logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhạc sỹ Thao Giang – người giữ hồn âm nhạc dân tộc (5/6/2020)

Trên sân khấu nhỏ được dựng ngay trước cửa chợ Đồng Xuân, đã 15 năm nay, tối thứ 7 nào cũng rộn ràng nào xẩm, nào ca trù, nào chầu văn.... Trên sân khấu ấy là những gương mặt nghệ sĩ thân quen, những người đang gìn giữ nét đẹp của âm nhạc truyền thống... 15 năm nay, nhạc sĩ Thao Giang cùng các nghệ sĩ khác của Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam miệt mài khôi phục lại các loại hình âm nhạc truyền thống đang từng ngày mai một và dần đi vào quên lãng, đi theo nó là những nhạc cụ độc đáo chỉ có ở nước ta. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ người “giữ hồn” âm nhạc dân tộc – nhạc sĩ Thao Giang, Giám đốc Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.

Địa chỉ gắn kết những người đam mê công nghệ thông tin ở Việt Nam (29/5/2020)

Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính, hay điện thoại di động còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Biên tập viên Mai Hồng và Đình Trung mời quý vị và các bạn cùng đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng.

Vững vàng một niềm tin son sắt nơi địa đầu Tổ quốc (22/5/2020)

Ngày 26-3-1961, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Người đã gặp gỡ, nói chuyện với gần 1,7 vạn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tỉnh Hà Giang. Trong cuộc nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào các dân tộc Hà Giang 8 vấn đề; trong đó Người đề cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà; đồng thời phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để làm cho mọi người áo ấm, cơm no. Đặc biệt, bác dặn, đời sống của đồng bào rẻo cao còn nhiều khó khăn, còn phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao nhiều hơn nữa. Gần 60 năm trôi qua, những lời căn dặn của Bác luôn là kim chỉ nam để Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc Hà Giang phấn đấu thực hiện trong sự nghiệp phát triển bền vững và toàn diện kinh tế xã hội.

Chủ nhân bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - người truyền lửa cho giới trẻ (16/5/2020)

Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Trong chương trình Chân dung cuộc sống BTV Mai Hồng mời quý vị và các bạn đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, người từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học Công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng thuộc Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin.

Người đầu tiên sáng chế máy cấy lúa made in Việt Nam (8/5/2020)

Không phải là kỹ sư và cũng chưa từng trải qua lớp đào tạo nào về cơ khí, chế tạo máy, nhưng với sự say mê tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Đại Nghĩa, một nông dân ở xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đã sáng chế ra chiếc máy cấy lúa đầu tiên tại Việt Nam.
Người nông dân quê lúa này mới đây còn sáng chế ra máy bón đạm tự động và cùng con trai cả nghiên cứu thử nghiệm thành công máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu.

“Lá lành đùm lá rách” - Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp trong đại dịch Covid-19 (1/5/2020)

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, nhiều người lao động mất việc làm, cuộc sống của những người dân nghèo, lao động tự do đã khó khăn càng thêm khó khăn. Họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống khó khăn hơn, chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch. Trong khó khăn, những “bông hoa thiện nguyện” “nở rộ” trên khắp mọi miền Tổ quốc với rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Chưa khi nào tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam được lan tỏa nhiều đến vậy. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa… Chúng ta cùng gặp gỡ những con người, những bông hoa đẹp tỏa ngát hương thơm, để cuộc đời này càng thêm ý nghĩa.

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam (24/4/2020)

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến.
Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.

Nghệ nhân Lê Văn Khang, người giữ hồn đúc đồng thủ công truyền thống (17/4/2020)

Nghề đúc đồng ở nước ta ra đời từ rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng đến nay, nghề thủ công truyền thống này vẫn được bảo tồn rất tốt nhờ những nghệ nhân tâm huyết. Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Khang là một trong những người như vậy. Nghệ nhân Lê Văn Khang còn là người đầu tiên kết hợp giữa đúc đồng truyền thống với cơ khí hiện đại để tạo ra những bức tượng đồng để đời.

Người bác sĩ với những ca mổ đi vào lịch sử y khoa thế giới (10/4/2020)

Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới, khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới. “Tác giả” của ca ghép này là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Từng là người Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ tư được nhận Giải thưởng khoa học danh giá của Cộng hòa liên bang Đức, bác sĩ Nguyễn Thế Hoàng đã từ chối nhiều lời mời hấp dẫn ở lại đây làm việc, để trở về Việt Nam cống hiến. Với những gì học hỏi được từ nền y tế phát triển, sau khi về nước, bác sĩ Hoàng luôn nỗ lực, sáng tạo trong công việc chuyên môn để đem đến những điều tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân; đồng thời làm nên những điều kỳ diệu cho y học nước nhà.

Cây cầu kết nối 5 thế hệ ca trù (6/3/2020)

NSND Kim Đức là đào nương hiếm hoi còn lại của nghệ thuật ca trù, được đào tạo theo đúng lề lối cổ truyền, là chiếc cầu nối liền mạch của 5 thể hệ Ca trù đàn hát khuôn. Bà được người trong nghề và cộng đồng gọi là “một bảo tàng sống” của bộ môn ca trù, một ánh vàng son trong đời sống văn hóa dân tộc. “Cây cầu kết nối 5 thế hệ ca trù” là câu chuyện chúng tôi kể cùng quí vị và các bạn trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.

Thiếu tá Nguyễn Minh Dũng – hơn 30 năm đóng góp thầm lặng cho sự bình yên của Tổ quốc (28/2/2020)

Tổ quốc hai tiếng thân thương, là máu xương, không thể tách rời. Và có đi, có đến nhiều vùng, miền mới cảm nhận được dáng hình Tổ quốc, và có đến những vùng biển, đảo của của quê hương, mới cảm nhận được “Một tấc biển cách rời, vạn tấc đất đớn đau”… Với mỗi người đang làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, họ luôn đặt Tổ quốc lên trên những tình cảm riêng tư, cá nhân và dù phải hy sinh máu xương, hay để lại một phần cơ thể của mình nơi biển khơi, tất cả cũng vì sự bình yên của Tổ quốc... Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay chúng tôi kể câu chuyện về thiếu tá Nguyễn Minh Dũng tàu 627, Hải đội 511, Lữ đoàn 127, vùng 5 Hải quân. Người đã có 30 năm gắn bó với nghề máy tàu và nghiệp lính hải quân và có nhiều đóng góp thầm lặng cho sự bình yên của Tổ quốc.

Chuyện về những người chung sức ngăn chặn đại dịch Covid 19 (14/2/2020)

Đã khoảng 1 tháng, kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh Covid 19, cả hệ thống chính trị ở nước ta đã vào cuộc thực hiện phương châm của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”. Đóng góp công sức vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại nước ta không thể không nhắc tới những tập thể, cá nhân đã nỗ lực với công việc khoanh vùng, dập dịch, điều trị cho bệnh nhân. Đó là những cán bộ y tế dự phòng không quản hiểm nguy khi có mặt tại vùng tâm dịch, để khoanh vùng, cách ly mầm bệnh.

Người “giữ hương” cho làng hoa Ngọc Hà (7/2/2020)

Gặp gỡ ông Trần Nguyên Bộ, ở số nhà 46, ngõ 159/168 Ngọc Hà, Hà Nội. Gia đình ông là gia đình duy nhất còn lại của làng hoa Ngọc Hà ba đời nay vẫn thủy chung với nghề trồng hoa. Ông được ví như “người nông giữa phố” - lão nông “giữ hương” cho làng hoa Ngọc Hà.

Tạo sức bật mới cho các startup nông nghiệp thông minh (10/1/2020)

Trao đổi với ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Agricare Việt Nam - Cố vấn Cao cấp Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Trưởng làng công nghệ nông nghiệp tại Techfest Việt Nam.
*Khách mời: Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Agricare Việt Nam, Trưởng làng nông nghiệp Techfest 2018-2019. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình hỗ trợ khởi nghiệp thuộc đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện.
Video giới thiệu về Ông Đàm Quang Thắngdo CSK sản xuất: http://csk.edu.vn/ong-dam-quang-thang-s339.html

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: