VOV1 - Tầng ôzôn được xem là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất, trong đó có các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Hậu quả là tầng ôzôn bị suy thoái, lỗ thủng tầng ôzôn đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng, đe dọa sự sống trên hành tinh chúng ta, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm đáng kể và mặt khác làm thay đổi tầng ôzôn, theo hướng dễ gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường, các quốc gia đã quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm tầng ôzôn, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển.
Chủ đề : Loại trừ, khí thải, gây hiệu ứng nhà kính
Bài liên quan
CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY
Quảng cáo - Phát lại
Thời sự chiều (trực tiếp) - Chuyên đề: Giáo dục-Góc nhìn đa chiều (Phát lại)
Ca nhạc-Nhập hệ VOV3 (đang phát)
BAN THỜI SỰ - VOV1 Địa chỉ: 41- 43 Bà Triệu, Hà Nội Trưởng Ban: Nguyễn Vũ Duy Phó Trưởng Ban: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Lê Thị Hằng
Hoàng Trung Dũng