logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bỏ cách làm "ăn xổi" để du lịch "đẻ trứng vàng" (11/11/2016)

Năm nay, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ đạt hơn 9 triệu lượt khách, vượt kế hoạch đề ra. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phục hồi của du lịch Việt Nam sau hơn một năm suy giảm. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể vui, bởi ngành du lịch nước ta mới đang chỉ dừng ở việc khai thác tiềm năng, chạy theo số lượng, hơn là đưa ra các giải pháp căn cơ và khoa học để nâng cao chất lượng. Bình luận của Mai Hồng.

Văn hóa doanh nghiệp gia tăng giá trị doanh nghiệp (10/11/2016)

Doanh nghiệp tồn tại trên cơ sở những trụ cột chính: vốn, công nghệ, nhân lực, kỹ năng quản trị, và văn hóa doanh nghiệp. Trong bối cảnh quốc tế hóa, văn hóa doanh nghiệp kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống sẽ tạo được lòng tin, sự khác biệt làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Chính phủ vừa có quyết định lấy ngày 10 tháng 11 hàng năm làm ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Bình luận của Đặng Quang Thương.

Khi công chức, viên chức vi phạm pháp luật (09/11/2016)

Chuyện cán bộ cơ quan pháp luật vi phạm pháp luật; cán bộ, viên chức sử dụng bạo lực với nhau; cán bộ, viên chức hung hăng, cậy quyền, cậy thế, đánh người nơi công cộng không còn là hy hữu. Chỉ khi nào "Cán bộ, công viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật"; chỉ khi nào hệ thống luật pháp được xây dựng đầy đủ, được tôn trọng, được tuân thủ nghiêm minh, không miễn trừ bất cứ một ai thì khi ấy quyền lực mới được giám sát, kiểm soát; khi ấy mục đích, ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt nam mới trọn vẹn. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề: "Khi công chức, viên chức vi phạm pháp luật".

Đừng đùa với giặc nước (08/11/2016)

Chưa thấy nơi nào trên thế giới có nhiều thông báo về sự cố thủy điện nhỏ và vừa như ở Việt Nam, đó là nhận định của Tiến sỹ Phạm Hồng Giang- Chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam khi nói về yếu kém trong quản lý các công trình thủy điện nhỏ gần đây. Quả thật khoảng chục năm trở lại đây, gần như không có năm nào không có sự cố liên quan đến thủy điện nhỏ dẫn đến thiên tai chồng thiên tai, thiệt hại về người và của là khó đong đếm. Bên cạnh luồng ý kiến coi thủy điện là tội đồ, phần đông các chuyên gia cho rằng thủy điện không có lỗi, lỗi nằm ở khâu quy hoạch, cấp phép và giám sát vận hành công trình. Có một sự thật là việc vận hành và giám sát ấy không được phép sai sót, nếu không muốn thảm họa thiên tai xảy ra. Bình luận của Mỹ Hà với nhan đề: "Đừng đùa với giặc nước"

Tiếp tục nhân lên giá trị nhân văn, tiến bộ của Cách mạng Tháng Mười (7/11/2016)

Có những cột mốc trong lịch sử loài người mà càng đứng lùi ra xa, càng thấy rõ tầm cao vĩ đại. Trung số những cột mốc lịch sử ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc Cách mạng vĩ đại, là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của loài người từ kỷ nguyên của chế độ con người bị bóc lột sang kỷ nguyên con người tự làm chủ vận mệnh của mình. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữ vững thành quả sự nghiệp cách mạng là cách để tiếp tục nhân lên giá trị nhân văn, tiến bộ của Cách mạng Tháng Mười. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng.

Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế: Thể hiện uy tín và niềm tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam (6/11/2016)

Cuối tuần qua, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế. Đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam, một nhà ngoại giao Việt Nam được bầu vào một cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và sự tham gia tích cực của Việt Nam tại các diễn đàn pháp lý của Liên hợp quốc cũng như ở cấp độ khu vực; đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia ngày càng sâu rộng và có trách nhiệm của Việt Nam vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.

Hãy để lòng tự trọng lên tiếng (05/11/2016)

Câu chuyện rất nhiều người xông vào "hôi của" khi xe tải chở hàng gặp nạn trên quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định, và sau đó Công an thành phố Quy Nhơn đã thu hồi hơn 200 kg hàng hóa mà người dân lấy từ xe tải bị cháy...lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự tử tế và lòng tự trọng trong cuộc sống này. Bình luận của Mai Hồng với nhan đề: Hãy để lòng tự trọng lên tiếng.

Quản lý đô thị: Cần chặt chẽ để tránh trả giá (4/11/2016)

Sau một vụ cháy lớn, Hà Nội quyết định thanh tra 1.200 cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn. Sau khi phát hiện vi phạm tự ý tăng chiều cao, một số tòa nhà bị yêu cầu cắt ngọn… Câu hỏi đặt ra là, tại sao những vi phạm không được phát hiện từ sớm, mà để đến “mất bò mới lo làm chuồng?” Công tác quản lý đô thị phải chăng vẫn chưa chặt chẽ? Bình luận "Quản lý đô thị: Cần chặt chẽ để tránh trả giá" của Thu Thùy.

Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công-Yêu cầu cấp thiết (3/11/2016)

Trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì thực trạng sử dụng lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, tài sản công thời gian qua làm dư luận bức xúc. Đã có nhiều luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công như Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Nhưng, do chưa có luật chung để quy định những nguyên tắc thống nhất trong quản lý, sử dụng, khai thác nên tài sản công được quản lý phân tán, lỏng lẻo, gây thất thoát, lãng phí, tạo điều kiện cho tham nhũng. Dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản công vừa được trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14 được các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, để hoàn thiện công cụ pháp lý đủ mạnh về quản lý tài sản công – nguồn lực to lớn của đất nước. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu.

Chưa tinh giản biên chế là lãng phí tiền thuế của người dân (02/11/2016)

Trong cuộc họp Chính phủ mới dây, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tinh giản biên chế. Theo kế hoạch, đến hết tháng 12 này, các bộ, ngành, địa phương phải tinh giản được 35.500 người. Thế nhưng, cho đến nay, tính từ năm 2015, cả nước mới chỉ giảm được 17.500 người. Tại sao các bộ, ngành, địa phương lại chần chừ trong việc tinh giản biên chế? Bình luận: "Chưa tinh giản biên chế là lãng phí tiền thuế của người dân" của Lê Tuyết.

Làm sao để bồi thường oan sai không lạm vào tiền thuế của dân? (01/11/2016)

Oan sai trong hoạt động tố tụng đang là một trong những vấn đề được cử tri và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Làm sao để không còn những số phận bị treo lơ lửng án nghiêm trọng mà mình không phạm phải? Làm sao để việc xử lý oan sai không còn là nỗi đau và bức xúc của xã hội? Làm sao không phải rút ruột từ ngân sách Nhà nước, từ tiền thuế của dân để bồi thường cho lỗi “vô ý” của những người thực hiện “cán cân công lý”? Những vụ án oan sai thời gian qua và thực tế trong quá trình thực thi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho thấy có lỗ hổng từ chính quy định của pháp luật. Vì thế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vừa đủ sức răn đe, vừa đảm bảo tính khả thi là yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Kỳ họp Quốc hội lần này. Đàm Hoa có bình luận nhan đề "Làm sao để bồi thường oan sai không lạm vào tiền thuế của dân?"

Giữ vững kỷ cương để không đánh mất cái lớn nhất (31/10/2016)

Dư luận trong nước tuần qua đã nóng lên sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng - người được cho là nguyên nhân chính của câu chuyện điều động, bổ nhiệm đầy tai tiếng đối với Trịnh Xuân Thanh, được Ủy ban Kiểm tra cho là "gây hậu quả rất nghiệm trọng". Kẻ bỏ trốn, người nghỉ hưu. Dư luận lo lắng và mong rằng vụ việc cần phải được xử lý nghiêm khắc để giữ vững kỷ cương, củng cố niềm tin đối với nhân dân. Bình luận của Vân Thiêng.

Cuộc đối đầu Nga - NATO chỉ là nắn gân nhau (30/10/2016)

Tuần qua, thế giới chứng kiến những căng thẳng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) leo thang nghiêm trọng. Sau khi NATO ráo riết triển khai quân nhằm tăng cường sức mạnh tại sườn phía Đông, sát biên giới Nga, Nga đã phát đi thông điệp cứng rắn về việc ăn miếng trả miếng với NATO. Nhiều người lo ngại mối quan hệ Nga-NATO vốn trong tình trạng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" sẽ trở thành cuộc đối đầu quân sự trong gang tấc. Song có lẽ những động thái vừa rồi của Nga và NATO chỉ là đòn răn đe nhằm nắn gân nhau mà thôi. Bình luận của Thu Hà về vấn đề này

Cơ chế nào để người dân tham gia phòng chống tham nhũng (29/10/2016)

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2016 trước Quốc hội của Chính phủ đã nhận định: "Tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi". Hầu như báo cáo của bộ ngành, địa phương nào cũng nhận định "tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp", nhưng không tự phát hiện được. Một trong những giải pháp phòng chống tham nhũng là tăng cường vai trò giám sát của nhân dân. Thế nhưng cơ chế nào để người dân tham gia giám sát phòng ngừa tham nhũng? Bình luận của biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

ODA, nợ công và câu chuyện vay - trả (28/10/2016)

Việt Nam có thể sẽ phải tăng tốc độ trả nợ vay ODA nhanh gấp đôi hiện nay và lãi suất vay cũng sẽ tăng. Bởi, đã 6 năm nay, nước ta bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, các khoản hỗ trợ ODA sẽ giảm dần, dự kiến sẽ kết thúc vào năm sau. Nhìn lại câu chuyện sử dụng vốn ODA "đủng đỉnh" những năm qua, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự sốt ruột vì cơ hội sử dụng nguồn hỗ trợ quan trọng sắp qua, gánh nặng nợ công sẽ tăng lên. Bình luận "ODA, nợ công và câu chuyện vay - trả"của Ngọc Diệu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: