Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 12:1 | 22/6/2021 Sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Iran Ebrahim Raisi theo đường lối bảo thủ đã chính thức trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani. Đảm nhận trọng trách lèo lái đất nước trong bối cảnh nền kinh tế Iran vẫn đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng do chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, dư luận đang đặc biệt tò mò về tương lai thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới thời chính quyền mới của Tehran!
|
Ngày phát hành 16:50 | 8/5/2021 Cả Mỹ và Iran hôm qua đều xác nhận rằng các bên đang “nghiêm túc” đàm phán tại Viên, Áo để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hiện đã có những tiến bộ đạt được sau 3 vòng đàm phán trước đó và Mỹ cũng đã đồng ý gỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Tuy nhiên, Iran đang mong muốn nhiều hơn thế.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2018 Việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là sự kiện nóng nhất của thế giới trong tuần này. Người ta nhìn thấy rất nhiều hệ lụy đối với hòa bình, ổn định của khu vực Trung Đông, cũng như thế giới, sau quyết định cứng rắn vừa rồi của Tổng thống Mỹ. Thế nhưng, bản thân nước Mỹ cũng phải trả những cái giá không rẻ. Bình luận của Biên tập viên Thu Hà, qua sự thể hiện giọng đọc của Phát thanh viên Đình Tuấn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018 Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
|
Ngày phát hành 8:33 | 9/4/2021 Sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận trong tuần này tiếp tục là những nỗ lực hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân Iran. Như Đài TNVN đã thông tin, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các bên để tháo gỡ thế bế tắc trong vấn đề hạt nhân Iran đã diễn ra hôm thứ 3 tại Vien (Áo) dù được cho là tích cực, nhưng không đạt được kết quả cụ thể. 3 hôm sau cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên, dự kiến, hôm nay (9/4), theo giờ địa phương, tại Vienna, Áo, Iran và các cường quốc thế giới gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Đức sẽ có cuộc gặp trực tiếp thứ hai, trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Đáng chú ý, phái đoàn Mỹ tiếp tục tham gia gián tiếp từ một địa điểm gần nơi diễn ra đàm phán, và các nhà đàm phán châu Âu sẽ đảm nhiệm vai trò trung gian.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2017 Trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia về vấn đề Trung Đông.
|
Ngày phát hành 22:30 | 18/10/2022 Liên minh châu Âu (EU) vừa áp đặt lệnh trừng phạt mới với 11 cá nhân và 4 thực thể Iran. Đáng chú ý trong số những thực thể thuộc diện trừng phạt có Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và đơn vị an ninh mạng. Trong khi đó, phía Iran cho rằng, đây là hành động “thiếu tính xây dựng và phi lý” của EU và nước này sẽ có phản ứng “ngay lập tức” đối với những quyết định và hành động của EU. Vậy những động thái cứng rắn của phương Tây đối với Iran thời gian qua, có ảnh hưởng ra sao tới cục diện đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận Iran mà dư luận đang mong chờ? Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích vấn đề quốc tế làm rõ hơn câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 10:59 | 8/5/2022 Liên minh châu Âu (EU) cho biết đang triển khai những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân Iran đang đứng trước bờ vực đổ vỡ. Động thái của EU diễn ra khi các cuộc đàm phán đã bị đình trệ từ tháng 3 vừa qua sau khi Mỹ bác bỏ yêu cầu của Iran đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo - đội quân tinh nhuệ của Tehran, ra khỏi danh sách “các tổ chức khủng bố nước ngoài”.
|
Ngày phát hành 14:54 | 6/4/2021 Sau cuộc họp trực tuyến của Iran với các nước Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc tuần trước, hôm nay (06/04), đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) sẽ tiếp tục gặp trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo. Đây là những nỗ lực ngoại giao đa phương mới nhất nhằm cứu vãn “thỏa thuận hạt nhân lịch sử” sau gần 3 năm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Mặc dù cuộc gặp này được nhận định sẽ không dễ dàng xuất phát từ lập trường cứng rắn của Mỹ và Iran, nhưng giới phân tích cho rằng, nếu các bên biết nắm bắt cơ hội, thỏa thuận hạt nhân Iran hoàn toàn có thể “hồi sinh”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2018 - Vì sao những hội, nhóm nhảm nhí, thậm chí là nguy hiểm lại thu hút rất nhiều người tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ? - “G7 chia rẽ về thỏa thuận hạt nhân Iran” - Cửa hàng cà phê ở bang Texas - Mỹ, nơi làm lại cuộc đời của những bước chân lầm lỡ. - Gặp gỡ người sáng lập chuỗi cửa hàng thực phẩm Clerver Food, với quyết tâm đẩy lùi thực phẩm bẩn theo cách của riêng mình.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015 Trao đổi với phóng viên Bá Thi, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập - theo dõi khu vực Trung Đông.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2018 Trao đổi với Phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ và Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp.
|
Ngày phát hành 11:18 | 29/11/2021 Theo kế hoạch, hôm nay 29/11, cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại tại Viên, Áo. Sau gần nửa năm bị đình trệ, cuộc đàm phán lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện giữa Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015 - vốn gần như đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn lắm chông gai vì sự nhượng bộ giữa các bên là không dễ dàng. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, công tác tại Trung Đông và nghiên cứu về tình hình Iran, phân tích rõ hơn tính toán của các bên liên quan đến hồ sơ nóng này.
|
Ngày phát hành 11:7 | 10/8/2022 Sau gần 15 tháng đàm phán tại Viên (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran, giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho
biết đã đưa ra văn bản cuối cùng tại vòng đàm phán mới nhất kết thúc hôm
thứ Hai vừa qua. Văn bản cuối cùng được kỳ vọng sẽ hồi sinh thỏa thuận hạt nhân
Iran. Tuy nhiên, “bóng” đang trong sân của Mỹ hay Iran và liệu các bên
đã sẵn sàng cho thỏa thuận mới? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại
Pháp và PV Ngọc Thạch tại Trung Đông phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 11:43 | 18/10/2022 Các cuộc đàm phán hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ khi các nước phương Tây liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Sau Mỹ, Anh, các nước Liên minh châu Âu tiếp tục trừng phạt Iran, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
|