Mới đây, thông tin về việc nhà nông học Võ Tòng Xuân, người thầy của nhiều thế hệ nhà khoa học Việt Nam và hàng triệu nông dân đã sang Campuchia học cách trồng lúa và làm thương hiệu gạo khiến không ít người ngạc nhiên. Ngạc nhiên là bởi nhiều năm rồi Việt Nam nổi tiếng là nhà xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới lại phải sang học cách làm của một nước xuất khẩu đi sau. Nhưng rồi mới thấy: không học sao được khi gạo Campuchia bán ra thế giới với giá ngót nghét 1500 USD/1 tấn, trong khi gạo Việt xuất đi giá chỉ bằng 1/3. Canh tác sạch, “vì chất không vì lượng”, và đó chính là điều mà nông nghiệp Việt Nam cần học hỏi để thực sự chuyên nghiệp. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.
Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "một đảng mà không tự nhận thấy khuyết điểm, yếu kém của mình và không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm là một đảng hỏng". Khuyết điểm, yếu kém của bất kỳ công tác nào cũng đều xuất phát từ cán bộ. Đây là vấn đề không chỉ được người đứng đầu Đảng ta, không chỉ cán bộ chủ chốt, những đảng viên cao tuổi tâm huyết mà nó còn là sự quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến của cử tri và người dân cả nước để xốc lại đội ngũ cán bộ của Đảng. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề "Chăm lo xây dựng Đảng để có đội ngũ cán bộ vì dân"
Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Saber Chowdhury, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, bắt đầu từ hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Với chủ đề "Đoàn kết cùng định hình tương lai", khoảng 50 nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới sẽ hội tụ để cùng nhau bàn luận về vai trò của nghị viện, sự tham gia của các nữ Chủ tịch Quốc hội trong việc giải quyết các thách thức vì tiến bộ xã hội và thịnh vượng bền vững. Bài viết của biên tập viên Lê Tuyết.
Sau hàng loạt động thái chỉ đạo quyết liệt từng vụ việc cụ thể, giữa tuần vừa rồi, người đứng đầu Chính phủ lại đã thị sát khu đô thị Đặng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội và trực tiếp chỉ đạo thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Động thái ấy nhen nhóm lại ước mơ cho người thu nhập thấp về một ngôi nhà của riêng mình. Bình luận của nhà báo Đặng Quang Thương.
Ngày 6/12 vừa qua, đơn vị phụ trách việc thu phí qua cầu Bến Thủy là Tổng công ty công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã đề nghị "hỗ trợ" người dân qua cầu Bến Thủy. Có chuyện đó là vì liên tiếp nhiều ngày, người dân ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh chặn xe trên quốc lộ 1A, đoạn qua cầu Bến Thủy để phản đối việc thu phí bất hợp lý ở cây cầu này. Đây chỉ là một trong những ví dụ thời gian qua cho thấy, những bất cập trong việc tổ chức các trạm thu phí BOT. Bình luận của Thu Thùy nhan đề: "Thu phí BOT và câu chuyện thuận lòng dân".
Việt Nam là một trụ cột rất quan trọng của Ấn Độ trong chính sách "Hướng Đông", là đối tác chiến lược của Ấn Độ trong ASEAN cũng như trong khu vực rộng lớn hơn. Đó là khẳng định của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2014. Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hiện đang có những chiều hướng phát triển tích cực, kể từ khi 2 nước thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từ ngày 8/12 đến ngày 11/12 khẳng định quan hệ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Bài viết của Lê Tuyết với nhan đề "Chuyến thăm làm sâu sắc thêm quan hệ Việt Nam – Ấn Độ"
Ngay trong phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng hôm qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã có tờ trình về việc tháo dỡ Công trình nhạc nước ở trung tâm thành phố- với kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng. Đây là công trình chịu nhiều điều tiếng ngay từ khi vận hành thử nghiệm vì vị trí không phù hợp, không bảo đảm mỹ quan, không khai thác được dịch vụ.. Việc hàng trăm tỷ đồng đầu tư lãng phí, công trình không sử dụng được phải dỡ bỏ "nhẹ nhàng" như vậy khiến lòng dân nặng trĩu ưu tư, vì cách thức quản lý, sử dụng ngân sách không hợp lý của chính quyền địa phương. Bình luận của Ngọc Diệu với nhan đề: "Lãng phí cũng là một tội to".
Sau khi Bộ Chính trị ban hành kế hoạch về triển khai Nghị quyết Trung ương 4, khóa 12 về chỉnh đốn xây dựng Đảng, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là vấn đề tự chuyển biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, Chính phủ đã bàn về Đề án thực hiện Nghị quyết, trong đó có nhóm giải pháp về kỷ luật, kỷ cương. Lần nữa, vấn đề “văn hóa từ chức”; xây dựng văn hóa ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành nhiệm vụ, được đưa ra với yêu cầu cần thiết phải có cơ chế luật pháp, xây dựng Nghị định về văn hóa từ chức. Vấn đề không mới, nhưng nó “trúng” lòng dân; nó cho thấy quyết tâm đổi mới, thiết lập một Chính phủ kiến tạo, liêm chính; một chính phủ hành động vì lợi ích chung của người dân. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề "Xây dựng văn hóa từ chức để xây dựng Chính phủ liêm chính"
Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số cán bộ đảng viên là cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương và Tỉnh ủy Hậu Giang, Bộ Nội vụ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang – đối tượng đang bị truy nã quốc tế được dư luận đồng tình vì cho rằng: Đảng đã dứt khoát trong cuộc đấu tranh với tình trạng suy thoái, biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng; xem đây là bài học lớn về công tác tổ chức của Đảng. Bình luận của Vân Thiêng với nhan đề "Bài học điểm mặt chỉ tên sai phạm"
Ngày 1/12/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật, xem xét xử lý một số cán bộ cao cấp của Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương và Tỉnh ủy Hậu Giang liên quan đến vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh. Quyết định này nhận được sự quan tâm và đồng tình của đông đảo cán bộ và người dân trong cả nước. Bình luận của biên tập viên Thuy Thùy.
Lời yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc "các địa phương không được về Hà Nội chúc Tết" tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ mới đây, được dư luận hoan nghênh. Quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ được hy vọng sẽ "dẹp" nạn biếu quà trước đây, xây dựng văn hóa biếu quà Tết lành mạnh và góp phần xây dựng hình ảnh của một Chính phủ liêm chính. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.
Sim “rác” hoành hành, gây nhiều hệ lụy xã hội từ lâu đã là vấn đề nóng, được dư luận quan tâm và giải pháp lâu nay tưởng như bế tắc. Ấy vậy mà chỉ trong 3 tuần của tháng 11, gần 11 triệu sim “rác”, loại sim kích hoạt sẵn, đăng ký sai thông tin đã bị xóa sổ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là đích thân Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đi kiểm tra, giám sát, dẹp nạn sim “rác” trên toàn quốc. Ngay sau động thái quyết liệt này của Bộ trưởng, 5 nhà mạng viên thông cũng đã phải đồng loạt cam kết thực hiện việc xóa sổ hoàn toàn tin nhắc rác. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.
Chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020. Do vậy, phiên họp thường kỳ tháng 11 này, Chính phủ bàn nhiều nội dung quan trọng, nhìn lại việc điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của năm và bàn kế hoạch, giải pháp cho năm tới. Trong không khí khẩn trương, gấp gáp của thời điểm về đích kế hoạch cuối năm, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập thể Chính phủ nâng cao tính chủ động để sớm giao nhiệm vụ, kế hoạch cho từng Bộ, ngành, địa phương, thực hiện các mục tiêu phát triển ngay từ ngày đầu năm mới 2017, không để tình trạng đủng đỉnh đầu năm, cuối năm dồn việc, điều hành kém hiệu quả. Ngọc Diệu có bình luận nhan đề "Xác định tâm thế chủ động từ việc lo sớm, nghĩ xa, kiểm soát chặt"
Đối thoại trên tinh thần xây dựng, đối thoại để đi đến sự thống nhất...là điều mà chúng ta vẫn thường nghe mỗi khi có các cuộc họp giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp, giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, giữa người nắm giữ quyền lực và người thụ hưởng quyền được đối thoại. Thế nhưng, trên thực tế, số lần đối thoại thực chất ở nước ta diễn ra chưa nhiều, đa số các cuộc đối thoại chưa mang tính thực tiễn, chưa thể hiện bản chất một cuộc đối thoại thực sự. Bình luận của Thu Thùy với nhan đề: "Khi đối thoại là quyền thực tế".