logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thiên tai và câu chuyện "nhân tai" (27/10/2016)

Mấy chục năm trở lại đây, dải đất miền Trung liên tiếp phải hứng chịu lũ lụt, thiên tai với tần suất và mức độ ngày một dữ dội và khốc liệt hơn. Tổn hại về người và tài sản khiến cho vùng đất được coi là "đòn gánh" hai đầu đất nước càng thêm khó khăn, vất vả. Rõ ràng thiên tai gây những hậu quả nặng nề nhưng bình tĩnh suy xét mới thấy những tổn thất đó không chỉ do thiên tai mà ra. Bình luận của Mỹ Hà với nhan đề: Thiên tai và câu chuyện "nhân tai"

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Myanmar đa dạng và hiệu quả hơn (26/10/2016)

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hôm nay (26/10), Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm được trông đợi sẽ tạo dựng những liên kết mới, làm cơ sở cho những cơ hội hợp tác mới giữa hai nước. Bài viết "Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Myanmar đa dạng và hiệu quả hơn" của biên tập viên Việt Nga.

Những con số không bao giờ là vô tình (25/10/2016)

Những ngày gần đây, dư luận bức xúc với những con số mà các phương tiện truyền thông đã đưa ra. Như số liệu về tình trạng lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, số lượng nhập khẩu ồ ạt rau củ quả từ nước ngoài...Ấn tượng chung với những con số ấy là nó cho thấy sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng, làm mai một lòng tin của quần chúng. Bình luận của Mai Hồng với nhan đề "Những con số không bao giờ là vô tình"

Tái cơ cấu kinh tế - Rút ngắn khoảng cách Nói và Làm (24/10/2016)

Quốc hội đang thảo luận sôi nổi tình hình kinh tế - xã hội năm nay, đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2017. Ghi nhận những kết quả quan trọng bước đầu thời gian qua, nhưng nhiều đại biểu và không ít cử tri vẫn lo ngại việc thực hiện Đề án còn chậm. Cần phải nhanh chóng chấn chỉnh là thay đổi tư duy, thay đổi cách làm với quyết tâm cao của cả bộ máy để tạo nguồn lực đủ mạnh cho quá trình tái cơ cấu, rút ngắn khoảng cách giữa lời nói và việc làm. Bình luận của Vân Thiêng.

Biển Đông không cần đến hạt nhân (23/10/2016)

Gần đây, một loạt báo chí khu vực và quốc tế đưa tin về việc Trung Quốc đang phát triển mô hình nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ, có thể đặt trên 1 con tàu. Các báo này cũng cho hay nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ này có thể sẽ được đặt tại Biển Đông. Biển Đông vốn là khu vực phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Việc Trung Quốc lập kế hoạch đặt nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ trên Biển Đông sẽ tạo thêm nguy cơ hiểm họa cho vùng biển vốn là không gian sinh tồn của nhiều quốc gia; là tuyến đường hàng hải huyết mạch tấp nập của thế giới và là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho một phần thế giới. Bình luận "Biển Đông không cần đến hạt nhân" của Việt Nga.

Hoạt động cứu trợ cần sự điều hành thống nhất (22/10/2016)

Những ngày này cả nước đang hướng về vùng lũ miền Trung. Tinh thần tương thân tương ái đã trở thành lẽ sống của người Việt và trong đời sống đương đại đang xuất hiện những biểu hiện mới của lẽ sống ấy. Và thực tế từ vùng lũ cho thấy các hoạt động cứu trợ cần một sự điều hành thống nhất. Đặng Quang Thương có bình luận về nội dung này.

Arsen, nước mắm và câu chuyện minh bạch thông tin (21/10/2016)

Thông tin do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng công bố hồi đầu tuần này, về một số chỉ tiêu, hàm lượng các chất trong nước mắm, trong đó có tới 67% mẫu khảo sát có chất arsen – mà lâu nay thường được gọi với cái tên thạch tín, đã gây ra sự hoang mang tột độ trong cộng đồng. Chỉ sau khi thông tin nước mắm có arsen, nhưng không phát hiện mẫu nào chứa arsen vô cơ – chính là thạch tín – là chất cực độc, mà thành phần tìm được là arsen hữu cơ, tồn tại tự nhiên trong một số loài cá, được các nhà khoa học làm rõ: an toàn với cơ thể con người, thì người tiêu dùng mới bớt hoang mang. Vậy cách công bố thông tin của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng như vậy liệu có “bảo vệ” được người tiêu dùng, hay chỉ làm “rối”, nhiễu loạn thêm thông tin trên thị trường nước mắm, vốn đang rất hỗn loạn hiện nay? Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu.

Quốc hội và kiểm soát quyền lực (20/10/2016)

Chưa bao giờ vấn đề kiểm soát quyền lực lại được nói đến nhiều như giai đoạn hiện nay. Khi tiếp xúc cử tri kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, vấn đề này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định với quyết tâm kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa 11. Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần thể hiện vai trò kiểm soát quyền lực thực chất và hiệu quả. Bình luận của Ngọc Chi với nhan đề : "Quốc hội và kiểm soát quyền lực"

Quyền lực và kiểm soát quyền lực (19/10/2016)

"Nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế"- Đây là lần thứ hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới quan điểm này khi nói về công tác phòng chống tham nhũng. Quyền lực nếu được sử dụng đúng đắn, hiệu quả, sẽ mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, nhưng quyền lực cũng làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên. Bởi vậy, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức có quyền là một đòi hỏi cấp thiết. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề: "Quyền lực và kiểm soát quyền lực"

"Đúng quy trình" (18/10/2016)

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa quyết định lập tổ công tác điều tra xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô, do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm tổ trưởng, trực tiếp chỉ đạo việc điều tra. Việc xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô quá nhanh, không báo trước đã khiến người dân trở tay không kịp, nhà cửa và tài sản chìm trong biển nước, thế nhưng vẫn được biện minh là "đúng quy trình". Câu chuyện này một lần nữa cho thấy, cụm từ "đúng quy trình đang bị lạm dụng đến mức gây bất bình". Bình luận của Thu Thùy.

Không ai bị bỏ lại phía sau (17/10/2016)

Là 1 trong 6 quốc gia hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa nghèo cùng cực từ năm 2010, Việt Nam được Liên hợp quốc ghi nhận là điểm sáng về giảm đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Nhân ngày Quốc tế giảm nghèo 17/10, Việt Nam cam kết hoàn thiện thể chế, thay đổi nội dung và cách làm để chương trình giảm nghèo quốc gia thực chất hơn, để "không ai bị bỏ lại phía sau". Bình luận Vân Thiêng về nội dung này.

Cách hành xử thông minh phải là tôn trọng luật pháp quốc tế (16/10/2016)

Trong một thông báo mới đây, Cơ quan tình báo địa lý quốc gia Mỹ cho biết họ đã có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự tại Biển Đông. Trong khi đó, báo chí quốc tế thông tin Trung Quốc đã xây dựng 24 gara máy bay tại Biển Đông. Như vậy, chỉ 3 tháng sau khi Tòa Trọng tài La Hay ra Phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông, nước này tiếp tục những hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế, nhằm hiện thực hóa những âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.

Quốc gia khởi nghiệp và trách nhiệm của những người trẻ. (15/10/2016)

Năm nay được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp, để khởi nghiệp thành công rất cần những chính sách hỗ trợ của chính phủ, của các Bộ ngành địa phương và tinh thần quyết tâm của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên. Mỗi người trẻ cần có một khát khao cháy bỏng, một động lực mạnh mẽ và lực lượng chủ chốt tiên phong trong phong trào khởi nghiệp. Bình luận của Mai Hồng.

Tránh ùn tắc giao thông - phải bắt đầu từ văn hóa (14/10/2016)

Theo thống kê, mỗi năm, ùn tắc giao thông gây thiệt hại 30.000 tỷ đồng và người tham gia giao thông phải lãng phí 2,6 tỷ giờ đồng hồ vì tắc đường. Mới đây, thành phố Hà Nội đã đưa ra đề xuất hạn chế xe hai bánh gắn máy, giảm ùn tắc và ô nhiễm trong khi loại hình phương tiện này hiện chiếm tới gần 80% lực lượng giao thông hiện nay. Những hạn chế mang tính "chỉ thị" như vậy liệu có mang tính khả thi? Bình luận Mỹ Hà với nhan đề "Tránh ùn tắc giao thông - phải bắt đầu từ văn hóa"

Doanh nhân Việt Nam: Gánh vác trọng trách đầu tàu phát triển (13/10/2016)

Dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam - 13/10 năm nay, giới doanh nhân thực sự ấm lòng khi hàng loạt các chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp đã dần đi vào cuộc sống. Sự quan tâm, vinh danh, ghi nhận của xã hội với cống hiến của các doanh nhân với thành quả tạo dựng được những doanh nghiệp phát triển, lớn mạnh, có nhiều đóng góp cho cộng đồng là niềm động viên to lớn đối với các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, đồng thời kỳ vọng của xã hội vào sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam - lực lượng chủ công đưa nền kinh tế Việt Nam lớn mạnh cũng đặt lên vai các doanh nhân Việt những trách nhiệm lớn lao. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: