logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tự chủ, tự tin bảo vệ nền độc lập (02/09/2016)

Hôm nay, tròn 71 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là 71 năm tại Quảng trường Ba Đình vang lên lời thề giữ vững nền độc lập. Bước vào năm thứ 71 nước nhà giành độc lập, Chính phủ khởi động phong trào quốc gia khởi nghiệp. Quốc gia khởi nghiệp bắt đầu từ người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp để Việt Nam mạnh giàu, tự tin, tự chủ, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Bình luận của nhà báo Uông Ngọc Dậu.

Lời xin lỗi của người làm cha mẹ (1/9/2016)

Mới đây, báo Thanh niên đưa câu chuyện một nữ diễn viên 61 tuổi của Nhật Bản đã phải xin lỗi công chúng vì con trai bà phạm tội hiếp dâm. Trước đó, một người mẹ khác cũng phải xin lỗi công chúng vì con trai 48 tuổi của bà bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt cóc đã làm phiền đến Chính phủ và người dân Nhật Bản. “Trông người lại ngẫm đến ta” biên tập viên Thu Thùy có bài bình luận.

Nói thật để làm thật (30/8/2016)

“Hãy nói thẳng sự thật về môi trường” – Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác bảo vệ môi trường toàn quốc trong tuần trước. Nói thật để biết sự thật, nhìn nhận đúng thực trạng, đề ra những giải pháp thật cho một câu chuyện đang gây bức xúc dư luận mà Chính phủ và các Bộ ngành chức năng đang tìm cách giải quyết nhằm hài hòa bài toán phát triển bền vững. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng.

Cần thay đổi căn bản trong đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng chất xám. (29/8/2016)

Tuần này, sinh viên các trường Đại học trong cả nước sẽ nhập học. Sau 12 năm học hành vất vả, hàng trăm nghìn em hào hứng bước vào cuộc đời sinh viên. Trong khi đó, cũng có số lượng gần tương đương như vậy sinh viên ra trường. Con số hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ ở nước ta thất nghiệp mỗi năm là một sự lãng phí lớn về tiền bạc của Nhà nước và nhân dân; lãng phí nguồn nhân lực và chất xám. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng nhan đề "Cần thay đổi căn bản trong đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng chất xám"

Thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore (28/8/2016)

Nhận lời mời của tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và đoàn Đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới thăm Cộng hòa Singapore từ ngày 28 đến 30/8. Đây cũng là chuyến thăm xã giao theo thông lệ Asean của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi đảm nhận vai trò chủ tịch nước, đồng thời tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng 12, đưa mối quan hệ quốc tế phát triển đi vào chiều sâu, củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược với Singapore. Bài viết của phóng viên Việt Cường.

Còn chạy tuổi, khó có kỷ luật-kỷ cương (27/8/2016)

Câu chuyện nhiều cán bộ lãnh đạo "bỗng dưng" trẻ thêm vài ba tuổi giờ đây không còn là chuyện hiếm. Dư luận cũng dần quen với những trường hợp lẽ ra "ông nọ, bà kia" nghỉ hưu rồi mà vẫn còn tại vị đến vài năm nữa. Nhưng chính từ hiện tượng những người "tự nhiên trẻ ra" ấy đã dẫn đến sự bất nhất trong kê khai lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên và các loại giấy tờ khác có liên quan. Nó cũng dẫn đến khó khăn, bất cập trong công tác cán bộ; khiến người dân mất lòng tin vào kỷ luật, kỷ cương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước, vào sự trung thực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Biên tập viên Đàm Hoa có bình luận nhan đề "Còn chạy tuổi, khó có kỷ luật-kỷ cương"

Sổ đỏ đã cấp cho dân, tại sao chính quyền xã lại giữ? (25/8/2016)

Gần 200 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân bị Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng giấu nhẹm trong 19 năm. Ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội cũng có tình trạng tương tự khi hàng trăm cuốn sổ đỏ của dân đã được Nhà nước cấp nhưng chính quyền xã giữ lại. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho dân, vì sao chính quyền xã lại không trả? Những khó khăn mà người dân phải gánh chịu ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Bình luận của biên tập viên Ngọc Chi.

Kiểm soát chặt để hài hòa lợi ích - từ câu chuyện kiểm toán các dự án BOT (24/8/2016)

Tại buổi làm việc sáng qua của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển với Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, kế hoạch kiểm toán trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, một thông tin khá "sốc" do Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cung cấp đó là qua 7 tháng của năm nay, 1 trong những kết quả ngành kiểm toán đạt được là tại 4 dự án BOT giao thông được kiểm toán đã đề xuất rút ngắn được thời gian thu phí ở mỗi dự án ít nhất 5 năm. Dự án rút ngắn thời gian thu phí nhiều nhất là 11 năm trên tổng thời gian thu phí doanh nghiệp đề xuất là 24 năm. "5 năm hay 11 năm ấy, biết bao nhiêu tiền ..."! Biên tập viên Ngọc Diệu có bình luận nhan đề "Kiểm soát chặt để hài hòa lợi ích - từ câu chuyện kiểm toán các dự án BOT"

Công bố tình trạng môi trường biển miền Trung: Cần hơn là hy vọng. (23/8/2016)

Như vậy là sau gần 4 tháng liên tục lấy mẫu, kiểm tra, giám sát, hôm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Kết quả là nước biển, trầm tích, cá biển đều đang "sạch dần". Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà hy vọng, với sự nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành, người dân miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả môi trường biển sạch, đẹp, an toàn. Còn người dân 4 tỉnh miền Trung, họ mong đợi những điều cụ thể hơn là hy vọng. Bình luận của biên tập viên Vũ Dũng

Xin đừng thừa giấy vẽ voi (22/8/2016)

Cứ tưởng sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông chủ quán cà phê Xin chào ở huyện Bình Chánh đã có thể thở phào mà mở cửa kinh doanh. Thế nhưng, chính quyền thị trấn Tân Túc – nơi ông kinh doanh đã cố tình vẽ lỗi để xử phạt, khiến ông phải tiếp tục lao đao trên con đường làm người kinh doanh lương thiện. Nhà báo Vân Thiêng có bài bình luận: “Xin đừng thừa giấy vẽ voi”.

Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chính sách đối ngoại mới (21/8/2016)

Tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là tâm điểm chú ý của dư luận thế giới khi nước này có nhiều động thái ngoại giao mới, thể hiện sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại sau cuộc đảo chính bất thành vào tháng trước. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược rất quan trọng nên việc khai hóa mối quan hệ với các nước luôn là điều không dễ dàng của riêng Thổ Nhĩ Kỳ, mà cũng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận khu vực và thế giới. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.

Lý giải những hành vi phi nhân tính (20/8/2016)

Nhiều vụ thảm sát tàn bạo, những hành vi phi nhân tính liên tục diễn ra trong thời gian gần đây gây xôn xao dư luận. Từ những vụ cướp đi sinh mạng của cả gia đình cho tới các vụ đâm chém, truy sát nhau chỉ vì nguyên nhan rất nhỏ, thậm chí nhiều vụ chính người thân trong gia đình là thủ phạm...với những lý do tưởng chừng rất vu vơ nhưng đã dẫn đến hậu quả đau lòng, dư luận hoang mang, lo sợ. Nguyên nhân nào khiến hung thủ ngày càng tỏ ra tàn bạo, thực hiện những hành vi phi nhân tính như vậy. Bình luận của biên tập viên Phương hà.

Cải cách hành chính Nhà nước: Khâu yếu nhất vẫn là cán bộ (19/8/2016)

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác cải cách hành chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định “Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của chúng ta đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng hết sức phục vụ người dân”. Nếu nói cán bộ là gốc của mọi công việc, trong khi thực trạng đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta như hiện nay thì công việc cải cách hành chính sẽ khó sớm đạt được mục tiêu đề ra. Bình luận của biên tập viên Ngọc Chi.

Đừng bỏ trứng vào một giỏ (18/8/2016)

Câu chuyện thanh long tại Bình Thuận, hay xa hơn là cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối của thị trường Trung Quốc, khiến người sản xuất lâm vào cảnh “hỗn loạn” khi thương lái “trở mặt” đang là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Việc thương lái Trung Quốc thao túng, gây bất lợi cho thị trường nông sản, thủy sản Việt là điều không mới, nhưng chúng ta vẫn chưa có giải pháp đối phó hiệu quả. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh.

Từ chuyện cắt cỏ đến chi tiêu quốc gia (17/8/2016)

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao với thông tin từ cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo thành phố Hà Nội về việc chỉ riêng 24km đường đại lộ Thăng Long Láng-Hòa Lạc mỗi năm đã tốn 53 tỷ đồng cho việc "cắt cỏ, chăm sóc hoa, cây cảnh". Cũng cùng ngày hôm ấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc họp nghe báo cáo về phân bổ vốn ODA và vốn tài trợ nước ngoài. Những diễn biến của cuộc họp này có thể góp phần lý giải câu hỏi "Vì sao cắt cỏ mỗi năm hết 53 tỷ đồng?". Biên tập viên Thu Liên có bài bình luận nhan đề "Từ chuyện cắt cỏ đến chi tiêu quốc gia"

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: