Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/8/2016
|
Ngày phát hành 15:16 | 10/7/2023 Sáng nay (10/7) tại tỉnh Lạng Sơn, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tổ chức Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật, mắc các dị tật bẩm sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2020 Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hàng chục năm qua. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quí vị gặp gỡ một người thầy đặc biệt - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật.
|
Ngày phát hành 17:6 | 18/10/2023 Chất lượng bữa ăn học đường, cần kiểm soát
ra sao - Nữ hoàng nhạc Pop Madona khởi động chuyến lưu diễn “celebration” vòng quanh thế giới - Trung tâm Hương Giang - nơi hơn 700 trẻ khuyết tật được học nghề
|
Ngày phát hành 8:12 | 14/2/2023 Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan sinh năm 1947 theo đuổi võ thuật từ rất sớm, năm 1967, khi mới 20 tuổi bà đã được đích thân vị sáng tổ môn phái Aikido phong đai đen quốc tế nhất đẳng. Hơn 50 năm dạy võ, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là từ năm 2005, khi bà được ngành thể thao TP.HCM giao đảm trách môn Aikido cho 1 lớp học gần 20 em khiếm thị tại Trung tâm Thể thao quận 3. Sau một thời gian dạy võ cho trẻ khuyết tật, võ sư Thanh Loan nhận thấy các em chỉ học võ, học bơi để có sức khỏe, để có thể tự lo cho bản thân vẫn chưa đủ. Vì thế bà đã mở lớp dạy bơi, dạy tiếng Việt, tiếng Anh, Toán, chơi đàn và múa hát cho các em. Nhiều người cho rằng những việc bà làm là điều không tưởng. Nhưng, bằng tình thương yêu, sự kiên trì, nhẫn nại võ sư Thanh Loan đã làm nên những điều kỳ diệu. Nhiều trẻ đã trở nên tự tin hơn, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống. Những việc làm ý nghĩa của võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan hiện là Chi hội trưởng Chi hội Tâm lý Giáo dục “Aikido Thế giới là yêu thương” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo sức lan tỏa về tình yêu thương trong cộng đồng. Và bà là 1 trong 10 cá nhân được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng “Tình nguyện Quốc gia năm 2022” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/9/2020 Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi đó làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hơn 20 năm qua. Cùng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng về công việc đặc biệt này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2018 - Nghĩa tình người dân Việt Nam với người dân Campuchia. - Tình nguyện viên Peng-Sim Eng và những nỗ lực hỗ trợ giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ở Quảng Nam.
|
Ngày phát hành 17:52 | 25/2/2023 22 năm qua, có một bác sỹ, nay đã bước qua tuổi 80 vẫn đang miệt mài hàng ngày truyền dạy, từng con chữ, lo từng bữa ăn, sức khoẻ cho những trẻ em bị khuyết tật về trí tuệ. Đó là bà Đỗ Thuý Nga, Giám đốc Trung Tâm Hy Vọng, người đạt danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2022, người bác sỹ đã gắn bó, đồng hành với gần 400 trẻ em khuyết tật trong suốt những năm qua.
|
Ngày phát hành 23:0 | 29/12/2020 Là một nhà giáo trẻ, một đảng viên với gần 10 năm tuổi nghề, và 6 năm tuổi Đảng, cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội luôn có trách nhiệm cao với công việc, hết lòng yêu thương học sinh, quan tâm giúp đỡ các em hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, cô Hà được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho dạy ở nhiều khối lớp học khác nhau, đặc biệt được phân công chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật. Trong quá trình giảng dạy, cô đã không ngừng đổi mới phương pháp, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với từng nội dung, từng kiểu bài và từng đối tượng học sinh. Cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim, các clip tình huống, gắn với chính thực tế học sinh của mình để đưa vào bài dạy, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút các con vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao. Cô là 1 trong 40 giáo viên được Ngành Giáo dục Thủ đô Hà Nội tuyên dương “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019-2020. Chuyện đêm hôm nay phóng viên Thu Hiền gặp gỡ trò chuyện với cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai để nghe chia sẻ về niềm đam mê sáng tạo đổi mới trong dạy học ở bậc tiểu học của cô.
|
Ngày phát hành 14:12 | 17/11/2022 Hơn 10 năm nay, thầy Nguyễn Văn Hoàng (54 tuổi) vẫn một mình chạy xe máy hàng chục km từ trung tâm TP.HCM đến một trung tâm dạy nghề ở huyện Hóc Môn để dạy vẽ cho nhiều trẻ em khuyết tật. Điều đặc biệt hơn là trong suốt thời gian đó, thầy Hoàng không nhận bất cứ khoản chi phí nào và tâm niệm mình đi làm để giúp đỡ được nhiều hơn những học viên kém may mắn.
|
Ngày phát hành 18:45 | 7/6/2024 - Nơi chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật tại Đắk Lắk. - Những băn khoăn về việc Bộ Công an triển khai ứng dụng có tính năng giúp người dân “cúng dường trực tuyến. - Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt robot hình người - thông tin.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2020 Sau một tai nạn đáng tiếc hỏng cả 2 mắt, 25 năm qua, anh Đặng Ngọc Duy, ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nỗ lực vượt qua số phận đi học đàn, học chữ Braille. Tốt nghiệp đại học, Ngọc Duy đã tự mình cưu mang những đứa trẻ không may mắn. Sinh hoạt trong mái ấm tình thương này, các em được học chữ, học hát, được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật năm nay, PV Tuyết Lê tại miền Trung có bài kể về câu chuyện của thấy giáo mù Đặng Ngọc Duy.
|
Ngày phát hành 17:34 | 12/4/2024 # Hôm nay (12/4), Tổng Lãnh sự New Zealand tại Việt Nam trao tặng sân chơi thủy trị liệu thiết kế riêng, phù hợp với trẻ em khuyết tật cho Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Công trình mang ý nghĩa thiết thực, là sân chơi thủy trị liệu đầu tiên dành cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019 - Tấm lòng của cô giáo Nhật với trẻ khuyết tật Việt Nam. - Các hoạt động hợp tác của Việt Nam với thế giới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2020 Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi đó làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hơn 20 năm qua. Cùng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng về công việc đặc biệt này.
|