logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xuyên tạc lịch sử - Trò hề lặp lại không thể làm mất đi giá trị vĩ đại của sự kiện (1/12/2021)

Tiến sỹ Lê Thị Chiên - Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 35- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Giáo sư, tiến sỹ Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển; và Tiến sỹ Bùi Nguyên Bảo cùng VOV1 bàn luận về câu chuyện này.

Xây dựng văn hoá - Con người Việt Nam: Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước (24/11/2021)

Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.
Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.

Hãy soi mình trong 19 điều Đảng viên không được làm (17/11/2021)

Quy định 37 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 về 19 điều đảng viên không được làm được xem là “kim chỉ nam” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây cũng chính là căn cứ, là cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
“Hãy soi mình trong 19 điều Đảng viên không được làm” - nội dung được phân tích, bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống với sự tham gia của khách mời là PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian vừa qua, lợi dụng quy định của pháp luật Việt Nam cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các phần tử xấu đã ráo riết tuyên truyền, lôi kéo công nhân, người lao động nhằm tập hợp lực lượng và cho ra đời cái gọi là tổ chức “công đoàn độc lập” ở Việt Nam. Dưới lớp vỏ bọc này, các thế lực thù địch rêu rao những luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước, thậm chí xúi giục, kích động các hành vi làm bất ổn chính trị, xã hội tại Việt Nam. “Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước” là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục “Nhận diện sự thật” hôm nay, với sự tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội các khóa 12,13,14 và Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công An.

Đừng mượn “mác” văn học nghệ thuật để chia rẽ, bôi nhọ (22/09/2021)

Từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật với các hình thức thi ca, nhạc họa, phim ảnh…luôn được giới văn nghệ sĩ sử dụng như cách để hướng công chúng tới một xã hội tốt đẹp với chân-thiện-mỹ, bảo vệ sự thật , tránh xa cái xấu, cái ác. Tuy nhiên thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng mạng xã hội và môi trường Internet, đưa lên đó những sản phẩm mượn mác văn học nghệ thuật với mục tiêu đả phá thành quả chống dịch Covid 19, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đáng tiếc là một bộ phận công chúng hời hợt, nhẹ dạ cả tin lại chia sẻ những “sản phẩm lỗi” này như một cách tiêu khiển, giải trí giữa mùa dịch, phủ nhận công sức đóng góp của những người tham gia chống dịch. Vậy cần làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi những sản phẩm “đội lốt” văn học nghệ thuật đó?

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (15/9/2021)

Cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung? PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản bàn luận về câu chuyện này.

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (08/09/2021)

Tại quy định 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Vậy làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?

Chống dịch Covid 19: Cùng nhận thức, cùng hành động (1/9/2021)

Dịch COVID-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện… Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “dân chủ” “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng - Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Văn Hòa.

Chống dịch Covid-19: Cùng nhận thức, cùng hành động (18/08/2021)

Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện. …Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “ dân chủ” “ nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng- Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.

Đoàn kết - sức mạnh nội sinh để vượt qua Covid 19 (11/08/2021)

Những ngày này đất nước ta đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100 nghìn ca nhiễm Covid 19.
Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, trong đó nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là bà Nguyễn Thị Doan- Nguyên Phó Chủ tịch nước.

Đoàn kết - Sức mạnh nội sinh để vượt qua Covit-19 (4/8/2021)

Những ngày này đất nước ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19, khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình khó khăn này, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19.
Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, lúc này cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước cùng bàn luận chủ đề: ĐOÀN KẾT – SỨC MẠNH NỘI SINH ĐỂ VƯỢT QUA COVID-19"

Chủ nghĩa xã hội - Sự lựa chọn vì NHÂN DÂN (21/7/2021)

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An) và PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện CT-QG Hồ Chí Minh) bàn luận về vấn đề này.

Thu hồi tài sản tham nhũng: không để hy sinh đời bố, củng cố đời con

Công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” trong xử lý các trường hợp tham nhũng, nhất là các vụ án kinh tế lớn. Tuy vậy, lợi dụng những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt trong việc thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chưa cao, một số đối tượng đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vậy, cần nhận diện những ý đồ xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ra sao và điều đặc biệt quan trọng hơn là làm sao để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo đạt được hiệu quả? Việc thu hồi tài sản tham nhũng cần được quy định chặt chẽ như thế nào? Khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ- Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (30/06/2021)

Vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử.

Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử (23/6/2021)

Ngày 10/06 vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố nghị quyết về danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, với 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây được coi là một kỳ bầu cử thành công, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, lợi dụng việc 1 đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử vào Quốc hội và một vài sai phạm xảy ra trong bầu cử HĐND ở cấp xã, phường, một số đối tượng đã cố tình “vạch lá tìm sâu”, bóp méo sự thật khi cho rằng có sự thiếu minh bạch trong công tác bầu cử. Để rộng đường du luận về vấn đề này, trong chuyên mục Nhìn thẳng nói đúng hôm nay, chúng tôi mời TS Nguyễn Viết Chức- Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục- thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cùng bàn thảo về nội dung bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc kết quả bầu cử!

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: