Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020 Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2016 - Học phí tăng cao: Làm sao tăng chất lượng đại học, đồng thời đảm bảo công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của những học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa? - Những mặt trái của Thế vận hội 2016. - Triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. - Thông tin về trò chơi Pokemon Go đang gây sốt trên thế giới và Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:14 | 3/9/2022 Cùng trò chuyện với NSND Đỗ Quốc Hưng. - Đà Nẵng: Mang trung thu ấm áp đến trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
|
Ngày phát hành 8:44 | 25/11/2022 Việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đem lại kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hướng tới hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mở được đường vào các hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước, cũng như xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Phát triển thị trường hàng hóa và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện đời sống nhất là tại những địa phương nghèo ở Việt Nam đang là vấn đề được Chính phủ và nhiều bộ, ngành đặc biệt quan tâm. Vùng Dân tộc thiểu số và miền núi nước ta thuộc địa bàn 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung, nơi có địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu không thuận lợi và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu… Làm thế nào để thiết lập kết nối thị trường bền vững giữa các doanh nghiệp và các hợp tác xã thúc đẩy thương mại khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa trong các chuỗi giá trị thương mại cả nước, tạo thu nhập cho người dân? Câu chuyện thời sự hôm nay bàn về nội dung này với sự tham gia của vị khách mời là Tiến sĩ Trịnh Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2017 - Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. - Làm việc với Hội Chữ thập đỏ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, hoạt động nhân đạo cần quan tâm đến đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa. - Tính đến nay, đã có 8 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị sập, tốc mái và trên 70 tàu thuyền bị đánh chìm do bão số 2 gây ra. - Iran tuyên bố sẽ có hành động đáp trả các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ. - Ca cấy ghép tay ở trẻ em đầu tiên trên thế giới thành công.
|
Ngày phát hành 7:0 | 20/10/2023 - Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa - Nông thôn mới sức sống mới ở Đình Tổ, Bắc Ninh - Một số lưu ý khi trồng khoai tây vụ đông
|
Ngày phát hành 19:12 | 24/10/2022 Chỉ 1 đêm thêm 2 tân hoa hậu và câu chuyện lạm phát cuộc thi sắc đẹp - Những cán bộ làm tốt công tác dân vận vùng sâu, vùng xa - Anh Hồ Hoàng Liêm Chủ nhiệm CLB Nụ cười hồng Đà Nẵng về công tác thiện nguyện, mang ánh điện, rạp chiếu phim đến với trẻ em ở những bản làng khó khăn
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2019 Khách mời: Bà Đinh Thu Hương - Giám đốc Khối Thanh toán - Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.
|
Ngày phát hành 7:40 | 19/8/2023 Đưa vào hoạt động từ năm 2018 đến nay, mô hình giao dịch bằng xe lưu động chuyên dùng của Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam Chi nhánh Quảng Trị đã thực hiện hàng chục ngàn lượt giao dịch, phục vụ đồng bào vùng cao, góp phần hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đẩy lùi nạn "tín dụng đen", nâng cao thu nhập và đời sống.
|
Ngày phát hành 15:47 | 5/12/2022 Ổn định thị trường tiền tệ, chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp- những kênh dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế. * Đổi mới trong hoạt động kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. * Đẩy mạnh phát triển chợ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2019 Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2015 Nhìn lại công tác đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015 và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới. Khách mời là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam; Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
|
Ngày phát hành 17:42 | 18/11/2023 Sáng nay (18/11) tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016 Khách mởi: Ông Nguyễn Túc, thành viên Hội đồng Tư vấn văn hóa xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
|
Ngày phát hành 20:25 | 30/12/2022 Xác định thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế, nên trong những năm gần đây, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 8 tháng triển khai thí điểm, 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang có khoảng 2,2 triệu khách hàng ở nông thôn, miền núi. Tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị; Tốc độ phát triển khách hàng mới của dịch vụ này có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Trong khi đó, vẫn còn số lượng lớn người dân ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Các đơn vị triển khai đang phải đối mặt với bài toán khó, như thói quen của người dân, hoặc khắc phục hạn chế, đơn giản hoá quá trình xác minh thông tin thuê bao, đăng ký.
|