Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2017 Khách mời tham gia chương trình: Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh và ông Phạm Huy Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
|
Ngày phát hành 16:22 | 5/6/2022 Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để tạo bước phát triển đột phá, toàn diện cho lĩnh vực này, Hội nghị Trung ương 7 khoá X năm 2008 đã ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua thực tế gần 15 năm triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Vượt qua những thử thách của thiên tai, địch hoạ, sản xuất nông nghiệp đã gặt hái được những mùa vàng, bứt phá tăng trưởng, là trụ đỡ của nền kinh tế; nông thôn mới khởi sắc, hoàn thành trước mục tiêu đề ra; nhiều vấn đề về đời sống nông dân được giải quyết và ngày một nâng cao.
Qua thực tế 15 năm, quãng đường chưa phải là dài trên chặng đường phát triển đất nước nhưng cũng đã đủ để thấy được tính đúng đắn, sát hợp của một Nghị quyết khi ý Đảng hợp lòng dân. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khoá XIII và những vấn đề của nông dân, nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được bàn thảo, gợi mở và tháo gỡ tại cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân diễn ra tại Sơn La tuần trước.
Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo của nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì? Phải chăng đây là thời điểm để có thể Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục ban hành một Nghị quyết mới về lĩnh vực chiến lược quan trọng này? Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay bàn về nội dung này với sự tham gia của TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT; Ông Hoàng Trọng Thuỷ, chuyên gia nông nghiệp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2014 - 72000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp - những vấn đề đặt ra - Cử tri kiến nghị giải quyết việc làm cho sinh viên mới ra trường
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2019 Khách mời là ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Tiến sỹ Phạm Quang Tú, Phó giám đốc quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
|
Ngày phát hành 16:31 | 8/7/2022 ... Rõ ràng, việc chuyển đổi năng lượng, thay thế các nguồn nhiên liệu hoá thạch, truyền thống sang sử dụng các dạng năng lượng sạch hơn, ít phát thải và tiến tới trung hoà cácbon là xu thế của toàn cầu. Với sự tiện ích, hữu dụng - điện trở thành nguồn năng lượng phổ biến trong tiêu dùng, từ nhu cầu sinh hoạt đơn giản là ánh sáng, đun nấu, đến giao thông, đi lại, sản xuất công nghiệp quy mô lớn…
“Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái…” là quan điểm, định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đã được chỉ rõ tại Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020. Và để hiện thực hoá cam kết Netzero vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, Chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch Điện 8) đang được chỉnh sửa theo hướng “xanh hơn” các bản Dự thảo Quy hoạch trước đây.
Câu chuyện dài hạn - khi Điện là trung tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng đang là vấn đề đặt ra, cần nghiên cứu một cách khoa học nhằm bảo đảm đủ nguồn điện sạch cho công cuộc chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững - được chúng tôi đề cập trong bài cuối của loạt bài này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2018 - Trao đổi cùng Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Ngô Trí Long về những vấn đề đặt ra đối với việc minh bạch xăng sinh học E5 trong 4 tháng đầu năm.
|
Ngày phát hành 16:11 | 6/7/2022 Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khoá 15, các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội, việc ứng xử với điện hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo… được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến. Các cuộc tranh luận từ cộng đồng, và của cả giới chuyên gia năng lượng cũng luôn nóng hổi xung quanh vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là “lấy gì để đảm bảo điện” khi nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng cao bởi quy mô của nền kinh tế ngày càng được mở rộng - khi lực lượng doanh nghiệp ở vị trí chủ công của nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ và không ngừng phát triển - sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát? Khi việc chuyển đổi năng lượng - thay vì dùng than, dầu, khí, gas… chuyển sang dùng điện - ngày càng trở nên phổ biến ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ giao thông, toà nhà - đô thị, sản xuất công nghiệp đến dịch vụ, tiêu dùng trong mỗi hộ dân…
“Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng” là chủ đề của loạt bài (3 kỳ) phân tích về các vấn đề nêu trên. Bài đầu tiên có nhan đề: “Chuyển đổi năng lượng - Vì sao chọn điện?”
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2015 - Những vấn đề đặt ra sau phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2. - Cổ phần hóa doanh nghiệp: Cần thực chất hơn. - Chăm sóc lúa Đông Xuân 2014-2015: Chống hạn đặt lên hàng đầu. - Quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài: Nỗ lực nhiều nhưng vẫn còn chưa đủ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018 Có một sự kiện đáng chú ý diễn ra cuối tuần qua, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, đó là Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 (khóa 12) của Đảng. Tại hội nghị này, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ rõ, nhận thức về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên vẫn chưa đạt được như mong muốn. Đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là cấp cơ sở… Thực tế này tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề trong việc thực hiện “trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.
|
Ngày phát hành 21:7 | 20/10/2022 Từ năm 2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã ban hành Nghị quyết 19 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19, tại các đơn vị sự nghiệp công lập đã bước đầu giảm được đầu mối, khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải, trùng lắp. Các đơn vị cũng đã bước đầu tự chủ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, phiên họp Ban chỉ đạo trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 được tổ chức mới đây cũng đã đưa ra nhận định: việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nội dung còn chậm, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Đổi mới đơn vị sự nghiệp: Vì sao chưa hiệu quả? Giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập?
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2016 Khách mời tham gia chương trình: Ông Vũ Ngọc Long, Trưởng phòng Kiểm dịch y tế biên giới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
|
Ngày phát hành 11:39 | 23/5/2021 Xúc tiến thương mại thời nào cũng quan trọng, nhưng cách thức thực hiện mỗi thời mỗi khác, và trong thời đại số, không thể bỏ qua hoạt động này trên môi trường trực tuyến, đặc biệt là thông qua các sàn thương mại điện tử. “Đường đi” của những quả nhãn lồng, những trái vải thiều hay một số mặt hàng rau-củ trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 là ví dụ gần gũi – ví dụ điển hình, khẳng định quan điểm này, tới quý vị. Nói như vậy có đồng nghĩa trong nhiều hoạt động kinh doanh khác, nhiều doanh nhân-doanh nghiệp chưa tiếp cận được hoặc chưa chú trọng cách thức kinh doanh được khẳng định là hiệu quả thiết thực-tiềm năng này? Diễn đàn hôm nay, hãy cùng chúng tôi nhìn nhận thực này qua góc tiếp cận của các vị khách mời, đó là ông Nguyễn Ngọc Luận – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn-ASEAN và bà Nguyễn Thị Thành Thực – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch Hội động quản trị Công ty Cổ phần Bagico
|
Ngày phát hành 9:14 | 28/11/2023 Một tấm giấy nhỏ nhưng quan trọng và đang thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày gần đây – đó là giấy chuyển viện. Căn nguyên của việc này có liên quan đến đề xuất bỏ loại giấy này khi khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế được nêu tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Vấn đề càng đáng chú ý bởi lẽ: bởi để có tấm giấy chuyển viện, người bệnh phải chịu nhiều phiền phức, thậm chí có tình trạng tiêu cực khi bệnh nhân xin chuyển tuyến. Ngay sau đề xuất bãi bỏ giấy chuyển viện, ngành y tế và cơ quan Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có những quan điểm, đề xuất ra sao để giấy chuyển viện phát huy đúng vai trò và tạo thuận lợi cho người bệnh?
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2016 Khách mời: Ông Châu Anh Tuấn – Trưởng ban quản lý xây dựng, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia.
|