logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thế giới hậu đại dịch sẽ là đối đầu và phân rẽ (11/5/2020)

Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông…
Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Tổng thống Trump phủ quyết dự luật quan trọng về Iran và những tác động! (8/5/2020)

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phủ quyết dự luật được lưỡng viện Quốc hội nước này thông qua hồi tháng 3 và tháng 4, nhằm hạn chế khả năng Tổng thống phát động chiến tranh chống Iran. Theo cáo buộc của ông Trump, đây là dự luật do đảng Dân chủ đề xuất nhằm gây chia rẽ đảng Cộng hòa, nhằm giành lợi thế cho cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay. Phân tích cụ thể về động thái của các bên cũng như dự báo chính trường Mỹ liên quan đến “nhân tố Iran”, BTV Phương Hoa trao đổi với Phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh EU – Tây Balkan (7/5/2020)

Hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) và lãnh đạo 6 nước Tây Ban-căng đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Hiện nay, quá trình xin gia nhập Liên minh châu Âu của 2 nước đi tiên phong là Bắc Macedonia và Albania đang không mấy suôn sẻ, làm nảy sinh những ý kiến cho rằng EU “không thực sự quan tâm tới các nước Tây Ban-căng”. Vì vậy, các nước Tây Ban-căng kỳ vọng EU sẽ đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về việc mở rộng khối tại hội nghị thượng đỉnh lần này như một cách tiếp thêm động lực cho các nỗ lực gia nhập khối. Anh Hải Đăng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại CH. Séc, theo dõi khu vực Đông Âu để phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Kịch bản nào cho chính trường Israel? (6/5/2020)

Sau 3 cuộc bầu cử liên tiếp trong chưa đầy 12 tháng, chính trường Israel vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tòa án Tối cao Israel đang tổ chức phiên điều trần để quyết định liệu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người bị truy tố với tội danh tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm, có được phép thành lập chính phủ mới hay không. Nếu phán quyết chống lại ông Netanyahu, Israel có thể sẽ kích hoạt một cuộc bầu cử lần thứ tư kể từ tháng 4/2019. Vậy có những kịch bản nào cho chính trường Israel trong thời gian tới? Bất ổn chính trường ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối nội và đối ngoại của Israel? Để làm rõ hơn những nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.

Giai đoạn căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Trung (5/5/2020)

Giới quan sát cảnh báo, một giai đoạn mới của cuộc xung đột Mỹ - Trung đang dần rõ nét, khi Mỹ đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1929-1930. Để có những phân tích về những động thái mới nhất của các bên, cũng như mức độ căng thẳng lần này, BTV Phương Hoa trao đổi với TS. Lộc Thị Thủy, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Động thái Hàn Quốc, Triều Tiên nổ súng qua lại trong khu phi quân sự Bàn Môn Điếm (4/5/2020)

Cuối tuần qua, bán đảo Triều Tiên liên tục xuất hiện các động thái bất ngờ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện trở lại, dập tắt những đồn đoán trước đó về tình hình sức khỏe của ông. Sau đó lại xảy ra vụ nổ súng qua lại trong khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Dư luận quốc tế lo ngại, tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ tăng nhiệt sau vụ việc này. Để giúp quý vị và các bạn rõ hơn những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, BTV Đài TNVN trao đổi với chuyên gia phân tích quốc tế Nguyễn Văn Yên, Báo Quân đội Nhân dân.

Việt Nam cần sử dụng sức mạnh mềm để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (1/5/2020)

Việc Trung Quốc mới đây ngang nhiên công bố cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”, thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam và cộng đồng quốc tế cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các hành vi phi pháp của Trung Quốc. Anh Tú, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga phỏng vấn nhà khoa học chính trị, giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Saint.Peterburg, Nga, Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov về nội dung này.

Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) sẽ không thể thành công, nếu Trung Quốc cố tình thay đổi luật chơi (29/4/2020)

Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để “biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp”. Nhóm phóng viên Hồ Điệp – Minh Hoa phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, người đã nhấn mạnh tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến hòa bình ổn định khu vực, nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền như hiện nay,

Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp! (28/4/2020)

Ngày hôm qua (27/4), phóng viên Đài TNVN đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên hợp quốc - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, phân tích rõ những tính toán của Trung Quốc trên Biển Đông. Tiếp tục loạt bài phỏng vấn này, hôm nay (28/4), Đài TNVN gửi đến quan điểm của nhà nghiên cứu Pooja Bhatt, trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru của Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ấn Độ mới đây, nhà nghiên cứu Pooja Bhatt nhấn mạnh rằng, “Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp, qua đó họ có thể tự đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”, vì thế, “các nước cần đưa ra một Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hành động phi pháp trên Biển Đông thay vì đưa ra các tuyên bố đơn lẻ”. Nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng nhấn mạnh rằng, không một cường quốc nào có thể cho mình cái quyền tự mình “dẫm chân lên luật pháp quốc tế”. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ và nhà nghiên cứu Pooja Bhatt.

Quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng (24/4/2020)

Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự lên quỹ đạo, giới chức Mỹ lo ngại, công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa được sử dụng để đưa vệ tinh của Iran lên quỹ đạo có thể được sử dụng để phóng đầu đạn hạt nhân. Tất nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc này. Trong một diễn biến căng thẳng khác, Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho Hải quân nước này khai hỏa vào bất cứ con tàu nào của Iran quấy nhiễu lực lượng này trên biển, sau khi 11 tàu của Hải quân Iran áp sát các tàu Mỹ ở vùng Vịnh mới đây. Vậy Iran tính toán gì khi bất ngờ có các động thái mới, còn Mỹ liệu có thực sự muốn “tiếp đòn” Iran hay không? Khách mời là Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích cụ thể vấn đề này.

Mỹ ngưng cấp thẻ xanh trong 60 ngày: Tác động như thế nào đến lao động nhập cư? (23/4/2020)

Chính quyền Mỹ vừa ban hành một sắc lệnh đáng chú ý liên quan đến người nhập cư. Đó là, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạm cấm nhập cư đối với những người tìm kiếm thẻ xanh của nước Mỹ trong vòng 60 ngày (hay còn gọi là thẻ thường trú). Động thái này được đánh giá như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến những lao động nhập cư Mỹ? Để làm rõ nội dung này, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:

Đằng sau phiên giảm giá dầu lịch sử (22/4/2020)

Nghịch lý “người bán phải trả thêm tiền cho người mua” xuất phát từ việc các công ty năng lượng Mỹ đã không còn chỗ để chứa dầu dư thừa. Dù đây được đánh giá là “sự kiện bất thường trong ngắn hạn”, song cũng là dấu hiệu cho thấy mức độ dư cung nghiêm trọng trên thị trường dầu thế giới, với nguyên nhân rất lớn là sự đình trệ trong các hoạt động kinh tế trên toàn cầu do dịch bệnh Covid-19. BTV Thúy Ngọc trao đổi với ông Trần Thanh Tuấn, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế để phân tích cụ thể hơn những diễn biến trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế (21/4/2020)

Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Trung Quốc trước nỗi lo các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi nước này (20/4/2020)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cuối tuần qua, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa các điểm sản xuất, xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Đề xuất của ông Abe Shinzo đưa ra khi nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đang xem xét việc rút khỏi Trung Quốc. Vậy, xuất phát từ đâu mà Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi việc rút các doanh nghiệp nước này ở Trung Quốc về nước, cũng như chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó thế nào trước làn sóng rút về của các doanh nghiệp nước ngoài? Biên tập viên Quỳnh Hoa trao đổi cùng chị Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh và anh Bùi Hùng, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo.

Mỹ cho phép xét nghiệm Covid-19 qua nước bọt (17/4/2020)

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nước bọt trong việc chẩn đoán Covid 19 trong trường hợp khẩn cấp. Phương pháp này có thể giúp mở rộng các cách thức xét nghiệm, giúp tăng tốc độ xét nghiệm, và giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: