logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ cho phép xét nghiệm Covid-19 qua nước bọt (17/4/2020)

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nước bọt trong việc chẩn đoán Covid 19 trong trường hợp khẩn cấp. Phương pháp này có thể giúp mở rộng các cách thức xét nghiệm, giúp tăng tốc độ xét nghiệm, và giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Động thái Mỹ cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới tác động tới vị thế của Mỹ ra sao? (16/4/2020)

Sau một thời gian liên tục chỉ trích gay gắt Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Mỹ đã chính thức tuyên bố ngừng cấp kinh phí cho tổ chức này và điều tra cách ứng phó của WHO với đại dịch Covid-19 – cách ứng phó mà ông Donald Trump gọi là “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Liệu bước đi này của Mỹ có gây những “tác động ngược” cho chính nước Mỹ trong bối cảnh lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều đang kêu gọi sự đoàn kết quốc tế để chiến thắng dịch bệnh Covid-19 hay không?

Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19 (15/4/2020)

Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.

ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19 (14/4/2020)

Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về COVID-19 thông qua hình thức trực tuyến do Việt Nam chủ trì. Các nhà lãnh đạo cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.

Đại dịch Covid-19 có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu? (13/4/2020)

Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Triển vọng ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu (10/4/2020)

Sau vài ngày trì hoãn, hội nghị trực tuyến giữa các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC+) vừa diễn ra tối 9/4 theo giờ Việt Nam. Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp để giảm căng thẳng trong cuộc chiến giá và thị trường dầu mỏ giữa các nước xuất khẩu lớn hàng đầu là Nga và Ả-rập Xê-út. Đáng chú ý, Mỹ - nước trung gian đàm phán những ngày qua cũng đã có tín hiệu tích cực như giảm nhẹ sản lượng dầu thô, mặc dù vẫn đe dọa các bên nếu không đạt thỏa thuận sẽ áp thuế dầu thô nhập khẩu vào nước này. Cụ thể các bên đã đạt được kết quả gì trong cuộc họp ngày hôm qua? Nó sẽ tác động ra sao đến triển vọng bình ổn giá cũng như thị trường dầu mỏ toàn cầu? Trao đổi với phóng viên Anh Tú - Thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ về vấn đề này.

COVID-19 tiếp tục hé lộ “góc khuất” trong cạnh tranh nước lớn” (9/4/2020)

Tổng thống Mỹ mới đây cảnh báo sẽ cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cách mà tổ chức này xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 thời gian qua. Sự tranh cãi đúng – sai về cách thức ứng phó với Covid-19 của WHO vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người lo ngại, chỉ trích của ông Donald Trump nhằm vào WHO có thể gián tiếp kích hoạt vòng xoáy tranh cãi mới giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19, sau khi hai nước đã có những cuộc “đấu khẩu” gay gắt về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 trước đây, khiến hoạt động của một tổ chức đa phương như WHO cũng mang bóng dáng của một cuộc cạnh tranh nước lớn.

Căng thẳng chính trị Afghanistan leo thang giữa đại dịch Covid-19 (8/4/2020)

Thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi đình chiến trên toàn cầu để các nước đang bị chiến tranh tàn phá tập trung chống chọi với đại dịch Covid-19. Liên hợp quốc mới đây chuyển đi một thông điệp đáng chú ý trên Twitter: “Nếu bất kỳ ai cần một lý do gì để ngừng các cuộc chiến vô nghĩa vào lúc này, thì Covid-19 là câu trả lời cho tất cả”. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn và chiến trường Afghanistan là một ví dụ. Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Taliban và quân đội Afghanistan liên tục xảy ra, nguy cơ đàm phán hòa bình đổ vỡ là diễn biến đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh. Căng thẳng ở các “điểm nóng” cũng cho thấy, dường như ý định chính trị của các bên xung đột vẫn được đặt cao hơn sinh mạng người dân. Trao đổi với PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.

Đâu là kế hoạch Marshall thực sự cho châu Âu? (7/4/2020)

Những nguy cơ và hố sâu chia rẽ trong lòng Liên minh châu Âu (EU) đang hiện hữu khi đứng trước thách thức phải xử lý, ứng phó với đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do những khác biệt về quan điểm trong xử lý khủng hoảng hay tương trợ lẫn nhau của các nước châu Âu - mà “càng lúc khó lại càng bộc lộ rõ nét”! Liệu giới chức châu Âu cũng như các nước đầu tàu châu Âu có thể làm gì và cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay? Đâu mới thực sự là kế hoạch Marshall của châu Âu? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu thông tin chi tiết.

COVID-19 và nguy cơ chia rẽ Liên minh Châu Âu (6/4/2020)

Tính đến hôm nay, tâm dịch ở nhiều nước EU đã bước sang tuần thứ 3. Nếu như cách đây 2 tháng, có lẽ ít ai hình dung được kịch bản này ở một châu lục lớn mạnh và toàn cường quốc như EU. Nhưng cùng với sức tàn phá của dịch bệnh đối với EU, điều tôi muốn trình bày với quý vị và các bạn hôm nay đó là những nguy cơ có thực về hố sâu phân rẽ đang nới rộng trong lòng Liên minh châu Âu bởi cách thức ứng phó với dịch COVID-19, thậm chí có thể đe doạ sự tồn vong của "Dự án châu Âu". Mặc dù EU đã kịp thời thông qua một gói cứu trợ khổng lồ “Kế hoạch Marshall” với hơn 2.770 tỷ euro cho các thành viên, nhưng nói gì thì nói dịch bệnh COVID-19 lần này đã và đang cho thấy những lỗ hổng về lòng tin mới đang xuất hiện chia rẽ các nước châu Âu.

Những điều gì đang diễn ra tại Mỹ trong đại dịch COVID-19? (3/4/2020)

Thời điểm Iran, rồi Italia, được xác định là tâm dịch COVID-19 mới ngoài Trung Quốc với hàng nghìn ca nhiễm, số ca nhiễm Sars-CoV-2 ở Mỹ vẫn mức 2 con số. Tổng thống Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt đối phó với COVID-19, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, số người nhiễm virus Sars-CoV-2 ở Mỹ tăng nhanh chóng, vượt qua cả Trung Quốc, Tây Ban Nha, Italia để trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới. Anh Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, thông tin về những điều gì đang diễn ra đằng sau những diễn biến dường như khó kiểm soát này tại Mỹ.

Mỹ - Nga bắt tay ổn định thị trường dầu mỏ (2/4/2020)

Giá dầu thế giới được nhận định sẽ có những diễn biến khó lường, một phần do dịch Covid 19 tác động đến hầu hết các nền kinh tế khiến nhu cầu sử dụng dầu giảm mạnh. Trong bối cảnh như vậy, các quyết định tăng, giảm sản lượng khai thác của các cường quốc năng lượng sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của thị trường dầu. Sự hợp tác giữa Mỹ và Nga nếu thành công sẽ phần nào ổn định giá dầu trong thời gian tới. Bàn về vấn đề này, BTV Thanh Huyền trao đổi với Phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và Phóng viên Anh Tú tại Liên bang Nga.

Bất chấp dịch bệnh, chiến sự có nguy cơ bùng nổ tại Syria (1/4/2020)

Bất chấp đại dịch Covid-19 đang ngày càng nghiêm trọng, cũng như các thỏa thuận đã đạt được giữa các bên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào quân đội Syria và Lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd ở phía Bắc Syria, cùng đó, các bên cũng đang có những cuộc động binh lớn chưa từng thấy. Vì sao các bên lại có những động thái “hâm nóng” chiến trường như hiện nay? Liệu sẽ có chiến sự lớn nổ ra như nhiều ý kiến lo ngại? Để có những thông tin cụ thể, phóng viên Phương Hoa trao đổi với anh Thế Nguyễn - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.

Thấy gì đằng sau vụ phóng tên lửa đa nòng “siêu lớn” của Triều Tiên? (31/3/2020)

Các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên khiến dư luận lo ngại nước này có thể đang quay trở lại chính sách cứng rắn tiếp tục phát triển chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình. Mặt khác, động thái của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang gồng mình chống đỡ trước dịch Covid 19 dường như cũng ẩn chứa những toan tính khác. Để có những góc nhìn cụ thể hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ công an:

Covid-19 tác động tới bầu cử ở nước Mỹ (30/3/2020)

Đến thời điểm này, nước Mỹ đã trở thành tâm điểm của dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc và Italia. Dịch Covid-19 không chỉ tác động đến mọi mặt đời sống của người dân, mà còn làm thay đổi hoàn toàn bức tranh bầu cử ở Mỹ. Đã có ít nhất 13 bang của nước này hoãn bỏ phiếu sơ bộ và con số này dự kiến sẽ còn tăng, khi giới chức y tế cảnh báo các biện pháp bao gồm dãn cách xã hội có thể được áp dụng trong nhiều tuần nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Vậy, nhân tố virus SARS-Cov2 gây dịch Covid-19 có ảnh hưởng thế nào tới cuộc bầu cử tổng thống? Biên tập viên Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú tại Mỹ về vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: