
Theo Ban Tổ chức Trung ương, đến thời điểm này đã có 99% Đảng bộ cấp huyện và tương đương tổ chức thành công Đại hội, góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay với chủ đề: NHÂN SỰ TRƯỢT CẤP ỦY- NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN CƠ SỞ - với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Những ngày này, cách đây 75 năm, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vậy nhưng, vẫn có một số phần tử cơ hội, phản động cố tình đưa ra luận điệu sai trái, thù địch, phủ nhận ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của sự kiện này, đổi trắng thay đen, bôi nhọ lịch sử dân tộc. “Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử” - chủ đề này được phân tích trong Chuyên mục Nhìn thẳng - Nói đúng.

Mới đây, Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế đã trao giải thưởng Vonte năm 2020 cho Nhà xuất bản Tự do. Nhà xuất bản này thực chất là một tổ chức mới được thành lập cách đây hơn 1 năm, chuyên xuất bản các ấn phẩm lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trước đây, cũng có không ít các nhà xuất bản “chui” với các tên gọi như Giấy Vụn, Mũi Tên, Da Vàng, Lề Bên Trái… đã tung ra hàng loạt ấn phẩm “đen” bao gồm cả thơ, sách, truyện với mục đích tuyên truyền các thông tin sai sự thật, công kích chế độ chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, bôi nhọ các nhà lãnh đạo Việt Nam... Và cũng như Nhà xuất bản Tự do, các tổ chức phát tán ấn phẩm “xấu độc” này cũng nhận được sự ủng hộ, tung hô từ các thế lực phản động.
Chúng ta không thể không cảnh giác, nhận diện và ngăn chặn các hoạt động phi pháp này. Vì vậy, Chương trình Nhìn thẳng- Nói đúng hôm nay mong muốn góp thêm tiếng nói, vạch trần bản chất của những tổ chức núp bóng tự do xuất bản, tự do biểu đạt để chống phá Nhà nước Việt Nam.
Chương trình hôm nay có sự tham gia bàn luận của Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học và Nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
Đến thời điểm này, nhiều tổ chức Đảng đã tiến hành xong đại hội Đảng cấp cơ sở và đang tiến hành đại hội cấp trên cơ sở, bầu ra cấp ủy khóa mới. Có một vấn đề đang được dư luận quan tâm, cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, thấu đáo, đó là việc sử dụng những lá phiếu bầu có thực sự khách quan, công tâm, tỉnh táo vì việc chung hay không? Những lá phiếu có bị sử dụng để triệt hạ người khác hay không? Làm gì để mỗi đảng viên ứng xử một cách phù hợp, thực sự công tâm và nghiêm túc khi thực hiện quyền lựa chọn cao nhất của mình thông qua lá phiếu?

Tôn giáo, tín ngưỡng lâu nay bị biến thành “mũi dùi” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí trở thành một cái cớ để quốc gia này can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Mới đây nhất, hôm mùng 9 và mùng 10 tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ ban Tự Do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố 2 Bản Báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo quốc tế 2019, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam. Cũng như các Báo cáo về Tôn giáo những năm trước, phần viết về Việt Nam tuy có đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn còn những đánh giá không khách quan, không đúng với tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
“Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam vẫn thiếu khách quan và phiến diện” đi ngược lại quan hệ giữa hai nước đang ở trong giai đoạn tốt đẹp. Đây cũng là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng – Nói đúng” với sự tham gia của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Quang Hưng – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tôn giáo – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Đại học quốc gia Hà Nội.

Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội 13 của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta? Trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số thứ 9 hôm nay, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề: Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.
Ngày 8/6, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được Quốc hội nước ta phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập công ước 105 của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, tiến tới việc tham gia đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, tiếng nói lạc lõng cố tình phủ nhận những thành quả trong vấn đề lao động việc làm, cụ thể là trong bảo vệ quyền lợi người lao động của Việt Nam ( theo tiêu chuẩn quốc tế).
Trong khi, trên thực tế “Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động”. Đây là chủ đề bàn luận với tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Các cấp ủy Đảng trong cả nước đang chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “đây là công tác phức tạp, khó, nhạy cảm”, đồng thời yêu cầu “không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân”. Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14/5 vừa qua.
Yêu cầu ấy đặt ra trọng trách với từng tổ chức Đảng và đảng viên. Làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược? Làm sao thấy được bản chất của người lấy cái “mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”? Làm sao để cán bộ tổ chức không bị lợi dụng biến thành công cụ của các phần tử chạy chức, chạy quyền? Làm sao giữ được sự bền chắc của “công việc gốc của Đảng”? “Gốc có vững, cây mới bền”, đây cũng là nội dung được bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống số thứ 8 với sự tham gia của ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vu Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.
Tiếp nối câu chuyện “COVID19: Lửa thử vàng, gian nan thử sức” ở số trước, Nhìn thẳng – Nói đúng lần này, chúng tôi muốn quý vị thính giả đến với một Việt Nam hết sức minh bạch thông tin, trách nhiệm chung tay cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19. Minh bạch thông tin là để các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả, đồng thời giúp các tổ chức chuyên môn của quốc tế có những hỗ trợ, chia sẻ kịp thời với Việt Nam. Song song đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm cùng chia sẻ hợp tác chống dịch với các nước trong khu vực và thế giới, với các thông điệp và hành động hết sức thiết thực và cụ thể.
Vậy, các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các chuyên gia đánh giá thế nào về Việt Nam? Trả lời câu hỏi này, khách mời là Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam Saadi Salama và nguyên Đại sứ CH Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier.
Thực tế mấy tháng vừa qua, Covid-19 ở góc độ nào đó giống như một phép thử để qua gian khó thấy được những điều tốt đẹp: sự chỉ đạo điều hành sáng suốt của Đảng, Chính phủ, sự ủng hộ của Quốc hội, MTTQ và hệ thống chính trị, sự sẵn sàng của lực lượng biên phòng, các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch và sự đoàn kết chung sức của toàn dân Việt Nam. Dù ai đó cố tình nói ngược thì cũng phải thừa nhận sự thật hiển nhiên ấy và tiếng nói “ngược chiều” ấy cũng trở nên lạc lõng. Bàn luận về chủ đề “Covid 19- lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khách mời là TS Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, Đảng, Nhà nước, toàn quân và dân ta đã luôn đồng lòng, chung sức với một quyết tâm là đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Thế nhưng, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các cấp, các ngành trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh. Những hành động này không nằm ngoài mục đích gây hoang mang dư luận, kích động người dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại Việt Nam.
Khách mời là ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương bàn về vấn đề ngăn chặn mầm mống lợi dụng dân chủ thông tin sai sự thật về công tác nhân sự trước Đại hội.
Hai hiệp định EVFTA và EVIPA được Nghị viện châu Âu thông qua sẽ mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức mới. Điều này cũng đặt ra cho Việt Nam những nhiệm vụ và nỗ lực mới để tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội, đồng thời vạch trần những luận điệu xuyên tạc của một số phần tử chống đối Chính phủ và và nhân dân Việt Nam, với nhiều thủ đoạn hòng làm chậm thời gian thông qua Hiệp định.
Ngày 2/1/2020 thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 214 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thay cho Quy định 90 ban hành năm 2017. Việc ban hành Quy định 214 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ XIII của Đảng? Đâu là những điểm mới nổi bật của Quy định 214? Liệu những tiêu chuẩn nêu trong Quy định đã được định lượng hay còn mơ hồ, định tính; Đặc biệt, có việc Quy định “hạ thấp” tiêu chuẩn để lựa chọn chức danh chủ chốt như một số ý kiến lạc chiều hay không? Biên tập viên Đài TNVN trao đổi cùng ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương về nội dung này.