Cách đây 54 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Phê phán, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, thành tựu phát triển của Việt Nam; xuyên tạc những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo những vấn đề về dân chủ, nhân quyền… là những thủ đoạn “cũ mèm”mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng, chống phá. Gần đây nhất còn xuất hiện những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Đây là hành vi chống phá hết sức thâm độc và nguy hiểm nhằm làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. “Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ”.
Mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitô, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới. Đại đa số đồng bào có tôn giáo ở nước ta đều có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, tham gia vào gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, lòng yêu nước, thương yêu con người. Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một tôn giáo, đồng bào các tôn giáo là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo vận mệnh của dân tộc. Vậy nhưng, mới đây, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo, dựa trên những đề nghị và đánh giá có phần sai lệch của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, một cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội Mỹ thành lập và là cánh tay nối dài của Bộ Ngoại giao Mỹ. Điều này can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đi ngược lại xu thế quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ.
Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để 3 ông Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt thôi tham gia BCH Trung ương Đảng khóa XIII. Đây là lần đầu tiên cùng một lúc có tới 3 Ủy viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cho "thôi" tham gia cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Trước đó, 3 ông này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác và tự nguyện xin thôi tham gia BCH Trung ương. Điều này cho thấy từ tinh thần Quy định số 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được ban hành tháng 11 năm ngoái đến Kết luận 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ bị kỷ luật vừa được ban hành tháng 9 năm nay, các chủ trương lớn về công tác cán bộ của Đảng đã đi vào thực tiễn. Quy định cũng đã “mở đường” cho “văn hóa từ chức” trong Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.
Kể từ khi hòa mạng internet toàn cầu năm 1997 đến nay, nước ta đạt nhiều thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển công nghệ thông tin; thường xuyên nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về tỷ lệ số người dân sử dụng và hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam trở thành nền tảng để phát triển kinh tế số, xã hội số. Dù đạt được những thành quả quan trọng như vậy, nhưng một số thế lực xấu, tổ chức thiếu thiện chí vẫn có cái nhìn xuyên tạc, bóp méo về tự do internet ở Việt Nam. Mới đây nhất là tổ chức Freedom House tiếp tục xếp nước ta ở nhóm cuối về tự do internet. Thông tin này ngay lập tức được giới tự nhận mình là nhà dân chủ rêu rao, xem đó như bằng chứng, căn cứ tố cáo Việt Nam không có tự do Internet, vi phạm quyền tự do thông tin. Ông Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin truyền thông, cùng một số luật sư, học giả, những người làm truyền thông, báo chí sẽ phân tích sâu về vấn đề này.
Lâu nay, nói đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực thường hay xuất hiện cụm từ “trên nóng, dưới lạnh”, nghĩa là, dù trung ương đã rất rốt ráo, cương quyết thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn “lặng im như tờ”, không có chuyển biến. Thậm chí, cụm từ này đã phải dùng rất nhiều lần, trong các cuộc họp về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi, thực tế, có sự e dè, nể nang của các địa phương trong việc tự phát hiện những sai phạm của cán bộ, công chức, khi các báo cáo của nhiều cấp ủy địa phương về phòng chống tham nhũng thường có chung cụm từ “không phát hiện được vụ án tham nhũng nào ở địa phương”. Tuy vậy, đã có những tín hiệu tích cực khi gần đây, có sự chuyển biến đáng kể, được minh chứng bằng con số cụ thể: Đó là các cơ quan tư pháp ở các địa phương đã khởi tố, xử lý nhiều vụ án và bị can về tội tham nhũng như tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 7 vụ với 8 bị can, Thanh Hóa 7 vụ với 16 bị can, Bắc Ninh 6 vụ với 22 bị can, Nam Định, Phú Thọ mỗi tỉnh khởi tố 10 bị can. Đây là những chỉ dấu cho thấy, các cấp uỷ Đảng địa phương đã và đang có những chuyển biến rõ dần thực hiện đúng tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh : “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.
Thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Bằng cách bóp méo, xuyên tạc, thổi phồng tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người, các thế lực này muốn bôi nhọ chế độ, làm lung lay niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, hòng phá hoại sự ổn định về chính trị xã hội, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thế nhưng, hôm 11/10 vừa qua, Việt Nam cùng 13 quốc gia khác đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu làm thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ. Điều nay cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với việc thực hiện nhân quyền của Việt Nam; bác bỏ những xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.
Trước đó, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định số 69 nêu rõ 14 nguyên tắc cơ bản trong xử lý kỷ luật. Trong đó, tất cả tổ chức đảng và đảng viên
bình đẳng trước kỷ luật của Ðảng. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định chính là tăng cường sức mạnh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Mục tiêu của tăng cường kỷ luật không phải là thi hành kỷ luật càng nhiều, càng tốt, mà đó là “việc gốc của Đảng” nhằm thường xuyên “VUN GỐC - TỈA CÀNH”, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ “có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu”.
Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 điều ước quốc tế và luôn nỗ lực cao nhất để bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Là một dân tộc từng trải qua chiến tranh, mất mát, Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của quyền sống, của hòa bình và độc lập, tự do. Tuy vậy, nhiều năm nay, không ít lần, một số các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra những thông tin không đúng về tình hình nhân quyền thực hiện quyền con người, ở Việt Nam.
Gần đây, lối sống xa hoa của một số cán bộ diễn ra khá phổ biến và công khai, khiến dư luận bức xúc. Bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân. Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm. Vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa - Đây là nội dung được bàn luận trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” tuần này , chủ đề: XA HOA VÀ XA DÂN, với sự tham gia của GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.
Sự việc ông Ninh Văn Chủ - Nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC) tổ chức “đại tiệc chia tay” trên 2 du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long với sự xa hoa khiến nhiều người dân cảm thấy bức xúc. Người dân bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; bức xúc là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình, hộ nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân.
Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin trong quần chúng nhân dân. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.
Mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitô, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới. Đại đa số đồng bào có tôn giáo ở nước ta đều có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, tham gia vào gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, lòng yêu nước, thương yêu con người. Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một tôn giáo, họ là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo vận mệnh của dân tộc. Vậy nhưng, tháng 6 và tháng 7 vừa qua, như thường lệ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ Ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ vẫn đưa ra Báo cáo về Tự do Tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó có những nội dung thiếu khách quan, thiếu kiểm chứng, không phù hợp với tình hình tôn giáo của Việt Nam, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đi ngược lại xu thế quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ.
"Xây dựng đội ngũ Đảng viên: Thà ít mà tốt"- Là chủ đề PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong một xã hội hiện đại, báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các quan điểm, ý chí của Nhà nước và tiếng nói của nhân dân, là công cụ của tự do biểu đạt. Tự do ngôn luận, tự do báo chí có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của từng cá nhân và cộng đồng, được coi là biểu hiện của quyền bình đẳng, dân chủ, có tác động thúc đẩy sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, đã thành thói quen, chỉ cần có một sự kiện nào đó đang thu hút sự chú ý của dư luận, các trang mạng hải ngoại và các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã không tiếc công “gọt giũa, nhào nặn” để bôi xấu chế độ, xuyên tạc thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, hòng gây mất niềm tin, gieo rắc sự hoài nghi, chống phá Nhà nước, chống phá chế độ; hạ thấp vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Cần nhận diện những thủ đoạn này thế nào? Ranh giới giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự quá trớn, với những chủ ý tính toán xuyên tạc, bôi nhọ nằm ở đâu? “Đừng nhân danh tự do để vi phạm tự do” là chủ đề của Nhận diện sự thật hôm nay với vị khách mời: nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.