logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

GS Nguyễn Văn Hiếu: Từ nhà khoa học săn thiết bị "chợ Trời" đến top đầu thế giới

# Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiếu, một trong hai nhà khoa học Việt đứng top đầu lĩnh vực vật liệu, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Phát triển và Ứng dụng cảm biến nano của trường. Là một trong những người đi tiên phong đăng công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín và danh giá, đến nay Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu và nhóm nghiên cứu đã công bố được hơn 150 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh ISI/Scopus, trong đó nhiều bài báo quốc tế giá trị với lượt trích dẫn cao. Sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ của Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu không chỉ làm nên thành công riêng của anh mà quan trọng hơn là còn truyền lửa cho nhiều thế hệ học trò của mình với tình yêu dành cho khoa học.

Đại tá Nguyễn Đăng Giáp: anh hùng từ chiến trường đến thương trường (12/01/2023)

Thưa quý vị và các bạn! 10 năm về trước, cổ phần hoá là nỗi lo rất lớn của những người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, không mấy ai muốn rời xa “bầu sữa ngân sách quốc gia” để đương đầu với những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường. Nhưng với Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, từ năm 2012, đã làm đơn xin cổ phần hoá Tổng Công ty 36- Bộ Quốc phòng. Ông đã “làm nên lịch sử” khi cùng tập thể cổ phần hoá thành công, cứu được 3 doanh nghiệp khi sáp nhập, đưa Tổng công ty phát triển vượt bậc, trở thành đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Cá nhân Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty 36- Bộ Quốc phòng cũng được vinh danh anh hùng.

Hiện đại để tôn vinh giá trị truyền thống (05/01/2023)

Những năm gần đây, nhiều nghệ sỹ, nhạc sĩ đã tìm về những chất liệu dân gian kết hợp với âm nhạc hiện đại và được sự đón nhận tích cực từ công chúng. Những nghệ sỹ đã vượt qua chính mình để mang đến cho âm nhạc dân gian một hơi thở mới đó là ai, và họ đã thực hiện việc bảo tồn âm nhạc dân gian như thế nào trong đời sống hiện đại ngày nay? Tất cả có trong chương trình Chân dung cuộc sống với chủ đề: “Hiện đại để tôn vinh giá trị truyền thống”.

Hành trình “Ngược dốc” mang khoa học Việt ra thế giới (30/12/2022)

Suốt 16 năm lớn lên trong cảnh không có điện ở quê nhà Đăk Lăk nên dễ hiểu khi GS Nguyễn Thục Quyên, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS), Giáo sư Khoa Hóa học & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ dành rất nhiều công sức và tâm huyết nghiên cứu vật liệu mới cho ứng dụng pin mặt trời hữu cơ. 2 năm nay, trở lại Việt Nam với cương vị là Đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture, bằng sức ảnh hưởng của mình, GS Quyên đang nỗ lực kết nối khoa học Việt ra thế giới và tiếp sức cho nhà khoa học nữ trong nước theo đuổi đam mê nghiên cứu này. Mời quý vị cùng nghe GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ về hành trình “ngược dốc” và khẳng định giá trị bản thân của bà:

Chuyện về người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa (22/12/2022)

Từng trải qua mưa bom, bão đạn, từng vào sinh ra tử tại chiến trường Quảng Trị, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn ở xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trân trọng từng phút giây của cuộc sống hoà bình hôm nay. Mặc dù là thương binh hạng 2/4 và đã gần đến tuổi xưa nay hiếm nhưng cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình. Phát huy được phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa đã dành phần lớn số tiền kiếm được để hỗ trợ cho những đồng đội có hoàn cảnh khó khăn và tham gia cùng Hội chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị tích cực tìm kiếm, đưa hài cốt liệt sỹ về quê hương.

Nghệ sĩ piano Phó An My: Tiên phong kết hợp âm nhạc cổ điển và chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam (16/12/2022)

Piano đối thoại với hò Huế, piano đối thoại với Hát cọi, piano đối thoại với Chầu Văn, piano đối thoại với Tuồng... Trong nhiều năm qua, bằng lối đi riêng ấy, nghệ sĩ piano Phó An My đã có những chương trình “cháy vé” khi kết hợp sáng tạo giữa âm nhạc cổ điển phương Tây với chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam. Được mệnh danh là “Ngón dương cầm bão tố”, sau một loạt chương trình thể hiện tư duy đối thoại như Bóng, Gió, Lửa, Nước, Độc hành, Tỉnh... nghệ sĩ Phó An My vừa tái xuất sau 3 năm ở ẩn trên núi với chương trình “Cảm hứng Chiềng Đi” dự kiến sẽ được công diễn ở cả ba miền, khởi phát từ núi rừng Tây Bắc trong đêm diễn cuối tháng 10 vừa qua tại bản Chiềng Đi, Vân Hồ, Sơn La. Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta được chơi ở nhà hát Philharmonie, Paris, Pháp, nghệ sĩ Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy trông gai khi liên tục thể nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, Phó An My không ngừng sáng tạo, tạo lập cho mình một phong cách riêng.

Bác Sĩ Nguyễn Việt Đức -Bác sĩ Việt Nam, mang yêu thương vun đắp tình đoàn kết Việt Lào

# Thưa quý vị và các bạn! Hơn 10 năm trước, trung tá, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức, Trạm trưởng Trạm xá quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh), vượt dãy Trường Sơn, đến với nước bạn Lào để thực hiện sứ mệnh cao cả là khám chữa bệnh cho người dân nơi đây. # Ngày đêm bám trạm, bám bản, không quản ngại khó khăn gian khổ để thực hiện sứ mệnh cao cả của một lương y bằng tấm lòng từ mẫu, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức đã được người dân Lào tin yêu và xem như một người con của dân tộc Lào, như một sứ giả mang yêu thương, gắn kết tình nghĩa 2 nước Việt - Lào. # Trong chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung tá, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức,"sứ giả" Việt Nam mang yêu thương vun đắp tình đoàn kết Việt Lào.

Bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương với quyết tâm sớm chấm dứt bệnh lao

# Bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương- Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại địa phương và quyết tâm về đích trước 2 năm so với cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Y tế thế giới trong chấm dứt bệnh lao. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra là không dễ dàng. Bởi Đắk Lắk hiện là địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi bệnh lao đang khá phổ biến tại đây. Hiểu được điều đó, bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương cùng đồng nghiệp và các cộng sự của mình đã chủ động tìm đến người dân, về tận thôn bản để tư vấn, khám sàng lọc lao và điều trị bệnh cho bà con, thay như trước đây chủ yếu phát hiện bệnh nhân lao là do người dân đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương với quyết tâm sớm chấm dứt bệnh lao tại Đắk Lắk.

Nghệ sĩ Hoàng Tùng: Người hồi sinh và “giữ lửa” của kịch câm (24/11/2022)

Có 1 loại hình nghệ thuật mà 1 động tác, 1 biểu cảm có thể thay cho ngàn lời muốn nói, có những câu chuyện được kể không phải bằng ngôn từ mà bằng sự im lặng. Đó chính là kịch câm. Những năm gần đây kịch câm khá im hơi lặng tiếng, nhiều nghệ sĩ đã phải đóng phim, diễn hài hay làm các công việc khác để mưu sinh. Nhưng cũng có những người vẫn cháy hết mình, bằng tình yêu mãnh liệt, nỗ lực đam mê họ đã tìm mọi cách để níu giữ lại môn nghệ thuật này. Một trong số đó là nghệ sĩ Hoàng Tùng. Đi theo con đường kịch câm biết là rất khó khăn, tìm kiếm khán giả đồng điệu là không dễ. Được nhận định là người duy nhất biết chính xác về kịch câm ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Tùng đã tự mình tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và độc hành trên con đường ít người biết. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ 1 nghệ sĩ nổi bật của nghệ thuật kịch câm – anh được coi là người nghệ sĩ duy nhất tại Việt Nam với những người thế hệ của mình tới thời điểm này vẫn theo đuổi và truyền lửa đam mê cho những thế hệ trẻ đến với nghệ thuật kịch câm.

Nông dân 4.0 Hoàng Đình Quê (11/11/2022)

Từ vùng đất trũng, chỉ cấy một vụ lúa năng suất bấp bênh, ông Hoàng Đình Quê ở xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã hình thành được một trang trại nuôi lợn và gia cầm, mỗi năm thu lãi hàng tỷ đồng. Tích cực ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi, giờ đây, dù ở nơi đâu, ông Quê cũng quan sát và nắm bắt được tình hình của đàn lợn hơn 2.000 con thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Từ đó điều hành công việc hiệu quả, thậm chí điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi ngay trên điện thoại. Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, môi trường trang trại của gia đình ông được đảm bảo, không xả chất thải và mùi ô nhiễm ra bên ngoài. Ông Hoàng Đình Quê được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021 và là 1 trong 10 gương mặt công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022.

Sức sống mới cho cà phê Gia Lai (28/10/2022)

Cà phê là cây “xoá đói giảm nghèo” của tỉnh Gia Lai trong gần nửa thế kỷ qua, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương, mang về nguồn thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Lịch sử phát triển cây cà phê trên vùng đất này cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Cho đến hôm nay, những “nút thắt” để cởi trói cho sự phát tiển ấy đang dần được tháo gỡ bởi tư duy của những người trẻ, tuy mới chỉ ở quy mô nhỏ. Phóng viên Phương Chi tìm hiểu về hành trình tìm lại vị thế cho cây cà phê tại xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai qua câu chuyện tại Hợp tác xã Lam Anh, với người Giám đốc đầy tâm huyết Lê Hữu Anh.

Nghệ nhân dân gian Đào Bạch Linh và hành trình đưa chiếu xẩm về lại với đời (27/10/2022)

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, xẩm dần mai một, chỉ còn lại cụ bà Hà Thị Cầu giữ lại được lối hát xẩm xưa. Thế nhưng thời gian và tuổi tác cũng đưa cụ Hà Thị Cầu về cõi hư vô. Nghề hát xẩm le lói và sống dậy nhờ những người học trò chân truyền của cụ như nghệ nhân dân gian Đào Bạch Linh hay còn gọi là Linh Xẩm.

Hoàng Hoa Trung và ước mơ không còn trẻ bỏ học vì thiếu ăn

# Thưa quý vị và các bạn! Coi thiện nguyện là một phần cuộc sống, Hoàng Hoa Trung (sinh năm 1990, ở Hà Nội), Trưởng ban Mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực miền Bắc và Trưởng nhóm tình nguyện Niềm Tin (Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Trung ương Đoàn) đã có nhiều đóng góp tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội. Gần 15 năm làm thiện nguyện, Hoàng Hoa Trung đã xây dựng nhiều dự án giúp đỡ người yếu thế, nổi bật với Dự án “nuôi em” hiện đang thu hút được hơn 60 nghìn người đăng kí nuôi hơn 60 nghìn em nhỏ khó khăn. Dự án sức mạnh 2000 cũng đã thu hút hàng triệu người tham gia đóng góp quỹ xây cầu, xây trường cho trẻ em vùng cao. Với 2 dự án lớn này, hàng vạn trẻ em miền núi đã đến trường đều đặn, được ăn no. Từ ước mơ, niềm tin, Hoàng Hoa Trung và Nhóm tình nguyện Niềm Tien tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, đó là “Không để trẻ em nào phải bỏ học vì thiếu ăn” Trong chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiếu với quý vị và các bạn về Nhóm tình nguyện Niềm tin và Trưởng nhóm Hoàng Hoa Trung (Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Trung ương Đoàn), Phó Trưởng ban Mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực miền Bắc.

Những hành trình thiện nguyện (21/10/2022)

Trong cuộc sống luôn có những niềm vui, nhưng cũng không ít nỗi buồn. Bên cạnh những người may mắn, thành công, vẫn có những mảnh đời gặp đầy rủi ro, ngang trái, biết bao thân phận yếu thế cần được giúp đỡ, chở che. Sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của những con người biết yêu thương, sẻ chia là mạch nguồn của những điều nhân văn tốt đẹp. 7 năm liên tục thực hiện những việc làm thiện nguyện và bền bỉ kết nối những tấm lòng nhân ái, nhóm hoạt động từ thiện có tên gọi Vui hành thiện với gần 500 thành viên tại Hà Nội đang là điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Nhạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Quang Hưng: Góp phần gìn giữ và lan toả âm nhạc truyền thống (16/10/2022)

Nhạc sĩ – NSƯT Nguyễn Quang Hưng luôn khát khao cháy bỏng là được “thổi làn gió mới” vào âm nhạc dân tộc, để công chúng và đặc biệt là giới trẻ không quay lưng với giá trị truyền thống của cha ông để lại. Thuộc tế hệ nghệ sĩ 8X, anh đã sớm khẳng định được tên tuổi ở nhiều hoạt động nghệ thuật như: Biểu diễn đàn bầu, dàn dựng sân khấu, đạo diễn âm nhạc cho phim. Riêng ở lĩnh vực sáng tác, anh đã ghi dấu ấn khi là đạo diễn âm nhạc cho 3 bộ phim đình đám: Ma làng, Gió làng Kình, Thương nhớ ở ai... Luôn mạnh dạn dấn thân và vượt qua thử thách, chính vì thế NSUT Quang Hưng đã tạo cho mình những bước ngoặt ấn tượng trên con đường hoạt động nghệ thuật. Dù ở lĩnh vực sáng tạo nào anh cũng luôn trăn trở để phát huy âm nhạc truyền thống trong cuộc sống đương đại. Trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống đang đứng trước khó khăn, thử thách thì những việc làm ý nghĩa này của anh càng đáng được ghi nhận và trân trọng

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: