logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hội nghị thượng đỉnh EU trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát (17/7/2020)

Hôm nay, tại Brúc-xen, Bỉ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU. Đây là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo EU kể từ khi Covid-19 bùng phát. Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ có tiếng nói chung thống nhất về khoản ngân sách mới của khối giai đoạn 2021-2027 và quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro, trong bối cảnh các nước Bắc Âu và Tây Âu vẫn còn bất đồng với Nam Âu xung quanh ngân sách của khối và gói hỗ trợ. Trong vai trò là Chủ tịch luân phiên của khối trong 6 tháng cuối năm, phát biểu trước khi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi các nhà lãnh đạo gạt bỏ bất đồng, nỗ lực để đưa khối vượt qua các thách thức, khi mà dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống. Để có thêm thông tin về hội nghị thượng đỉnh EU quan trọng lần này, Biên tạp viên Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại châu Âu.

Đằng sau sự thay đổi của Anh trong sử dụng thiết bị Huawei (16/7/2020)

Bắt đầu từ cuối năm nay, các nhà cung cấp viễn thông của Anh sẽ không được phép mua bất kỳ thiết bị 5G nào của Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Quyết định này của Anh được đưa ra sau khi Thủ tướng nước này chủ trì các cuộc họp của nội các và của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho thấy sự thay đổi bất ngờ trong cách tiếp cận của Anh bởi hồi đầu năm nay, Anh vẫn đồng ý cho các hệ thống 5G sử dụng thiết bị của Huawei ở mức độ dưới 35%. Phía Anh lý giải đây là quyết định vì an ninh quốc gia và vì nền kinh tế Anh trong ngắn hạn cũng như về lâu dài. Dù vậy, cũng có một số ý kiến cho rằng Anh đưa ra quyết định này là do sức ép từ Mỹ, bởi Mỹ lâu nay vẫn muốn “siết chặt hàng ngũ” các nước phương Tây trong “cuộc chiến công nghệ” với Trung Quốc. Bà Nguyễn Đỗ Sinh, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh sẽ phân tích cụ thể hơn về vấn đề này:

Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản tập trung chỉ trích Trung Quốc (15/7/2020)

Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố "Sách Trắng Quốc phòng năm 2020", trong đó tiếp tục tái khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ. Đáng chú ý, không chỉ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tiếp tục các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Sách Trắng còn đưa ra những nhận định cứng rắn về các động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông, đánh giá đây là các hoạt động “mang tính cưỡng ép nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông”.
Để có những thông tin cụ thể về Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản cũng như chính sách an ninh, đối ngoại của Tokyo giai đoạn tới đây. BTV Phương Hoa trao đổi với anh Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.

Sự can thiệp chưa từng thấy của nước ngoài vào Libya: Cuộc chiến sẽ theo hướng nào? (14/7/2020)

Bên cạnh những vấn đề nóng của thế giới như dịch bệnh Covid-19 hay thiên tai hoành hành ở nhiều quốc gia, thì các cuộc xung đột liên miên ở Trung Đông, Bắc Phi tiếp tục gây ra những mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, chiến sự ở Libya - quốc gia trải qua gần 10 năm nội chiến – dường như đang tiến gần hơn đến một cuộc chiến lớn khi có “sự can thiệp chưa từng thấy” từ các thế lực bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đang đứng ở hai chiến tuyến ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya và bên kia là Chính quyền miền Đông Libya. Nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai cường quốc khu vực này trên chiến trường Libya là điều khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy đặc biệt lo ngại, nhất là khi cả hai bắt đầu kế hoạch triển khai quân đội và răn đe lẫn nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Thế Nguyễn – thường trú Đài TNVN tại Ai Cập.

HĐBA LHQ chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực? (13/7/2020)

Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.

Mỏ muối Wieliczka nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn bằng muối ở Ba Lan (11/7/2020)

Mặc dù các sự kiện văn hóa – giải trí trên khắp thế giới tiếp tục phải thích ứng với hoàn cảnh mới do đại dịch Covid-19 gây ra, tuy nhiên tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật vẫn đang từng ngày ảnh hưởng một cách rõ nét. Chúng ta sẽ cùng ghé thăm thành phố Cremona, Italia – được biết đến là nơi làm ra những cây vĩ cầm tinh xảo nhất thế giới để hiểu rõ hơn thực trạng mà nghề chế tác nhạc cụ đang phải hứng chịu. Một địa chỉ khác của Tạp chí văn hóa quốc tế hôm nay là Mỏ muối Wieliczka – nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn toàn bằng muối ở Ba Lan.

Singapore tiến hành bầu cử đặc biệt giữa dịch Covid-19 (10/7/2020)

Hôm nay, 2,7 triệu cử tri Singapore đi bầu cử chọn ra một thủ tướng mới cho quốc đảo này. Singapore là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tiến hành bầu cử trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, vì vậy đây được đánh giá là một cuộc bầu cử rất đặc biệt. Điểm đáng chú ý nữa là cuộc bầu cử năm nay ghi nhận tới 27 gương mặt ứng cử viên, lần đầu tiên tham gia tranh cử, trong đó có 10 nữ, cao hơn gấp đôi số lượng ứng cử viên nữ trong cuộc bầu cử năm 2011 và 2015. Giới phân tích dự đoán, cuộc bầu cử lần này tại Singapore sẽ tạo ra những bước ngoặt trên chính trường Singapore. Phóng viên Quang Trung, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan, theo dõi khu vực Đông Nam Á phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Quan hệ quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ: Hướng tới kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước (9/7/2020)

Việt Nam và Hoa Kỳ đang hướng tới kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao (11/07/1995-11/07/2020). An ninh-quốc phòng là một trong những lĩnh vực ghi nhận những tiến triển đáng kể trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ có cuộc trao đổi riêng với Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác an ninh-quốc phòng giữa hai nước và những ưu tiên trong thời gian tới.

Vì sao chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Mexico làm dậy sóng ở cả hai nước? (08/07/2020)

Tổng thống Mexico, Manuel Lopez Obrador sẽ có chuyến thăm Mỹ. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obrador với tư cách là nguyên thủ quốc gia kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Mexico cách đây gần 2 năm.
Mục đích của chuyến thăm này là nhằm đánh dấu sự ra mắt của Thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico – Canada thế hệ mới, thay thế cho Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại suốt ¼ thế kỷ qua. Tuy nhiên, sự kiện ngoại giao này diễn ra đúng vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chiến dịch tái tranh cử và tình hình dịch bệnh Covid- 19 vẫn diễn biến nghiêm trọng- vì thế đã gây ra tranh cãi gay gắt ở cả hai nước. BTV Thanh Huyền phân tích.

Iran - Trung Quốc: Đối tác lâu dài hay chỉ là lợi ích? (7/7/2020)

Ngoại trưởng Iran xác nhận, Iran và Trung Quốc đang đàm phán và sẽ sớm ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên trong vòng 25 năm tới đây. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Iran cho biết sẽ công khai, không che giấu bất kỳ nội dung nào trong thỏa thuận với Bắc Kinh khi hoàn tất. Trong tình thế vẫn phải chịu các sức ép ngày càng gia tăng từ phía Mỹ, xích lại gần Trung Quốc có lẽ là bước đi khôn ngoan. Thế nhưng liệu đây có phải là một mối quan hệ bền chặt hay không? Phóng viên Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và Phóng viên Ngọc Thạch - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích về vấn đề này.

Thách thức không nhỏ đối với nội các mới của Pháp (6/7/2020)

Cuối tuần qua, chính trường Pháp vừa có sự thay đổi đáng chú ý khi ông Édouard Philippe tuyên bố từ chức Thủ tướng và ngay sau đó, ông Jean Castex được bổ nhiệm làm tân Thủ tướng của nước này. Vì sao Pháp cải tổ nội các vào thời điểm hiện tại và người dân Pháp có thể kỳ vọng gì vào nội các mới? Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, BTV Thu Hà có cuộc trao đổi với Phóng viên Quang Dũng thường trú Đài TNVN tại Pháp.

Sa mạc Chaco Canyon ở New Mexico- một nền văn minh thịnh vượng và đầy bí ẩn (04/07/2020)

Hơn một nghìn năm trước, vùng sa mạc xa xôi Chaco Canyon ở phía tây bắc New Mexico của nước Mỹ là nơi sinh sống của người Chaco – tộc người được coi là tổ tiên của người da đỏ ở châu Mỹ. Dù sinh sống ở một trong những vùng sa mạc nóng và khô cằn nhất thế giới, nhưng người Chaco đã phát triển một nền văn minh rực rỡ, với những tàn tích vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, đó là quần thể nhà bằng đá với kiến trúc đáng kinh ngạc.

Còn cơ hội nào cho vấn đề hòa bình Trung Đông (3/7/2020)

Trong các chương trình thời sự trước chúng tôi đã đề cập câu chuyện: những tính toán của Israel khi tuyên bố sáp nhập vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Bờ Tây và những hệ lụy đến an ninh khu vực nếu kế hoạch này được triển khai. Theo phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ai Cập, phụ trách khu vực Trung Đông thì cả Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đều cho rằng bất kỳ kế hoạch thôn tính Bờ Tây nào của Israel cũng là bất hợp pháp dù nó bao gồm 30% của Bờ Tây hay 5%, đồng thời cảnh báo rằng hậu quả có thể là “thảm khốc”. Vậy còn cơ hội nào cho hòa bình Trung Đông hay không?

Israel cân nhắc thiệt – hơn trong các bước đi sáp nhập Bờ Tây (2/7/2020)

Lẽ ra theo kế hoạch, Israel sẽ bắt đầu tiến hành các bước đi sáp nhập một số khu vực tại Bờ Tây từ 1/7. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Ben-ja-min Nê-tan-nya-hu cho biết sáp nhập Bờ Tây là một quá trình phức tạp với nhiều cân nhắc về ngoại giao, về an ninh, và Israel đang liên hệ với giới chức Mỹ về vấn đề này. Vì thế, kế hoạch sáp nhập có thể được triển khai chậm hơn so với dự kiến. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú tại Ai Cập, phụ trách khu vực Trung Đông để phân tích về những cân nhắc của Israel trong quá trình hiện thực hóa kế hoạch sáp nhập một số khu vực Bờ Tây.

Châu Âu bước đầu thống nhất về vấn đề mở cửa biên giới (30/6/2020)

Trước áp lực mở cửa biên giới để hạn chế thiệt hại kinh tế, đêm qua (theo giờ Việt Nam), các nước thành viên Liên minh châu Âu đã phải tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc có mở cửa lại biên giới với danh sách 14 quốc gia ngoài khối từ ngày mai - 1/7 hay không. Để có những thông tin cập nhật về cuộc bỏ phiếu vừa diễn ra cũng như những tác động của quyết định mới nhất của giới chức châu Âu, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: