logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Diễn biến mới về xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (18/6/2020)

Tình hình tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang diễn biến hết sức căng thẳng, đặc biệt là cuộc đụng độ đêm 16/6 với báo cáo thương vong từ cả phía Ấn Độ và Trung Quốc lên tới hàng chục người. Đáng chú ý, cuộc đụng độ bạo lực này diễn ra chỉ hơn 10 ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đối thoại thông qua kênh ngoại giao và quân sự, trong đó cả hai bên thông báo đã đạt “đồng thuận tích cực” để giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Chính vì vậy, cuộc đụng độ gây thương vong cho cả hai phía được cho là một diễn biến bất ngờ và nguy hiểm. Nguyên nhân đằng sau những diễn biến nguy hiểm này cùng tác động của cuộc xung đột biên giới Ấn – Trung tới tình hình an ninh khu vực, tới trục quan hệ các nước lớn ở khu vực chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là gì? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ.

Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh? (17/6/2020)

Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố rút bớt quân đang đóng tại Đức - một động thái được nhận định sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Theo chỉ đạo, Bộ Quốc phòng Mỹ rút bớt số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Đức từ 34.500 người xuống khoảng 25.000 người. Sự hiện diện trực tiếp và thường xuyên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước Đức không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở thỏa thuận song phương giữa hai nước mà còn là bộ phận quan trọng trong triển khai chiến lược của NATO từ thời còn Chiến tranh Lạnh đến nay. Vì thế, quyết định của Tổng thống Donald Trump dấy lên nhiều câu hỏi hoài nghi về sự thay đổi trong tính toán chiến lược của Washington, đặc biệt là những cam kết an ninh của Mỹ với châu Âu. Để có những thông tin cụ thể hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Pv Phạm Huân – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp (theo dõi khu vực Tây Âu).

Anh – EU nỗ lực tháo gỡ bế tắc trong đàm phán Brexit (16/6/2020)

Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán về quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh với Liên minh châu Âu sẽ kết thúc vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, kết thúc vòng đàm phán thứ tư hôm 5/6 vừa qua, hai bên không đạt được đột phá đáng kể do vẫn tồn tại những bất đồng lớn trong 4 vấn đề chính là đánh bắt cá, sân chơi bình đẳng, quyền cơ bản trong tư pháp hình sự và quản trị mối quan hệ đối tác trong tương lai. Anh và Liên minh châu Âu hôm qua đã họp trực tuyến nhằm khơi thông thế bế tắc này. Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi cùng phóng viên Quang Dũng, thường trú khu vực châu Âu về triển vọng đạt thỏa thuận giữa hai bên sau cuộc họp trực tuyến hôm qua.

Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc họp khẩn vì căng thẳng liên Triều (15/6/2020)

Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành họp khẩn sau những dấu hiệu căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.

Kế hoạch đơn phương sáp nhập Bờ Tây của Israel: Thùng thuốc súng nguy hiểm ở Trung Đông (12/6/2020)

Khu vực Trung Đông vốn luôn tồn tại những mâu thuẫn và xung đột dai dẳng, những ngày này lại “sôi sục” khi Israel tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây, dự kiến đầu tháng 7. Kế hoạch lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của Palestine. Palestine tuyên bố sẽ rút lại sự công nhận nhà nước Israel, nếu Israel phá hủy cơ hội thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Để có những góc nhìn rõ hơn về bước đi của Israel cũng như những hệ lụy đằng sau kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của nước này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.

Cơ hội cho kinh tế Mỹ phục hồi (11/6/2020)

Trong tuyên bố mới đây, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ khẳng định, thời kỳ tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã chính thức chấm dứt từ tháng 2 vừa qua. Nguyên nhân là đại dịch Covid-19 đã “nghiền nát” nhiều lĩnh vực từ hàng không, tiêu dùng, cho đến giải trí…, khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, ngay khi dự báo suy thoái được đưa ra, thị trường chứng khoán Mỹ lại bất ngờ lập đỉnh, khiến dư luận dấy lên hy vọng về những cơ hội có thể sớm phục hồi nền kinh tế đầu tầu thế giới. Bản chất cuộc suy thoái kinh tế của nước Mỹ giai đoạn này ra sao, đâu sẽ là những công cụ hiệu quả để nhanh chóng “cứu” nền kinh tế Mỹ? Khách mời là Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Trần Thanh Tuấn sẽ phân tích cụ thể.

Triều Tiên cắt đường dây liên lạc với Hàn Quốc: Căng thẳng leo thang (10/6/2020)

Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc lại xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng mới. Triều Tiên tuyên bố cắt các đường dây liên lạc quân sự và chính trị với Hàn Quốc từ ngày 9/6 và cũng cảnh báo chấm dứt hợp tác nhằm phản đối các vụ rải truyền đơn chống Triều Tiên của phía Hàn Quốc.
Thời gian qua, quan hệ liên Triều đã gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên rơi vào bế tắc, kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 2/2019 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận. Những động thái này làm dấy lên lo ngại tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể căng thẳng trở lại như thời điểm trước khi Triều Tiên tham gia con đường đối thoại ngoại giao với Hàn Quốc và Mỹ. Cùng phân tích nội dung này, BTV Thanh Huyền tao đổi với nhà báo Mạnh Hùng, trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Hàn Quốc:

Phân biệt chủng tộc – Nước Mỹ đến lúc phải thay đổi? (9/6/2020)

Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn ngày càng lan rộng sang nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ. Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd như “giọt nước làm tràn li”, thổi bùng sự bất bình luôn âm ỉ trong lòng nước Mỹ về tình trạng phân biệt chủng tộc. Trong mục Vấn đề quốc tế sáng 8/6, anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ cho thấy góc nhìn rõ nét về phản ứng của xã hội Mỹ sau cái chết của George Floyd cũng như lý giải những nguyên nhân của sự chia rẽ sắc tộc kéo dài tại Mỹ, cho dù nước Mỹ đã có Đạo luật Dân quyền năm 1964. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi tiếp tục phân tích về hệ lụy của tình trạng bất ổn hiện nay tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ qua cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với ông Nguyễn Hải Giang, Tổng Biên tập Tạp chí Việt – Mỹ.

Bất ổn xã hội Mỹ: “Giọt nước có làm tràn ly?” (8/6/2020)

Những ngày gần đây, nước Mỹ phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc dâng cao. Một loạt thành phố phải ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn nguy cơ bạo lực, phá hoại và cướp bóc tài sản có thể xảy ra. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng được tăng cường ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ nhằm đảm bảo an ninh trật tự sau khi làn sóng biểu tình biến thành bạo loạn. Nhiều thập kỷ sau cái chết của mục sư Martin Luther King, chia rẽ và mâu thuẫn xã hội sâu sắc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ bất ổn. Ở thời điểm hiện tại, nhiều câu hỏi lại được đặt ra cho nước Mỹ. Điều gì đang xảy ra ở Mỹ và nó sẽ tác động tới tương lai nước Mỹ ra sao?

Văn hóa uống cà phê của người dân Pháp (6/6/2020)

- Văn hóa uống cà phê của người dân Pháp.
- Những điều bí ẩn kỳ lạ nhất của tự nhiên về cuộc di cư của loài bướm Monarch ở Mexico.

Yêu cầu mới trong quan hệ chiến lược Ôxtrâylia - Ấn Độ (8/6/2020)

Thủ tướng Ôxtrâylia và Thủ tướng Ấn Độ hôm qua đã có cuộc gặp cấp cao trực tuyến lần đầu tiên để thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong mối quan hệ song phương. Là thành viên trong “Tứ giác Kim cương” cùng với Mỹ và Nhật Bản, Ôxtrâylia và Ấn Độ được cho là cũng phải đối diện với những vấn đề chung như quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ, hợp tác thương mại với Trung Quốc, yêu cầu phải cân bằng các mối quan hệ này khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang chưa từng có. Chính điều đó đang khiến Ôxtrâylia và Ấn Độ ngày càng xích lại gần nhau, thắt chặt mối quan hệ vốn được nhận định là “hội tụ chiến lược”. Cuộc trao đổi với chị Việt Nga, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Ôxtrâylia và anh Phan Tùng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Ấn Độ sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:

Bầu cử Mỹ 2020: Cách xử lý thách thức của các ứng cử viên? (4/6/2020)

Chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng nước Mỹ hiện nay đang cùng lúc phải đối mặt với quá nhiều vấn đề. Làn sóng biểu tình lan rộng khắp đất nước xuất phát từ cái chết của người đàn ông da màu sau khi bị cảnh sát ghì cổ ở Min-na-pô-lít, càng đẩy nước Mỹ lún sâu vào khủng hoảng. Đây giống như một “cú đánh” khốc liệt giáng xuống nước Mỹ giữa lúc tình hình đang rối ren vì đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế đứng bên “miệng vực” suy thoái, còn xã hội thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Có thể nói, chưa bao giờ nước Mỹ phải đương đầu với cùng lúc nhiều vấn đề như hiện nay.
Chắc chắn bối cảnh như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự lựa chọn của cử tri Mỹ đối với người sẽ chèo lái đất nước trong 4 năm tiếp theo. Vậy chiến lược của các ứng cử viên sẽ thay đổi như thế nào để thu hút sự ủng hộ của cử tri? BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc – thách thức lớn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (3/6/2020)

Căng thẳng kéo dài gần một tháng qua tại khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ tiếp tục leo thang, làm dấy lên mối lo ngại về một đợt xung đột kéo dài với những tình huống khó kiểm soát. Vào thời điểm ông Narendra Modii vừa kỷ niệm 1 năm cầm quyền nhiệm kỳ 2, việc xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc được xem là một thách thức rất lớn với ông Modii, làm sao vừa “không để niềm tự hào của Ấn Độ bị tổn thương”, vừa không ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác thương mại với Trung Quốc. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ sẽ phân tích chi tiết hơn vấn đề này:

Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu (2/6/2020)

Những thách thức lớn đối với Đức - nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) đó là cú sốc hậu đại dịch Covid-19, vấn đề nhất thể hóa liên minh hay các chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới. Đặc biệt, viễn cảnh một tương lai hậu Brexit không thỏa thuận với Anh đang được cảnh báo sẽ là “cú sốc thứ 2” với EU sau Covid-19. Liệu khả năng xảy ra “cú sốc thứ 2” có trở trành sự thật đối với Liên minh châu Âu? Và nó sẽ tác động ra sao đến tương lai của khối cũng như mối quan hệ với Anh? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu sẽ tiếp tục phân tích cùng quý vị.

Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) với nhiều khó khăn chồng chất (1/6/2020)

Hôm nay (1/6), Nước Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu. Trươc thềm sự kiện này, trong tuần qua, Thủ tướng Đức Merkel đã có bài phát biểu nêu bật những khó khăn và cả những cơ hội đội với nước Đức khi lãnh đạo châu Âu trong nhiệm kỳ 6 tháng tới. Dư luận chờ đợi Đức có thể làm gì để thúc đẩy EU tiến về phía trước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như việc châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ đối nội cho đến đối ngoại. Trong khi đó, viễn cảnh một Brexit không thoả thuận đang “treo lơ lửng” khi các cuộc đàm phàn giữa Anh và EU lâm vào bế tắc. VĐQT hôm nay, mời quý vị và các bạn đến với những phân tích của phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: