Hơn 78 năm kể từ khi thành lập, lực lượng Công an nhân dân luôn đóng vai trò là “thanh bảo kiếm”, là “lá chắn
thép” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hàng vạn chiến sĩ Công an nhân dân đã không quản ngại ngày đêm giữ
vững an ninh trật tự, góp phần đem lại bình yên cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, thời gian gần đây, lực
lượng này lại trở thành mục tiêu mà các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá.
Những hành vi này không chỉ nhằm phủ nhận công lao của các cán bộ, chiến sĩ công an mà còn làm xấu đi hình ảnh
lực lượng Công an nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. GS-TS, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an cùng bàn luận câu chuyện này.
Sau đúng 1 năm Quốc hội bấm nút thông qua, siêu dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô đã được khởi công. Một kỷ lục đã được ghi nhận với một dự án trọng điểm Quốc gia. Với thành phố Hà Nội, dự án đường Vành đai 4 đi qua 7 quận, huyện và tổng diện tích đất phải thu hồi lên tới gần 800 hecta, 16.633 hộ dân phải thu hồi đất. Cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc thần tốc, quyết liệt với tinh thần “trên dưới đồng lòng”. Với những quyết sách chưa có tiền lệ và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đi đầu của các cán bộ đảng viên, sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang từng bước hiện thực hóa, thể hiện tầm nhìn và khát vọng là đòn bẩy cho sự phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước.
Thời gian vừa qua, việc xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận. 54 bị cáo bị tuyên án liên quan đến các các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Điều này cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm. Tuy nhiên, các thế lực xấu đã không ngừng lợi dụng việc xét xử vụ án, để xuyên tạc, lèo lái dư luận, tạo cớ bôi nhọ uy tín của Việt Nam, gây mất ổn định chính trị- xã hội ở nước ta. Chuyên mục Nhận diện sự thật hôm nay sẽ làm rõ “Mưu đồ lợi dụng vụ án chuyến bay giải cứu để chống phá Đảng, Nhà nước” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Đào Duy Quát - nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương).
Ngày 11/7 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đâu là những điểm nổi bật trong quy định mới này? Đâu là những điều kiện cần và đủ để quy định mới đi vào thực tiễn phát huy hiệu quả mạnh mẽ - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ? Xin mời quý vị đón nghe chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay.
Trong quán cà phê, ngoài công viên, hay tại văn phòng, công sở…ChatGPT vẫn là chủ đề “nóng” suốt hơn nửa năm qua, kể từ thời điểm nó ra đời. Chỉ cần gõ từ khóa này vào công cụ tìm kiếm Google, gần như lập tức có hơn 600 triệu kết quả. Thậm chí, hàng triệu người đang làm việc tại hàng trăm lĩnh vực trên Trái Đất vẫn canh cánh với nỗi lo một ngày đẹp trời ChatGPT có thể thay thế công việc của họ. Đó là mối lo của những ngày đầu. Hơn nửa năm sau khi ứng dụng này ra mắt, những câu trả lời chung chung, thậm chí “ngô nghê”của phần mềm tương tác trực tuyến ChatGPT đã khiến nỗi lo ấy vơi đi ít nhiều. Thế nhưng, có một mối lo lớn hơn hiện hữu là không ít đối tượng lợi dụng sự “ngô nghê” đó thành công cụ lan truyền thông tin sai sự thật, thậm chí xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần được nhận diện kịp thời và có
giải pháp ngăn chặn. PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó viện trường Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Đất nước phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc sống người dân Việt Nam ngày càng nâng cao, tiếp nhận được nhiều cái mới, nhận thức về lý tưởng, giá trị xã hội cũng cởi mở, thiết thực, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Tuy nhiên, chính sự cởi mở cũng làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân bị tác động tiêu cực, dẫn tới rơi vào cái bẫy của sự thiên kiến, lệch lạc, xa rời với lý tưởng. Những suy nghĩ lệch lạc sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi, thay đổi về quan điểm chính trị và là mầm mống của các hoạt động chống phá chế độ dưới nhiều hình thức. Đó là quá trình của “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Vì vậy, ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạc, thiên kiến từ sớm từ xa cũng chính là ngăn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa ở mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, tạo ra một xã hội phát triển lành mạnh.
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương khóa XIII là Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính
trị, Ban Bí thư theo quy định 96 của Đảng.
Điểm đáng chú ý của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này so với nhiệm kỳ Khóa
11 và Khóa 12, đó là kết quả phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tham khảo mà
theo Quy định 96 của Bộ Chính trị, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để
đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Tuy nhiên, cần phải làm gì để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực
chất, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ tới? Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cùng bàn luận câu chuyện này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là biểu tượng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch HCM là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quan điểm này được Đảng ta xác định và đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và đối với nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Cũng chính vì lẽ đó mà thời gian qua các thế lực thù địch, phần tử cơ hội luôn nhắm vào để xuyên tạc tư tưởng của Người nhằm chống phá Việt Nam.
Trong chuyên mục Nhận diện sự thật hôm nay mời quý vị cùng nhận diện, vạch trần và phản bác những luận điệu chống phá đó. Vị khách mời tham gia chương trình là:Phó giáo sư tiến sỹ Bùi Đình Phong, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia HCM.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất” của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trước lúc ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá của nhân loại, trong đó tư tưởng về đổi mới sáng tạo được coi là bộ phận cơ bản cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, là linh hồn, giá trị bao trùm các quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Đối mới sáng tạo được hình thành từ rất sớm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường mới, bằng phương pháp mới để cứu nước, cứu dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo đang được vận dụng xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà ở mọi mặt của đời sống xã hội.
Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), GS.TS Mạch Quang Thắng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng chúng tôi bàn về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới”.
“Phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, sao cho ý Đảng, lòng dân tiếp tục hòa quyện, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển”- Đây là nhấn mạnh của Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8. Năm 2023 - là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tiến tới Đại hội Đảng các cấp. Thời điểm này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, cũng như yêu cầu dựa vào dân để xây dựng Đảng. Dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng là kinh nghiệm quý báu của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bởi, công tác xây dựng Đảng không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng Đảng mà xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngày càng nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu còn là trách nhiệm của nhân dân. Muốn vậy Đảng cần gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo thực sự vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách thực chất, hiệu quả.
Đổi mới nhưng không “đổi màu”. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được Đảng, Nhà nước ta nêu ra và kiên trì thực hiện trong suốt gần 40 năm đổi mới.
Nhờ công cuộc đổi mới, nhưng giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, không chệch hướng mà “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” . Thế nhưng vẫn có những luận điệu lên án thể chế chính trị của Việt Nam, đòi Việt Nam phải đa đảng, đa nguyên và mỉa mai “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Cùng nghe phân tích của khách mời là tiến sỹ Lê Thị Thúy, Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương.
Những ngày đầu năm này, các trang tin hải ngoại và mạng xã hội liên tục đưa ra những bài viết của các cá nhân suy diễn và xuyên tạc bản chất việc một số cán bộ cấp cao xin nghỉ công tác. Việc các cán bộ cấp cao xin thôi chức theo “nguyện vọng cá nhân” bị quy chụp là những động thái “thanh trừng nội bộ”, hay sự “tranh giành phe phái” trước kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước. Những nhận định võ đoán, cố ý bôi nhọ này không chỉ bóp méo công tác cán bộ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta mà còn gây tâm lý hoài nghi trong một bộ phận nhân dân. Việc nhận diện, đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái này là nội dung của chuyên mục Nhận diện sự thật hôm nay.
Cách đây 54 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Phê phán, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, thành tựu phát triển của Việt Nam; xuyên tạc những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo những vấn đề về dân chủ, nhân quyền… là những thủ đoạn “cũ mèm”mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng, chống phá. Gần đây nhất còn xuất hiện những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Đây là hành vi chống phá hết sức thâm độc và nguy hiểm nhằm làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. “Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ”.