logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 25 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: “Đừng khóc một mình”. Bài 4: "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em – Nói hay không bằng hành động ngay" (2/7/2020)

Loạt bài: “Đừng khóc một mình”. Bài 4:

Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2020

Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng ngày 1/7, chúng tôi đã kể về hành trình đi tìm công lý cho những đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Hành trình đó có muôn vàn khó khăn và đẫm nước mắt. Rất nhiều thính giả đã gọi điện về chương trình bày tỏ sự cảm thương khi nghe những tiếng khóc nghẹn ngào này của một người bố có con gái bị xâm hại tình dục trong loạt phóng sự. Nhưng sự thương cảm của xã hội không thể xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân bị xâm hại tình dục và gia đình của các em. Điều mà họ cần nhiều hơn là những giải pháp cụ thể để lấp đầy những khoảng trống đáng sợ mà chúng tôi đã nêu trong bài viết trước của loạt phóng sự để họ không còn phải khóc một mình. Chắc chắn, chúng ta không thể dung thứ cho những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Một quyết tâm để thay đổi và những giải pháp cụ thể từ phía các ngành chức năng và từ chính các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết.

Những kỹ năng cần thiết dành cho cha mẹ trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em (08/12/2024)

Những kỹ năng cần thiết dành cho cha mẹ trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em (08/12/2024)

Ngày phát hành 16:9 | 8/12/2024

Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cùng với các chế tài luật pháp, sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các đoàn thể với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, can thiệp hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục, thì vai trò quan trọng, trước hết thuộc về chính gia đình, cha mẹ – những người trực tiếp nuôi dạy trẻ. Theo các chuyên gia, cha mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc để bảo vệ con khỏi nguy cơ xâm hại.

Bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em - nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng ngừa (25/11/2024)

Bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em - nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng ngừa (25/11/2024)

Ngày phát hành 10:50 | 26/11/2024

Thời gian gần đây, rất nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thậm chí có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nạn nhân thiệt mạng, nhẹ hơn thì mang tổn thương về thể xác, tinh thần kéo dài. Đáng chú ý, tình trạng tội phạm bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Hậu quả mà nó để lại ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.

Trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em (24/10/2024)

Trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em (24/10/2024)

Ngày phát hành 16:59 | 24/10/2024

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại tình dục, nhưng thực trạng trẻ em bị xâm hại vẫn ở mức báo động. Do đó, để bảo vệ trẻ em, trách nhiệm không chỉ thuộc về mỗi gia đình, mà cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Lạm dụng tình dục trẻ em: Ngăn chặn bằng cách nào? (15/3/2017)

Lạm dụng tình dục trẻ em: Ngăn chặn bằng cách nào? (15/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2017

Khách mời tham gia chương trình: TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và Phát triển cộng đồng

Thúc đẩy phối hợp phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong ASEAN

Thúc đẩy phối hợp phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong ASEAN

Ngày phát hành 14:14 | 20/4/2022

Bên cạnh những khoảng trống về mặt pháp lý, nguồn lực thì một trong những thách thức mà các nước thành viên ASEAN phải đối mặt trong việc thực hiện phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là cơ chế phối hợp liên ngành giữa các bên liên quan chưa đồng bộ, nên chưa huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành vào công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu ra tại Hội thảo khu vực về thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em trong khối ASEAN.

Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. (20/3/2017)

Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. (20/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2017

Thụy Điển chung tay chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam (29/5/2017)

Thụy Điển chung tay chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam (29/5/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017

- Vai trò của Việt Nam được thể hiện qua SOM 2 APEC.
- Hội nghị Phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an Việt Nam- Lào.
- Thụy Điển chung tay chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam.

Loạt bài "Đừng khóc một mình. Bài 3: Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ! (1/7/2020)

Loạt bài

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2020

Thống kê mới nhất cho thấy, số trẻ em bị xâm hại tình dục có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc không thể đưa kẻ đồi bại ra trước vành móng ngựa. Vẫn còn những khoảng trống đằng sau các vụ việc đau xót này và một câu hỏi khó vẫn đặt ra: Vì sao một đứa trẻ ở nước ta có đến 17 cơ quan bảo vệ quyền lợi, nhưng khi đứa trẻ đó bị xâm hại, rất có thể sẽ không trừng trị được kẻ gây ra tội ác? Dư luận phẫn nộ khi những kẻ ấu dâm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nạn nhân đối mặt với những tổn thương hàng ngày, hàng giờ. Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe bài 3 với nhan đề: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ!"

Xâm hại tình dục trẻ em cần được ngăn chặn và đẩy lùi (8/9/2017)

Xâm hại tình dục trẻ em cần được ngăn chặn và đẩy lùi (8/9/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017

- Suy đồi đạo đức ngay ở tuổi gần đất xa trời.
- Xâm hại tình dục trẻ em cần được ngăn chặn và đẩy lùi.

Các nước “mạnh tay” với những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em trên internet (12/3/2022)

Các nước “mạnh tay” với những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em trên internet (12/3/2022)

Ngày phát hành 14:30 | 12/5/2022

“Bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng” không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch, trẻ em phải nghỉ ở nhà hay học trực tuyến và thời gian dường như gắn chặt trên không gian mạng. Do đó vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết hơn. Đánh giá đe dọa toàn cầu công bố mới đây của liên minh toàn cầu “Chúng ta bảo vệ” (WeProtect) cho thấy, hơn 2 năm qua, COVID-19 đã tạo ra “một cơn bão hoàn hảo” để thúc đẩy sự gia tăng lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn cầu.

Xâm hại tình dục trẻ em: Không thể im lặng mãi (17/3/2017)

Xâm hại tình dục trẻ em: Không thể im lặng mãi (17/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2017

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, trẻ bị xâm hại tình dục đang chiếm tới 70% trẻ bị xâm hại nói chung. Một con số đáng báo động về hành vi đồi bại của những kẻ biến chất. Tuy vậy, trên thực tế, số vụ việc được xử lý lại rất ít. Nó cho thấy, con đường đi tìm công lý của những người bị hại còn lắm gian truân. Bình luận của Lê Tuyết nhan đề: "Xâm hại tình dục trẻ em: Không thể im lặng mãi"

Báo động đỏ nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam (07/12/2016)

Báo động đỏ nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam (07/12/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2016

- Báo động đỏ nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam.
- Thành phố Hồ Chí Minh có những động thái quyết liệt trong việc cấm dạy thêm và học thêm.
- Thông tin mới nhất về cuộc bầu cử Mỹ.
- Văn hóa trong hành động chụp ảnh kỷ yếu hiện nay.
-Cuộc đua “Xe không người lái”

Chỉ có khoảng gần 50% vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện bị xử lý hình sự, nguyên nhân không nhỏ là do gia đình nạn nhân ngại lên tiếng (Thời sự trưa 16/3/2017)

Chỉ có khoảng gần 50% vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện bị xử lý hình sự, nguyên nhân không nhỏ là do gia đình nạn nhân ngại lên tiếng (Thời sự trưa 16/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2017

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Giao thông vận tải.
- Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
- Pháp luật hình sự quy định về tội ấu dâm đang có những khoảng trống trong quá trình thực thi. Thực tế hiện nay chỉ có khoảng gần 50% vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện bị xử lý hình sự, nguyên nhân không nhỏ là do gia đình nạn nhân ngại lên tiếng.
- Tai nạn nghiêm trọng làm 17 người thương vong xảy ra sáng nay tại địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Thẩm phán liên bang tại Hawaii, Mỹ ra phán quyết ngừng thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng thống Mỹ Doanld Trump trên toàn quốc.
- Kết thúc Hội nghị bàn về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, các thành viên còn lại nhất trí sẽ theo đuổi các thỏa thuận song phương nhằm tìm hướng đi mới cho hiệp định.

Loạt bài “Đừng khóc một mình”. Bài 1: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những nỗi đau bất tận" (29/6/2020)

 Loạt bài “Đừng khóc một mình”. Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2020

1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm tới hơn 75% - Những con số này hẳn sẽ khiến bạn giật mình, đau xót và phẫn uất. Thế nhưng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Đáng báo động, hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) thời gian gần đây được nhận định là “gia tăng đột biến”. Ngay trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng... tiếp tục gây rúng động dư luận.
Nhưng chúng ta cũng tự hỏi, liệu sự bức xúc, phẫn nộ sau mỗi vụ việc ấy sẽ kéo dài trong bao lâu? Đã bao giờ chúng ta suy nghĩ về số phận của những đứa trẻ bị xâm hại, về những hệ lụy đắng cay mà các em và gia đình phải đối mặt ra sao? “XHTDTE - Những nỗi đau bất tận” là câu chuyện chúng tôi kể trong bài 1 của loạt bài “Đừng khóc một mình”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: