu việc ăn học cho các cháu. -Hỗ trợ, đồng hành với trẻ em mồ côi, khuyết tật, nghèo khó suốt hơn 10 năm qua, Quỹ Khát Vọng do chị Vũ Thị Dung khởi xướng đã chắp cánh ước mơ cho gần 400 học sinh ở hơn 30 tỉnh, thành phố. - Với sự trợ giúp của Khát Vọng, hàng trăm bạn trẻ đã vào được trường đại học, được học nghề và có công việc, cuộc sống ổn định để viết tiếp ước mơ đời mình. Nhiều bạn được dẫn dắt đạt được các thành tích nổi bật, với 08 học bổng toàn phần Đại học quốc tế và nhiều bạn được tuyển thẳng vào đại học trong nước. Sự hi sinh, tình yêu thương con người và năng lượng tích cực của người phụ nữ ấy đã lan tỏa giá trị tích cực cho rất nhiều người cùng đồng hành với chị dệt lên những ước mơ, hoài bão cho thế hệ tương lai, những đứa trẻ thiệt thòi trong xã hội.- Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về chị Vũ Thị Dung với hành trình Khát vọng nuôi dưỡng ước mơ đến trường của trẻ mồ côi, khuyết tật ở nhiều tỉnh thành cả nước.

Những chiến sĩ áo trắng nơi đầu sóng, ngọn gió (17/02/2023)

Giữa trùng khơi, tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, ngày đêm vẫn có những y, bác sĩ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho quân và dân trên đảo. Họ là những thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hàng năm từ Hà Nội đến công tác tại nơi đảo xa. Luân phiên làm việc tại bệnh xá đảo Song Tử Tây, các bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên quân y luôn xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt, vẻ vang, trực tiếp góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Mỗi ngày thực hiện nhiệm vụ tại bệnh xá đảo Song Tử Tây là một ngày trải nghiệm đầy ắp tình quân dân cá nước và những câu chuyện cảm động khi vượt qua được lằn ranh sinh tử trong những ca cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển.

Chuyện về những người mang sứ mệnh gìn giữ hoà bình 26/01/2023)

Sinh sống và trưởng thành từ “Thành phố vì hòa bình”, những người lính mũ nồi xanh nối tiếp nhau lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại nước Cộng hòa Nam Su đăng và một số nước châu Phi. Phía sau những hình ảnh hào hùng của đoàn quân mũ nồi xanh còn là những gian lao vất vả, sự hiểm nguy, đòi hỏi lòng quả cảm, thậm chí cả sự hy sinh khi làm nhiệm vụ. Các chiến sỹ mũ nồi xanh có những câu chuyện gì để kể với chúng ta trong ngày đầu xuân này? Trong chương trình hôm nay, vị khách mời của chúng tôi là Đại úy, điều dưỡng Trần Thị Mai Liên để chia sẻ về công việc, những hồi ức, kỷ niệm của chị và các chiến sỹ mũ nồi xanh trong những năm tháng ở đất nước Nam Su-đăng”

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: