logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tinh hoa thợ thủ công - nét duyên ngầm của thương hiệu Gốm Chi giữa lòng Hà Nội(2/7/2021)

Âm thầm, lặng lẽ hơn 50 năm qua giữa Thủ đô Hà Nội, gốm Chi vẫn như một cô gái luôn giữ được cho mình nét duyên ngầm mộc mạc, tinh tế nhưng không kém kiêu sa, đài các của người Tràng An. Ẩn sâu sau mỗi tác phẩm Gốm Chi là những điều ẩn chứa, một câu chuyện hay một thông điệp nào đó mà người thợ gốm thủ công muốn gửi gắm tới tay người chơi, chính vì vậy mà mỗi sản phẩm gốm chi như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không có cái thứ 2 và đó chính là điều mà những người yêu Gốm, đã biết đến Gốm Chi thì quyến luyến khó rời. Và đằng sau những tác phẩm gốm độc đáo đó chính là những người thợ thủ công nhiều thế hệ của gia đình Nhà làm gốm Nguyễn Văn Chi, hơn 50 năm trước đã xây những viên gạch đầu tiên của thương hiệu Gốm Chi giữa lòng Hà Nội. Những con người, qua bàn tay khéo léo, đã thổi hồn vào những tác phẩm của mình để gốm không chỉ là sự kết hợp giữa đất, nước, lửa, men...mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có sức sống bền bỉ trong lòng người yêu Gốm hơn 50 năm qua.

Hành trình thiện nguyện của những trái tim nhân ái mùa dịch Covid- 19 (18/06/2021)

Đợt dịch Covid bùng phát lần thứ 4 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chính trong khó khăn, tinh thần tương thân tương ái đi kèm với những hoạt động trợ giúp cho những người khó khăn hay tuyến đầu chống dịch vẫn phát huy mạnh mẽ. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như tiếp thêm sức mạnh giúp Việt Nam sớm vượt qua đại dịch. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa…

“Thuận Thiên” ở vùng đất cuối trời (4/6/2021)

Kế thừa truyền thống của những bậc cha ông tiên phong mở đất, bước chân người Cà Mau chất chứa khát vọng Việt, luôn hướng ra biển. Nhưng biến đổi khí hậu đang khiến họ đối mặt với nhiều cam go: sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do nước biển dâng, mặn xâm nhập… Trước thiên nhiên trù phú nhưng nghiệt ngã, ngoài tôi luyện nên những phẩm chất can đảm, kiên cường và thẳng thắn; thì người dân còn học được cách sản xuất “mềm dẻo”. Đó là thuận thiên, đối xử tử tế với thiên nhiên để phát triển bền vững.

“Người vác tù và hàng tổng” và câu chuyện xây dựng ngõ phố đường hoa (21/5/2021)

Ở nhiều vùng nông thôn, khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, các sáng kiến như xây dựng con đường hoa, vườn hoa cây xanh, xây dựng môi trường xanh, sạch… được nhiều nơi áp dụng đã tạo nên một bức tranh nông thôn đẹp hơn và trở thành những điểm sáng, nông thôn kiểu mẫu, miền quê đáng sống… trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng, ở những thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, khi không có quỹ đất để xây dựng những con đường hoa lại có một sáng kiến khác, đó là biến những bức tường cũ kỹ, rêu mốc trong từng con hẻm thành những con ngõ hoa, khu phố xanh… Những sáng kiến, thành quả đạt được nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong quá trình triển khai, không ít những khó khăn, thách thức đã nảy sinh, thậm chí là “chống đối” khi nhiều người dân vẫn quen với nếp sinh hoạt cũ và nhận thức chưa đồng đều về trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên, với trách nhiệm đã đảm đương, người cán bộ cơ sở đã đi từng nhà thuyết phục, tuyên truyền và cũng gặp không ít những “tổn thương” trong quá trình đi vận động xây dựng những con ngõ hoa, đường phố sạch. Để góp thêm một góc nhìn khác về những cán bộ cơ sở, Phóng viên Phạm An kể về một “người vác tù và hàng tổng” ở một khu dân cư thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

GS-TS Huỳnh Thị Phương Liên - tác giả vaccine viêm não Nhật Bản cứu sống hàng triệu trẻ em (7/5/2021)

Dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu vaccine, Giáo sư, Tiến sĩ, Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tác giả của vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Không chỉ cứu tính mạng của hàng triệu trẻ em, thay đổi cuộc sống của nhiều người, đây còn vaccine đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức - Người ươm mầm cho tình yêu và sự sống (23/04/2021)

Với thông điệp “Người cho đi là người giàu có nhất”, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức và các cộng sự tặng đều đặn mỗi tháng từ 35 đến 50 bức tranh đẹp cho các bệnh viện. Chị còn huy động trồng hơn 200 nghìn cây xanh ở các địa phương, vận động cộng đồng các khu dân cư ký cam kết trồng 1,7 triệu cây xanh vào dịp Tết trồng cây đầu Xuân hằng năm. Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu tới quý vị người nghệ sĩ luôn nỗ lực hết mình để ươm mầm cho tình yêu và sự sống này.

Gặp gỡ “bà trùm” phường Xoan cổ ở vùng đất Tổ (16/4/2021)

Tại Phú Thọ chỉ có duy nhất một “bà trùm” phường Xoan cổ. Cả cuộc đời bà gắn bó với những câu hát Xoan. Trân trọng những câu hát Xoan được ông cha truyền lại từ tuổi ấu thơ, gắn bó suốt thời nhan sắc mặn mà, cho đến khi vinh dự trở thành nghệ nhân dân gian…, dù đã hơn 70 tuổi, bà luôn luôn dành trọn tâm và trí của mình để trao truyền các giá trị độc đáo của hát Xoan cho thế hệ tiếp nối. Đó là nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Lịch, “bà trùm” phường Xoan An Thái, ở xã Phượng Lâu, TP. Việt Trì (Phú Thọ).

Thấm đẫm hồn quê ví, giặm giữa lòng thủ đô Hà Nội (19/3/2021)

Những câu hát mộc mạc, ca từ gần gũi với đời sống sinh hoạt đã khiến ví, giặm có một sức hút mãnh liệt không chỉ với những người con xứ Nghệ, mà với tất cả những ai yêu thích ví, giặm đều đắm say, tìm về. Từ tình yêu ví, giặm, tình yêu quê hương, những người con xứ Nghệ xa quê tại Hà Nội vẫn luôn thấm đẫm những câu hát quê hương trong máu, thịt. Chính vì vậy, họ đã cùng nhau thành lập nên câu lạc bộ “Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội” thuộc sự quản lý của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam với mong muốn không chỉ tập hợp những người yêu thích ví, giặm cùng sinh hoạt, mà rộng hơn là gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay xin mời quý vị thính giả cùng về thăm câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội, để cùng hòa mình vào một không gian âm nhạc xứ Nghệ thấm đẫm hồn quê giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Thấm đẫm hồn quê ví, giặm (17/3/2021)

Những câu hát mộc mạc, ca từ gần giũi với đời sống sinh hoạt đã khiến ví, giặm có một sức hút mãnh liệt không chỉ với những người con xứ Nghệ, mà với tất cả những ai yêu thích ví, giặm đều đắm say, tìm về. Câu lạc bộ “Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội” thuộc sự quản lý của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam tập hợp những người yêu thích ví, giặm cùng sinh hoạt, mà rộng hơn là gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này.

Người phụ nữ Hà Nội nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh (19/2/2021)

Bà Nguyễn Thị Nhung (58 tuổi) ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, hơn 30 năm qua đã cưu mang nhiều mảnh đời khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Hơn 30 năm, có 13 người bà nhận về nhà, chăm sóc nuôi dưỡng, cho học nghề. Trong đó, 5 người đã tự lập, có gia đình riêng. Còn 8 người đang ở với bà, trong đó có 2 cháu đặc biệt nhất là Trương Đình Tứ và Tạ Long Nhân, đều là trẻ tự kỷ, đã được bà chữa khỏi bệnh.
Không chỉ giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ, bà còn dành hầu hết thời gian, công sức cho những việc làm thiện nguyện như nấu cháo phát cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức những chuyến đi tri ân các nghĩa trang liệt sĩ, tham gia các dự án xây trường vùng cao cho trẻ em nghèo…Chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về hành trình thiện nguyện của bà Nguyễn Thị Nhung, để hiểu vì sao bà dành cả cuộc đời mình cho những việc làm thiện nguyện.

Anh hùng lao động Trần Mạnh Báo: từ người tạp vụ trở thành chuyên gia hàng đầu về giống lúa (08/01/2021)

Cách đây hơn 40 năm, từ chiến trường trở về quê lúa, anh thương binh hạng 2/4 Trần Mạnh Báo làm việc tại trại nuôi lợn, rồi vào làm tạp vụ ở Công ty Giống cây trồng Thái Bình. Nặng lòng với nghề nông, chàng thanh niên đó đã nỗ lực không ngừng trong lao động, học tập và sau này nghiên cứu ra hàng chục giống lúa mới năng suất, chất lượng cao. Từ một tạp vụ, thương binh Trần Mạnh Báo đã trở thành nhà khoa học của nông dân và là một trong 3 doanh nhân đặc biệt xuất sắc về làm nông nghiệp công nghệ cao vừa được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020. Câu chuyện về ông Trần Mạnh Báo- người đứng đầu Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) đang cung ứng giống lúa cho cả nước với hơn 20% thị phần sẽ được chúng tôi kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.

Nhà báo Trần Mạnh Thường và cuốn sách ảnh tâm huyết trong hơn 40 năm (25/12/2020)

Cuốn sách được đánh giá cao bởi giá trị tư liệu quý giá, tính xác thực của các bức ảnh, góp phần nhắc nhở người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, nhiều bài học lịch sử quý giá. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, PV Mai Hồng sẽ kể cho chúng ta nghe về sự dẫn thân, quên mình của tác giả cuốn sách và những câu chuyện cảm động, nhân văn đằng sau bức ảnh trong cuốn sách này.

Nhóm cứu hộ Hà Nội: Những “hiệp sĩ lặng thầm” giữa đêm khuya (11/12/2020)

Những ngày màu đông này, trời rét hơn về đêm và sáng sớm, khiến người dân thủ đô cảm thấy thực sự khó khăn trong mọi hoạt động của đời sống. Tuy nhiên, quý vị và các bạn có biết không có một nhóm bạn trẻ vẫn không quản ngại thời tiết, âm thầm lặng lẽ làm những công việc có ích cho cộng đồng. Họ là ai và họ làm những công việc gì mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ những người “ủ than nóng, ươm lửa hồng” như vậy – đó là nhóm cứu hộ Hà Nội – Những “hiệp sĩ” đường phố thầm lặng, trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.

Tiến sĩ Lê Quang Hòa, Đại học Bách khoa Hà Nội, tìm ra “chìa khóa” để “mở cửa lại bầu trời” (13/11/2020)

Bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả chỉ trong 1 tiếng, với độ chính xác cao (trên 98%) vừa được Tiến sĩ Lê Quang Hòa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu thành công trong một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Đây là một trong những bộ sinh phẩm xét nghiệm tối ưu nhất trên thế giới hiện nay.
- Với khả năng xét nghiệm được 160.000 người trong 24 giờ, bộ kít xét nghiệm nhanh, rẻ và có độ chính xác cao nhất từ trước tới nay được ví là “chìa khóa” để Việt Nam “mở cửa lại bầu trời” sau 1 thời gian dài tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế. Phóng viên Văn Hải giới thiệu tới quý vị đề tài nghiên cứu này của Tiến sĩ Lê Quang Hòa đang làm việc tại Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Quỹ "Tâm Hiểu Thương": Hiểu để thương những phận nghèo (23/10/2020)

Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương do nhà báo Hoàng Anh Sướng và nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng những người bạn thành lập, đã đi vào hoạt động được 7 năm. Nhờ sự đồng hành và yểm trợ hết lòng của những nhà hảo tâm, quỹ Tâm Hiểu Thương đã mang thương yêu đến với nhiều tầng lớp người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội: trẻ em bị ung thư, các nữ thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam và đã xây dựng được nhiều công trình phúc lợi như đền thờ liệt sĩ, cầu đường, trường học cho trẻ em nghèo vùng cao.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: