logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hội nghị thượng đỉnh G7: Cơ hội để phương Tây hàn gắn (19/2/2021)

Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), nước Anh sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm vào ngày hôm nay (19/2). Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G7 kể từ tháng 4 năm 2020 và đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một hội nghị quốc tế.
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này là cơ hội quan trọng để phương Tây xích lại gần nhau sau những bất đồng trong nhóm, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời tìm ra tiếng nói chung trong các vấn đề toàn cầu như chống đại dịch Covid-19, vực dậy nền kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề an ninh khác. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kiện này, BTV Thanh Huyền trao đổi với phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu:

Tranh cãi quyết định của chính quyền Mỹ với phong trào Houthi tại Yemen (18/2/2021)

Chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đưa ra quyết định lật ngược lại chính sách của người tiền nhiệm đối với một trong những điểm nóng hàng đầu tại Trung Đông là Yemen. Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây thu hồi quyết định liệt Houthi vào danh sách khủng bố, Bộ Tài chính Mỹ cũng vừa thông báo đưa phong trào này khỏi danh sách trừng phạt. Động thái này cho thấy nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Yemen. Tuy nhiên, bước đi này lại đang vấp phải những ý kiến trái chiều. Để có những phân tích cụ thể, Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trao đổi giữa BTV Phương Hoa với phóng viên Tuấn Nguyễn, Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông và phóng viên Phạm Huân, thường trú tại Mỹ.

Thế khó của NATO với quyết định rút quân khỏi Afganistan (17/2/2021)

Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi:

Làm sao để cân bằng mối quan hệ giữa Châu Âu với Mỹ và Trung Quốc? (10/02/2021)

Mặt trận ngoại giao tại khu vực châu Âu lại trở nên sôi động trong những ngày đầu tháng 2 này. Sau cuộc thảo luận chuyên sâu lần đầu tiên của của tân Ngoại trưởng Mỹ với những người đồng cấp của Pháp, Đức, Anh, mới đây, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU cũng tham gia Hội nghị trực tuyến với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong Hội nghị này, ông Vương Nghị kêu gọi EU hành động "độc lập và tự chủ", chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ đối đầu với Bắc Kinh bằng "sự cạnh tranh gay gắt". Những diễn biến này khiến người ta liên tưởng đến tam giác quan hệ chiến lược Mỹ - Trung Quốc – EU thời gian tới và đặt một câu hỏi, liệu Châu Âu sẽ cân bằng mối quan hệ với đồng minh Mỹ và đối tác Trung Quốc như thế nào? Để làm rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp , theo dõi khu vực Tây Âu:

“Màn trình diễn chính trị” trong phiên luận tội ông Donald Trump (9/2/2021)

Thượng viện Mỹ hiện đang xúc tiến để sớm tiến hành phiên luận tội cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với cáo buộc “kích động bạo loạn” với bài phát biểu của ông trước hàng ngàn người ủng hộ ngay trước khi đám đông tấn công Tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1. Dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ không triệu tập nhân chứng mà chỉ có phiên thảo luận của các nghị sĩ về cáo buộc đối với ông Donald Trump, sau đó bỏ phiếu có kết tội hay không. Giới phân tích cho rằng kết quả không phải là điều dư luận quan tâm nhất ở phiên luận tội này, bởi nhiều khả năng ông Donald Trump sẽ vẫn được trắng án giống như lần bị luận tội đầu tiên. Biên tập viên Đài TNVN trao đổi cùng ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Những tín hiệu chính trị tích cực mới tại Libi (08/02/2021)

Trong bối cảnh dịch COVID19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các điểm nóng tại Myanmar, Mỹ ….đang thu hút sự chú ý của dư luận, những diễn biến cbính trị mới tại Libya được cho là một luồng gió mới tại Trung Đông. Trong một động thái mới nhất, dưới sự dẫn dắt của Liên Hợp Quốc, 2 bên đối địch chính tại Libya đã thành lập được chính quyền chuyển tiếp, điều hành đất nước trước khi tổ chức bầu cử vào tháng 12 tới. Điểm quan trọng nhất, đó là sau nhiều năm xung đột, việc thành lập chính quyền chuyển tiếp chính là tín hiệu của hoà giải và đoàn kết chính trị ở Libya. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp mới ở Libya có đủ để đảm bảo cho tương lai chính trị ổn định, lâu dài ở quốc gia này?

Nga-Mỹ chính thức gia hạn thêm 5 năm Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước START mới) (5/2/2021)

Nga và Mỹ đã chính thức gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước START mới) thêm 5 năm nữa. Theo thỏa thuận ban đầu, New START hết hạn vào ngày hôm nay (5/2). Tuy nhiên, ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến hành điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, và hai bên đã đạt thỏa thuận về việc kéo dài hiệp ước START mới đến ngày 5/2/2026. Đây cũng là một trong những quyết định quan trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden ngay sau khi nhậm chức. Hiệp ước START mới đã được thực thi kể từ năm 2011, là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Nhưng liệu động thái này có phải dấu hiệu về một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn đầy căng thẳng giữa Mỹ – Nga? Để có những góc nhìn cụ thể hơn, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát – Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương.

Trước thềm luận tội, cựu Tổng thống Trump đang yếu thế? (3/2/2021)

Ngay trước phiên tòa luận tội tại Thượng viện chỉ hơn một tuần, 5 vị luật sư chính trong đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rời khỏi nhóm. Không còn các nhân vật kỳ cựu và kinh nghiệm sát cánh, ông Trăm ngay lập tức phải thuê hai luật sư mới để hỗ trợ trong cuộc chiến luận tội đang đến rất gần. Nam: Thế nhưng, hai thành viên mới được đánh giá là đều làm việc các công ty luật không nhiều tên tuổi và có quan điểm trái ngược với các cố vấn trước đây của ông Trăm. Bối cảnh hiện nay liệu có đang báo hiệu một tương lai không mấy sáng sủa của cựu Tổng thống trong cuộc luận tội sắp tới? Phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích cụ thể cùng quí vị:

Nộp đơn gia nhập CPTPP: Cơ hội nào cho nước Anh? (2/2/2021)

Vương quốc Anh vừa chính thức đăng ký gia nhập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP). Kể từ khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Anh đã thể hiện rõ mong muốn tham gia CPTPP - hiệp định hiện có 11 quốc gia thành viên, bao gồm: Australia, Bru-nây, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Peru, Singapore, và Việt Nam. Nếu được chấp nhận tư cách thành viên, Anh sẽ trở thành nước đầu tiên ngoài nhóm quốc gia đàm phán ban đầu của CPTPP. Động thái này không chỉ giúp Anh dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường EU mà còn được đánh giá là nhằm nhiều mục tiêu chiến lược khác! Để làm rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với anh Quang Dũng – Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu.

Triển vọng cú hích mới cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu (29/1/2021)

Lần đầu tiên một Hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn về Thích ứng với biến đổi khí hậu vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự chủ trì của Thủ tướng Hà Lan. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 100 lãnh đạo, quan chức cấp cao, đại diện các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trên thế giới; cho thấy mối quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế với biến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Hội nghị không chỉ là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm mà còn được kỳ vọng sẽ tạo ra được những cú hích mới cho nỗ lực giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong lộ trình dài tới đây. Liệu triển vọng này có cơ sở, Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu và anh Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ thông tin cụ thể cùng quí vị:

Nhận diện chính sách đối ngoại mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden (28/1/2021)

Dư luận quốc tế đã tiến thêm một bước trong việc đoán định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tân Tổng thống Joe Biden. Sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua, ông Antony Blinken đã chính thức đảm nhận cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Đây là một trong những vị trí quan trọng nhất trong chính phủ Mỹ và đứng thứ 4 trong hàng kế nhiệm Tổng thống. Để phân tích và dự báo xu hướng chính sách đối ngoại mới của Mỹ, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với nhà báo Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.

Cứu vãn thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa Nga và Mỹ (27/1/2021)

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và Thư ký Hội An ninh Nga vừa điện đàm để thảo luận về việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước START mới) và những triển vọng về tăng cường hợp tác an ninh. Đây là bước đi nhằm hiện thực hóa đề xuất trước đó của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc gia hạn hiệp ước START mới thêm 5 năm sau khi hết hạn vào ngày 5/2 tới đây. Đề xuất gia hạn Hiệp ước START mới là quyết sách đối ngoại lớn đầu tiên của ông Joe Biden với Nga sau khi nhậm chức, là một trong số những lĩnh vực mà ông Joe Biden thể hiện quan điểm rất khác biệt với người tiền nhiệm Donald Trump. Điều khiến dư luận quan tâm là mong muốn rõ ràng của Mỹ về việc gia hạn hiệp ước, các điều khoản đang khúc mắc giữa hai bên trong quá trình đàm phán sẽ được xử lý như thế nào. Cuộc trao đổi với phóng viên Anh Tú, Thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nối lại đàm phán về tranh chấp Đông Địa Trung Hải (25/1/2021)

BTV Quỳnh Hoa và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc với những thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nối lại đàm phán về tranh chấp Đông Địa Trung Hải.

Diễn biến Hội nghị Thượng đỉnh EU - nỗ lực giải quyết bất đồng để ứng phó COVID-19 (22/1/2021)

Ngoài các diễn biến chính trị nóng tại Mỹ, dư luận quốc tế tiếp tục quan tâm đến cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh để thảo luận các thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Trọng tâm phải kể đến là việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin quy mô lớn, hay cách tiếp cận đối với chứng nhận tiêm chủng trên toàn khu vực mà truyền thông vẫn gọi là “hộ chiếu vắc-xin Covid-19”. Đây là những vấn đề đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều giữa các nước EU hiện nay. Liệu giới chức châu Âu có giải quyết được những tranh cãi và bất đồng hiện nay để ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp? Cuộc trao đổi với anh Quang Dũng - phóng viên thường trú tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu sẽ thông tin cụ thể cùng quí vị.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ đặc biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ(20/01/2021)

Hôm nay sẽ diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Joe Biden. Lễ nhậm chức là buổi lễ chính thức đánh dấu sự bắt đầu của một nhiệm kỳ tổng thống mới và nó diễn ra tại Washington DC. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành cùng với vụ bạo loạn vừa qua tại Điện Capitol và các mối đe dọa bất ổn trên toàn nước Mỹ, lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden sẽ hạn chế nhiều hoạt động cũng như số lượng người tham dự. Vì vậy, sự kiện trông đợi sẽ khác biệt so với lễ nhậm chức tổng thống Mỹ thông thường. Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden có chủ đề "Nước Mỹ thống nhất” dự kiến sẽ diễn ra an toàn nhờ kế hoạch an ninh thắt chặt. Để có cái nhìn rõ hơn về lễ chuyển giao quyền lực, một sự kiện quan trọng nhất của nước Mỹ trong năm nay, bây giờ chúng tôi cập nhật những diễn biến mới nhất với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: