logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 103 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa và tiếp tục khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Thời sự chiều 13/3/2017)

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa và tiếp tục khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Thời sự chiều 13/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017

- Để tránh xảy ra tiêu cực, thông qua hình thức nhận quà biếu, tặng từ doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấm dứt việc tiếp nhận xe ô tô của doanh nghiệp biếu, tặng.
- Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Điện Biên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị: Điện Biên cần phát huy thế mạnh, liên kết để phát triển du lịch.
- Việt Nam phản đối việc Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa và tiếp tục khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bộ Văn hoá thể thao và du lịch trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam 2017- 2020, cho đạo diễn Jordan Vogt-Roberts. Ngành du lịch Việt Nam cần phát huy vai trò của đại sứ du lịch như thế nào, mục Sự kiện và bàn luận với sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch cùng bàn về nội dung này.
- Malaysia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt đầu đàm phán giải quyết căng thẳng sau vụ công dân Triều Tiên bị ám sát tại Malaisia.
- Quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng sau khi Hà Lan cấm chuyến bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh và ngăn gia đình của quan chức này vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Rotterdam.

Đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên mức 8 nghìn đồng/lít gây nhiều tranh cãi đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét (Thời sự trưa 5/4/2017)

Đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên mức 8 nghìn đồng/lít gây nhiều tranh cãi đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét (Thời sự trưa 5/4/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2017

- Thảo luận về dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính khả thi của dự án Luật vì có nhiều nội dung còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng.
- Đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên mức 8 nghìn đồng mỗi lít gây nhiều tranh cãi đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
- Công an thành phố Hà Nội triệt phá băng nhóm trộm quốc tế, gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản tại Việt Nam và hơn 30 quốc gia khác.
- Cháy nhà dân tại Đà Nẵng khiến 3 người thiệt mạng. Còn tại Quảng Ninh, trước thực trạng liên tiếp xảy ra cháy tàu du lịch, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo kỷ luật cán bộ nếu còn để xảy ra cháy tàu.
- Sáng sớm nay, Triều Tiên lại phóng một vật được cho là tên lửa đạn đạo xuống vùng biển Nhật Bản. Hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức ngay cuộc họp an ninh để đối phó với hành động này của Triều Tiên.
- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về vụ tấn công bằng hóa học tại Syria khiến hơn 100 người chết.
- Viện Công tố Colombia mở một cuộc điều tra để xác định trách nhiệm của một số quan chức đã chậm trễ trong việc ngăn chặn thảm họa lũ quét và lở đất làm gần 300 người thiệt mạng.

Nam sinh lớp 10 tự tử: Tranh cãi về phương pháp giáo dục của nhà trường và cách cha mẹ gây áp lực cho con trong việc học (13/4/2018)

Nam sinh lớp 10 tự tử: Tranh cãi về phương pháp giáo dục của nhà trường và cách cha mẹ gây áp lực cho con trong việc học (13/4/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2018

Trao đổi với Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội.

Có hay không chính sách "miễn dịch cộng đồng" gây tranh cãi tại Anh? (17/3/2020)

Có hay không chính sách

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng và hoành hành tại Châu Âu, dư luận Anh những ngày qua đang dấy lên những tranh cãi về cách ứng phó có phần khác biệt của chính phủ nước này. Đó là khái niệm "miễn dịch cộng đồng" mà một cố vấn khoa học hàng đầu của Anh đưa ra. Vấp phải những chỉ trích gay gắt trong phản ứng mới nhất, Chính phủ Anh đã bác bỏ ý tưởng "miễn dịch cộng đồng". Thế nhưng việc vẫn chưa có ngay lập tức các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ như các nước Châu Âu để ngăn chặn dịch lây lan đang tiếp tục đặt ra những hoài nghi về việc nước Anh đang thực sự theo đuổi chính sách nào trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?

Bất chấp tranh cãi – Dự luật Ủy quyền Quốc phòng vượt ải Hạ viện Mỹ, với gói ngân sách cao nhất trong lịch sử (15/7/2023)

Bất chấp tranh cãi – Dự luật Ủy quyền Quốc phòng vượt ải Hạ viện Mỹ, với gói ngân sách cao nhất trong lịch sử (15/7/2023)

Ngày phát hành 11:49 | 15/7/2023

Hôm qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật ủy quyền quốc phòng năm tài chính 2024, quy định chính sách hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ và phân bổ gói ngân sách trị giá 886 tỷ đôla Mỹ - mức cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, dự thảo Đạo luật này nhiều khả năng sẽ “gặp khó” khi đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện.

Nobel hòa bình – Giải thưởng cao quý nhưng nhiều tranh cãi (7/10/2020)

Nobel hòa bình – Giải thưởng cao quý nhưng nhiều tranh cãi (7/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2020

Cứ vào đầu tháng 10 hàng năm, thế giới lại chờ đón những cái tên được vinh danh ở giải thưởng Nobel danh giá. Và một trong những giải thưởng đang được trông chờ nhất là Nobel hòa bình, với ngày công bố là 9-10. Mặc dù có ý nghĩa rất lớn, Nobel Hoà bình cũng là giải thưởng gây nhiều tranh cãi nhất trong mỗi mùa giải. Thông thường, người giành chiến thắng hiếm khi nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Lý giải về điều này cũng như cùng dự đoán về giải Nobel hòa bình năm nay là nội dung của chương trình “10 phút Sự kiện luận bàn” hôm nay.

Thức cùng sự kiện ngày 27/5/2015: Tranh cãi về việc không đặt họ tên quá 25 chữ cái.

Thức cùng sự kiện ngày 27/5/2015: Tranh cãi về việc không đặt họ tên quá 25 chữ cái.

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015

- Tranh cãi không đặt họ tên quá 25 chữ cái.
- Ngã ngũ thương vụ tàu sân bay Mistral giữa Nga và Pháp.
- Trường học không công nghệ ở Mỹ.
- Câu chuyện “xuất khẩu văn hóa” của Hàn Quốc.
- Trở về những năm tháng hào hùng của dân tộc với bài thơ Mẹ Suốt, qua giọng ngâm của nghệ sỹ Châu Loan.

Dần lộ diện “chủ mưu” vụ ám sát Tổng thống Haiti – Bộ ba tranh giành “quyền lực” gây tranh cãi (12/07/2021)

Dần lộ diện “chủ mưu” vụ ám sát Tổng thống Haiti – Bộ ba tranh giành “quyền lực” gây tranh cãi (12/07/2021)

Ngày phát hành 11:25 | 12/7/2021

Bên cạnh việc thủ phạm thực sự đứng đằng sau vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise đang dần lộ diện; thì một cuộc tranh cãi khác đã nổi lên, chiếm lấy sự quan tâm đặc biệt của người dân quốc gia Caribê này cũng như cộng đồng quốc tế - đó là: “Ai sẽ là người điều hành đất nước thay Tổng thống Jovenel Moise”. Nguy cơ Haiti rơi vào hỗn loạn đang là kịch bản được cảnh báo nhiều nhất.

Trừng phạt Nga không hiệu quả, phương Tây quay ra tranh cãi (28/5/2022)

Trừng phạt Nga không hiệu quả, phương Tây quay ra tranh cãi (28/5/2022)

Ngày phát hành 13:7 | 28/5/2022

Các nước phương Tây đang có nhiều chia rẽ về việc trang bị vũ khí cho Ukraine lẫn các biện pháp trừng phạt Nga. Những cuộc tranh cãi này được cho là sẽ đẩy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài.

Tăng tuổi nghỉ hưu- còn nhiều tranh cãi (22/9/2016)

Tăng tuổi nghỉ hưu- còn nhiều tranh cãi (22/9/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2016

- Khó khăn giải phóng mặt bằng các công trình truyền tải điện: Những vấn đề đặt ra.
- Xuất khẩu gạo sụt giảm - bài học từ thị trường.
- Tăng tuổi nghỉ hưu- còn nhiều tranh cãi.
- Kỳ họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 71- Có giải quyết được bất đồng?

Tranh cãi vì mỏ vàng 400 năm tuổi: Nhật Bản, Hàn Quốc khó thoát “bóng” quá khứ! (9/2/2022)

Tranh cãi vì mỏ vàng 400 năm tuổi: Nhật Bản, Hàn Quốc khó thoát “bóng” quá khứ! (9/2/2022)

Ngày phát hành 15:57 | 9/2/2022

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai láng giềng Đông Bắc Á, đều là đồng minh chiến lược của Mỹ ở châu Á, song bản thân hai nước còn nhiều mâu thuẫn và bất đồng liên quan đến những vấn đề lịch sử. Gần đây mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn, bắt nguồn từ một mỏ vàng 400 năm tuổi trên đảo Sado, thuộc Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã chính thức trình hồ sơ đề cử mỏ Sado lên Trung tâm di sản thế giới của UNESCO. Điều này làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc vì những vấn đề từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Diễn biến của những động thái này như thế nào? Cái “bóng” quá khứ liệu sẽ ảnh hưởng đến lợi ích tương lai của hai nước ra sao?

Tranh cãi về dự luật cho phép mang thai hộ tại New York, Mỹ (14/6/2019)

Tranh cãi về dự luật cho phép mang thai hộ tại New York, Mỹ (14/6/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

- Hàng trăm phụ nữ ở Thụy Sĩ đã khởi động cuộc đình công lớn thứ hai trong lịch sử nước này.
- Tranh cãi về dự luật cho phép mang thai hộ tại New York, Mỹ.

Mỹ gây tranh cãi với quyết định nới lỏng khẩu trang (17/05/2021)

Mỹ gây tranh cãi với quyết định nới lỏng khẩu trang (17/05/2021)

Ngày phát hành 10:51 | 19/5/2021

- Mỹ gây tranh cãi với quyết định nới lỏng khẩu trang
- Anh có nhiều bước tiến khả quan trong khống chế dịch bệnh
- Đóng góp của trí tuệ Việt ứng dụng Khoa học công nghệ phòng chống dịch bệnh

Nhà Trưng bày Hoàng Sa - Bằng chứng chủ quyền biển đảo không tranh cãi của Việt Nam (18/1/2024)

Nhà Trưng bày Hoàng Sa - Bằng chứng chủ quyền biển đảo không tranh cãi của Việt Nam (18/1/2024)

Ngày phát hành 21:2 | 18/1/2024

Nhà Trưng bày Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng là địa chỉ đỏ, điểm đến hấp dẫn đối với người dân và du khách. Hàng trăm hình ảnh, tư liệu, hiện vật trưng bày tại đây là bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài thơ “Bắt nạt” trong SGK Ngữ Văn 6 tiếp tục gây tranh cãi (15/10/2023)

Bài thơ “Bắt nạt” trong SGK Ngữ Văn 6 tiếp tục gây tranh cãi (15/10/2023)

Ngày phát hành 9:57 | 15/10/2023

Ngữ liệu trong sách giáo khoa mới lại bị dư luận bức xúc vì sự dễ dãi, ngô nghê và khó hiểu. Cụ thể, bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh in trong SGK Ngữ văn lớp 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được đánh giá bởi sự ngây ngô trong từ ngữ, gieo vần, tính nghệ thuật không cao và hoàn toàn không phù hợp để đưa vào làm ngữ liệu trong chương trình lớp 6. Thực tế từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, chất lượng ngữ liệu, văn bản đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến THCS, THPT trở thành đề tài bàn tán, tranh luận của dư luận bởi chất lượng của nhiều ngữ liệu được đánh giá là dễ dãi, suồng sã, chất lượng kém xa so với các văn bản được đưa vào sách giáo khoa chương trình cũ. Vấn đề đặt ra, quá trình biên soạn và thẩm định Sách giáo khoa ra sao? Sách đã in liệu có nên loại bỏ những văn bản ngữ liệu kém chất lượng bị dư luận phản ánh?

1234567

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: