logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cô giáo nguyện gắn bó cả đời với lớp học “xóa mù chữ”

“Tôi nguyện sẽ gắn bó với lớp học cho đến khi sức khỏe buộc tôi phải dừng lại”... Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về cô giáo Phạm Thị Huyền, người nguyện gắn bó cả đời với lớp học miễn phí xóa mù chữ giữa lòng Hà Nội.

Nghệ sĩ Đình Cương: tay trống cự phách, giọng hát đặc biệt (15/09/2023)

Nhạc công trong một đoàn chèo thường là những người thầm lặng sau tấm màn nhung, ít được khán giả biết đến, nhưng với nghệ sĩ Đình Cương, Nhà hát Chèo Thái Bình, từ lâu đã nổi tiếng là một tay trống cự phách. Tài năng của người nghệ sĩ này còn vươn xa hơn với giọng hát văn, hát xẩm tha thiết, thấm đượm cảm xúc. Tình yêu với nghệ thuật chèo truyền thống đã giúp Đình Cương trở thành nghệ sĩ đa tài, được đông đảo khán thính giả yêu mến.

Khát vọng "gieo" chữ trên đỉnh Tò Đú (04/08/2023)

Những con đường chênh vênh đá núi, bên suối quanh co, trong những vạt rừng thẳm in dấu chân của những thầy, cô giáo đi “gánh chữ” lên vùng cao, ươm những mầm xanh cho cao nguyên. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Họ - những người vượt qua sự khắc nghiệt, quanh năm thiếu nước và chênh vênh nơi rẻo cao cằn cỗi, tình nguyện bám trường, bám bản, cần mẫn “gieo chữ” cho các em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số. Để giờ đây vùng đất Mèo Vạc – 1 trong 4 huyện cao nguyên đá hiểm trở nhất của tỉnh Hà Giang đã hóa tâm hồn, hóa thành quê hương thứ 2 của họ. Ở nơi ấy, bằng tình yêu nghề, yêu trò đã vun vén nên những ngôi trường hạnh phúc. Những hạt giống được gieo tại nơi khó khăn sẽ nở ra những bông hoa đẹp nhất. Những bông hoa trên đá đã nở như một phép ẩn dụ ngọt ngào cho những cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo vùng cao, những người đã và đang âm thầm gieo chữ mỗi ngày ở nơi xa xôi, hiểm trở. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn gặp gỡ những thầy cô giáo như thế với khát vọng…

VÌ CON, MẸ THÀNH "SIÊU NHÂN CÂN CẢ BẦU TRỜI" (20/07/2023)

sinh con, nuôi con lớn khôn là niềm mong mỏi của bất kỳ người phụ nữ nào. Từ khi mang thai, sinh nở, nhìn con lớn...đến một ngày niềm vui sướng, hạnh phúc vỡ òa khi nghe con gọi tiếng "Mẹ" yêu thương...Nhưng có những người phụ nữ không được hưởng niềm hạnh phúc ấy. Từ khi con ra đời, cuộc sống của mẹ bước vào một hành trình mới. Vì con, mẹ trở thành "siêu nhân cân cả bầu trời". Đó cũng là câu chuyện của chị Nguyễn Vũ Thị Thủy, người mẹ có con bị bệnh bại não; một trong 2 cô giáo chủ nhiệm lớp học miễn phí thuộc dự án "Chăm con cho mẹ đi làm" do Hội cha mẹ có con bị bệnh bại não Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam) thành lập từ tháng 2 vừa qua.

Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh (06/07/2023)

“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên. Trong hành trình đầy hy vọng để có thêm 1 tỷ cây xanh đó, hàng vạn tổ chức, cá nhân đã góp công, góp sức trồng xuống những mầm cây khỏe mạnh, góp phần gây dựng nên những vùng đất xanh vốn trước đây hoang hóa, khô cằn. Tất cả đã viết lên một hành trình góp xanh vì môi trường sống của mỗi người. Đây cũng là nội dung xuyên suốt của chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, với chủ đề: “Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh”

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (30/6/2023)

Quanh năm, làm việc trong bóng tối và bùn thải. Đối mặt với mùi hôi, với bệnh tật, nguy hiểm rình rập. Nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Vượt lên tất cả, các công nhân nạo vét cống ngầm thủ công của Hà Nội nỗ lực đảm bảo sự lưu thông của hệ thống cống ngầm khổng lồ của thành phố, với tổng chiều dài hơn 3.750 km. Điều gì đã thúc đẩy họ các gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này?

LỤC NGẠN – MÙA KHÔNG NGỦ (22/06/2023)

Người dân thức trắng đêm, tắc đường dài đến vài km là những hình ảnh thường thấy tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm. Lí do mang tên “vải thiều”! Những thanh âm mùa vải chín, sự cần lao của người nông dân để đưa hương vị thơm ngọt, mát lành của miền quê đi xa hơn sẽ có trong Chân Dung cuộc sống, với sự đồng hành của phóng viên Phương Chi. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Người bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo (16/06/2023)

Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso- một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ mô hình mà ông Đỗ Tiến Sỹ gây dựng cùng bà con, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có Đề án Phát triển dược liệu, giai đoạn 2021-2025, nhằm nhân rộng cách làm này để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.

Người mẹ của những đứa trẻ thiếu may mắn trong “ngôi nhà hạnh phúc”

# Hơn 28 năm qua, bà Phan Thị Phúc (ở số 24, ngõ 47 Nguyên Hồng, Ðống Ða, Hà Nội), miệt mài dạy múa, hát, miễn phí, dạy làm người cho những đứa trẻ khuyết tật dù bà đã ở tuổi 82. Tình nguyện là người thầy, người mẹ của những số phận bất hạnh. Hy sinh thầm lặng, cất giấu những ước muốn riêng tư, hàng ngày bà Phúc tiếp thêm động lực cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. Không chỉ dạy múa hát, bà Phúc và các cộng sự của mình còn mở các lớp đào tạo nghề như may vá, sửa chữa điện dân dụng…). với mong muốn các em tự lập, có thể tự nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với xã hội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về bà Phan Thị Phúc cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà vì trẻ em khuyết tật.

Hành trình ươm ngọc biển (02/06/2023)

Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời!
Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (28/5/2023)

Giờ đây ở thành phố, rất hiếm người đi chân trần trên đường phố. Thế mà họ đã có lúc đi chân trần, mặc quần đùi lội trong bùn thải cống ngầm để vớt rác bằng tay. Trong một đô thị tấp nập như Hà Nội, công việc của họ rất ít người nhìn thấy. Họ ít được nhắc tên. Họ phải đi vào trong bóng tối, bị ám mùi hôi, nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Điều gì đã khiến họ - những người thợ nạo vét cống ngầm thủ công- vẫn gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này? Hãy đồng hành cùng chúng tôi gặp gỡ những công nhân của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – đơn vị chủ lực về công tác thoát nước của Thủ đô, để tìm câu trả lời.

Chuyện về người thầy thuốc hai lần học bác sĩ nội trú (20/4/2023)

6 năm học Đại học Y Hà Nội, 3 năm học bác sĩ nội trú trong nước và 3 năm học bác sĩ nội trú tại Pháp, bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh hiện đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở thành người có “bàn tay vàng” nối lại những phần đứt gãy của cơ thể bệnh nhân. Gắn bó với chuyên ngành chấn thương chỉnh hình hơn 25 năm, người thầy thuốc này luôn cập nhật tiến bộ y khoa để thực hiện những ca mổ cân não và thuộc diện khó nhất hiện nay.

"Quán cơm 2.000 đồng cho bệnh nhân ung thư - nơi từ thiện những tấm lòng" (14/04/2023)

Với những bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, 2.000 đồng không thể mua nổi bó rau, lạng thịt nhưng khi đến quán Nụ cười Shinbi họ lại có thể ăn một bữa cơm, một bát phở ngon lành, nóng hổi với đầy đủ dinh dưỡng. Đây không chỉ đơn giản là một bữa ăn mà còn là món quà tinh thần của những tấm lòng hảo tâm mong muốn giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo sau những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật, giúp người nhà của họ bớt đi được một khoản tiền phải trang trải. Mỗi người đến quán ăn cơm đều mang theo tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì nơi đây không chỉ bán cơm mà còn mang đến những nụ cười và tình người ấm áp.

Nâng bước đôi chân tật nguyền tới trường (10/03/2023)

Bất cứ ai sinh ra trên đời cũng mong ước mình lành lặn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Học sinh Hoàng Quang Minh, lớp 5A, Trường Tiểu học xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị khuyết tật vận động, từ nhỏ tới giờ đôi chân em mềm oặt và đôi tay có phần yếu ớt. Nhưng như một sự bù đắp của số phận, em khá thông minh và được nhiều người xung quanh thương yêu, giúp đỡ. Đặc biệt, luôn có Đào Đăng Khoa- người bạn cùng lớp cõng Minh trên lưng mỗi lúc em muốn di chuyển ở trường.

Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu: "Khơi" mạch nguồn sáng tạo cho sân khấu (09/03/2023)

NSND Trung Hiếu quen thuộc với khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó phải kể tới mảng phim hài. Đặc biệt là seri phim hài Tết – “Đại gia chân đất”. Anh còn được biết đến với vai trò là diễn viên truyền hình, nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn kịch, diễn viên lồng tiếng... Với lối diễn xuất giản dị, không khoa trương và luôn chú trọng vào việc đào sâu nội tâm nhân vật đã giúp NSND Trung Hiếu chiếm được nhiều tình cảm của khán giả ở những vai chính diện và phản diện. NSND Trung Hiếu sớm nổi tiếng với những vai diễn trên truyền hình và điện ảnh, nhưng sân khấu mới là thánh đường nghệ thuật của anh, là nơi anh dành trọn tâm huyết và đam mê. Gần 30 năm gắn bó với sân khấu kịch, giờ đây NSND Trung Hiếu với cương vị Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, anh vẫn cống hiến hết mình khi liên tiếp cho ra mắt những tác phẩm chất lượng, tạo tiếng vang trên sân khấu kịch nói.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: